PDA

View Full Version : VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KIẾM NHẬT


nhanvatso1
01-02-2010, 10:19 AM
So với cây kiếm của châu Âu thì kiếm Nhật có cán dài và chỉ có một bên lưỡi. Trong nhiều bộ phim ta thấy người ta cầm kiếm bằng 1 tay nhưng trên thực tế thì cây kiếm này rất nặng và binh lính khi ra trận thì phải cầm kiếm bằng 2 tay. Về cấu tạo thì phía trong cây kiếm làm từ sắt mềm và phía ngoài cây kiếm làm bằng thép cứng.

Kiếm Nhật (nihonto) đã đóng một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Nhật Bản và đã trở thành huyền thoại. Kiếm ngoài mục đích chiến đấu còn là biểu tượng địa vị của Samurai. Ngày nay người ta xem nó như một sản phẩm nghệ thuật truyền thống . Khi kiếm bị gãy cũng có nghĩa là samurai bị hạ (defeated).

Một thanh kiếm tốt phải đáp ứng 3 yêu cầu khá mâu thuẫn với nhau: cứng cáp, khó gãy, có lực cắt tốt và cứng cáp thì phải dùng loại thép cứng trong khi yếu tố khó gãy lại là yêu cầu của một loại thép mềm. Lịch sử kiếm Nhật Bắt nguồn từ lục địa Châu Á,các thanh kiếm được du nhập từ Hàn Quốc , có dạng thẳng được gọi là KEN

Năm 794 - 1185, những thợ rèn Nhật Bản đã chế tạo ra loại kiếm có dạnh cong cong,dùng cho các Samurai chiến đấu trên lưng ngựa. Có thể nói đây là thời đại khai sinh kiếm Nhật chính thống. Thanh kiếm được gọi vào thời kỳ này là TACHI,dài khoảnh 9 tấc và được mang ngang thắt lưng .

Thời kì Kamakura (1185-1332), chiến tranh xảy ra liên tục,có thể nói đay là thời đại vàng son của kiếm Nhật.Trước thời kỳ Kamakura ,kiếm chỉ được rèn từ một thanh thép,về sau vua Toba đã tập trung các thợ rèn nổi tiếng nhất Nhật Bản . Họ tìm cách luồn một lõi thép có hàm lượng carbon thấp (thép mềm) vào ruột thanh kiếm. Điều này khiến thanh kiếm có một bề ngoài cứng cáp,lưỡi săt bén,trong khi lõi lại là thép mềm làm tăng độ bền và dẻo của thanh kiếm , đáp ứng được 3 yêu cầu của một thanh kiếm tốt.

Một số cải tiến kỹ thuật khác được phát triển sau hai lần xâm lăng của quân Mông cổ vào cuối thế kỉ 13 . Thanh kiêm Tachi được cải tiến cho rộng bản, dày và nặng hơn, nó đòi hỏi người sử dụng phải cầm hai tay , gây khó khăn cho các kỵ binh cho nên thời kì này vai trò của bộ binh được đề cao . Nhưng cũng chính điều này đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có một vũ khí hỗ trợ khi cận chiến và từ đó đoản kiếm ra đời . Đoản kiếm đầu tiên có tên là Tanto dài khoảng 3 tấc

nhanvatso1
01-02-2010, 10:19 AM
Trang Phục Của Samurai

Trang phục cơ bản hàng ngày của một samurai là kimono, thường chỉ gồm hai lớp: ngoài và trong. Chỉ khi mùa đông người ta mới chui vào mấy bộ kimono nặng nề nhiều lớp. Nói vậy chứ thực ra, cũng có một ngày mùa hè mà người ta vẫn phải mặc kimono to sụ của mùa đông: ngày mùng một tháng tư âm lịch (vào khoảng thượng tuần tháng năm).




Một bộ kimono của samurai thường được làm bằng lụa, thứ chất liệu đã được chọn lựa kỹ, nó tuyệt hơn rất nhiều so với vải bông hay vải gai, vùa bền vùa đẹp lại rất lý tưởng để mặc trong những ngày hè nóng nực ở Nhật Bản (nhân tiện đây nói thêm: để làm một bộ kimono theo truyền thống là phải mất nguyên một súc lụa rộng 2 feet dài 20 yard) Đương nhiên chất lượng của những bộ kimono liên quan nhiều đến địa vị và tài sản của vị samurai xài nó; cho dù suốt hồi đầu thời Edo, không hề có một quy định rõ ràng nào về vấn đề này. Hojo Soun đã từng đề cập đến chuyện ăn mặc trong 21 bài xã luận của ông: “đừng cho rằng kiếm và quần áo của bạn bắt buộc phải tốt như của những người khác, chỉ cần không quá tệ là được rồi. Khi bạn cố gắng chạy theo người ta nhưng sự thay đổi đó không hợp với bạn thì bạn sẽ trở thành trò hề cho thiên hạ”. Ngoài ra, đối với một bộ kimono, màu sắc loè loẹt và những hoa văn kỳ quái là điều cấm kỵ, và ai mặc mấy thứ đó sẽ bị cười nhạo như là một kẻ vô liêm hay một tên tự phụ. Cho nên, nguời phụ nữ trong các gia đình samurai luôn phải cẩn thận quan tâm đến chuyện mặc kimono. Chỉ riêng trẻ con là được xài kimono sặc sỡ một cách thoải mái, nhưng đến lễ nguyên phục thì chúng bắt đầu dùng những gam màu nhã nhặn giống những người lớn. Còn khi về già, samurai thường chọn màu sắc ôn hoà như xám hay nâu, nó phù hợp với tuổi tác của họ hơn.

Bên trong lớp áo kimono, samurai thường mặc một cái khố (fundoshi). Khố được chia làm hai loại: loại thứ nhất thì về cơ bản là một thứ đồ bọc bên ngoài, rất khó để miêu tả nhưng có lẽ nó tương tự cái bỉm (quen thuộc với tất cả những người đã từng tham gia hay chứng kiến mấy cái lễ hội nhảy múa thần bí của Nhật Bản hiện đại); còn loại kia (thường được mặc dưới áo giáp) lại là một mảnh vải dài mang trước cơ thể. Loại này có một vòng dây to thắt quanh cổ (trông như một cái thòng lọng) và bó chặt một đầu của cái khố, trong khi đầu kia kết thúc ở lưng và được buộc qua bụng cũng bằng một sợi dây.

Ở thời đó, người ta thường đi dép cỏ (waraji) và guốc gỗ (geta). Waraji là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu, bao gồm cỏ rơm, sợi gai, và chỉ bông. Những tầng lớp thấp hơn (như geisha hay các nghệ sĩ kabuki) thì hay xài geta, cho dù samurai đôi khi cũng mang nó, ví dụ như vị tướng Taira Kiyomoiri lừng danh cũng đã được miêu tả trong tập Heike Monogatari là từng đi geta, dù là việc này đã được các địch thủ của ông ta thêm mắm dặm muối rất nhiều với ý đồ mỉa mai châm biếm.

Waraji
Hay đi kèm với áo giáp là ủng làm bằng da gấu, nó đã từng rất phổ biến, nhưng tiếc rằng chỉ được một thời gian rồi lỗi thời vào giữa thế kỷ thứ 16.

Samurai hay mang vớ (tabi), đó là loại vớ “hai ngón”: chỉ có hai phần, để tách riêng ngón cái và các ngón khác (rất thuận tiện khi xài waraji). Tabi dùng hàng ngày thường có màu trắng và chúng được làm theo mùa. Vào những ngày mưa, samurai, như tất cả mọi người, mặc áo mưa làm bằng rơm (kappa) và dùng ô gấp (nó trông khá giống với cái lọng thời Victoria , kể cả trong cách trang trí)

Từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 17, hitatare trở nên phổ biến. Không giống kimono, hitatare là loại trang phục hai mảnh, nhưng sự mềm mại và rộng rãi thoải mái thì cả hai đều như nhau (trong đó có Yoroi hitatare là một loại rất thoải mái để mặc duới áo giáp). Để dễ tưởng tượng thì bạn hãy nhớ đến loại trang phục mà các samurai thường mặc trong các bộ phim Nhật nói về những thời kỳ trước thời Edo (như là: Kagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth, vân vân). Nhìn chung khi được mặc trong những nghi lễ trang trọng, hitatare thường gắn thêm huy hiệu (mon) của gia tộc hay đảng phái của người mặc, hoặc là huy hiệu của daimyô hay shugo trong trường hợp samurai đó là người thân hay tuỳ tùng của họ. Hitatare có thể mặc nửa vời, khi đó nửa trên sẽ được mắc vào eo cho gọn, để tiện tham gia một trận đấu đầy hấp dẫn hay là để biểu diễn kỹ thuật chiến đấu cá nhân của samurai (túm lại là hitatara được mặc như vậy với mục đích quân sự).

Samurai đeo kiếm ở phía trước thắt lưng (obi). Trong đó, thanh kiếm chính thì được buộc vào obi bởi một sợi dây nhỏ (giông giống với phương Tây) còn kiếm ngắn (wakizaki) hay dao (tanto) thì đeo xuyên qua obi.
Dù thế nào đi nữa, kiếm cũng luôn được đeo bên trái để tiện rút ra đút vô và nó đã trở thành phong cách đeo kiếm của phương Đông (vậy còn với những samurai thuận tay trái thì sao?)

Ở trong nhà , samurai có thể không cần đến katana, nhưng họ luôn mang bên người một vài thứ vũ khí, nó có thể chỉ là dao găm chẳng hạn. Một daimyo có thể sai người tuỳ tùng mang thanh kiếm cho ông ta, cho dù việc này chủ yếu chỉ xảy ra trong những nghi lễ trang trọng. Thực ra trước đây, người tuỳ tùng của một lãnh chúa sẽ phải mang cả cung tên và kiếm cho ông ta trong những buổi lễ quan trọng, nhưng đến thế kỷ thứ 16 thì những chiếc cung không còn được mang theo nữa do vài vị daimyô đã cảm thấy không thích giữ chúng. Ngoài ra người ta cũng đút một ít khăn giấy cũng như một chiếc quạt vào obi.



Vào thời Edo, hitatare đã bị kamishimo “đánh bại”. Kamishimo cũng gồm có hai mảnh, được mặc phủ lên trên kimono. Đó mới chính là loại trang phục nổi tiếng nhất của samurai. Mảnh trên (kataginu) về cơ bản là áo vét không tay với phần vai to đùng. Nhưng cũng có lúc, người ta dùng đến cái áo khoác dài tay (haori), đặc biệt là khi đi xa hay trong thời tiết xấu. Mảnh dưới (hakama) là thứ quần rộng và mềm giống như kiểu quần của hitatare. Kamishimo thường được làm bằng chất liệu giống với hitatare và dùng để phản ánh địa vị của người mặc. Trong lịch sử Nhật Bản, thời Edo là một thời có ý thức rõ rệt về địa vị, đặc biệt là ở tầng lớp samurai. Chính vì vậy kamishimo của samurai sẽ phải tuân theo nhiều quy tắc ngặt nghèo hơn là những người thuộc tâng lớp khác.

Kamishimo thường được mặc khi đi ra ngoài hay khi tiếp khách, hoặc không thì người ta sẽ dùng một bộ kimono thật nghiêm chỉnh.

---

Hầu hết các văn bản và gia quy luôn nhấn mạnh vai trò to lớn của một vẻ ngoài lịch lãm, mà trong đó tóc của samurai là một phần rất quan trọng trong diện mạo của một người đàn ông. Kiểu tóc truyền thống (được dùng tới hơn một nghìn năm) là búi tóc, nó không phải là của riêng samurai mà gắn bó mật thiết với tất cả mọi người, ngoại trừ những nhà sư, và ngay cả các chuyên gia cũng gần như không thể tìm hiểu được nguồn gốc của búi tóc. Nhưng trông nó hao hao như kiểu búi của Trung Hoa cổ nên có lễ đó là một phần của nền văn hoá vật chất đã được du nhập từ lục địa vào Nhật Bản trong khoảng giữa thời kỳ Asuka- Nara và Heian. Không cần ơhải nói, không có nhiều kiểu tóc vào thời Edo. Chasen-gami, chẳng hạn , khi làm kiểu này người ta bọc một đoạn dây quanh chiều dài búi tóc, rồi gắn một cái trâm ở cuối. Búi tóc sẽ được mang đằng trước hoặc đằng sau đầu. Mitsu-ori là một kiểu tóc khác rất phổ biến vào cuối thế kỷ thứ 16. Khi để kiểu này, tóc sẽ được xoa dầu, tạo thành hình và gập ra đằng trước, sau đó gấp ngược trở lại rồi được buộc chặt . Tương tự nhưng đơn giản hơn là futatsu-yori , với loại này thì chỉ cần gập ra trước rồi buộc luôn , sau đó tỉa lại bằng dao cạo để làm cho phía trước trông cứng cáp hơn. Thật vui là những kiểu tóc đó không hề hiếm gặp ở tầng lớp dưới.

Nửa đầu phía trước được cạo để thuận tiện cho việc đọi mũ giáp.. Tới gần thời đại Edo , nó đã trở nên phổ biến , không chỉ trong giới samurai .
Râu ria cũng phổ biến trong những thời kỳ trước Edo, vì nó làm cho người đàn ông trông rất nam tính. Một vị tướng để ria sẽ trở nên nổi bật, có lẽ vậy nên ria khá được ưa chuông. Còn râu thì không giống với bình thường lắm, nó thường chỉ là một lớp mỏng mà thôi, vì như thế chúng sẽ khiến cho việc mang mũ giáp được dễ dàng hơn (đặc biệt là những người suốt ngày phải dùng tới mũ giáp thì lại càng khoái râu ria “mảnh dẻ”). Nhưng đến thời Edo thì mọi người không còn có thiện cảm với đám râu ria nữa, và tới tận ngày nay thì vẫn không nhiều người Nhật thích thú với việc để râu cho lắm.

Thứ đồ trùm đầu đi kèm với áo giáp dành cho samurai (daimyo / shugo hoặc người tuỳ tùng thân cận của họ) là một cái mũ màu đen (eboshi), nó làm bằng lụa đen có lưới được gia công cho chắc chắn thêm với một lớp giấy lót được sơn đen bóng. Chiếc mũ vải đó được giữ chặt bởi một cái dây buộc màu trắng, hoặc được kẹp thật chắc vào búi tóc của samurai. Kích thước và hình thù của mũ phụ thuộc rất nhiều vào địa vị người đội nó. Nhưng thực ra thì đến thế kỷ thứ 16, eboshi hầu như chỉ xuất hiện trong những dịp lễ trang trọng.

nhanvatso1
01-02-2010, 10:20 AM
Kiếm thuật Đông Doanh (Nhật Bản)

剣道 kendo : Kiếm đạo
剣術 kenjutsu : Kiếm thuật
居合道 iaido : Cư hợp đạo

Khởi đầu chỉ có kiếm thuật hay Kenjutsu, là nghệ thuật đánh kiếm, dù thật sự từ để chỉ kiếm Nhật là katana 刀 chính là từ "đao" trong tiếng Hán để chỉ các loại vũ khí một lưỡi sắc bén. Còn chữ Hán kiếm (tiếng Nhật ken) 剣 hay 劍 là để chỉ các vũ khí hai lưỡi . Sau thời đại Kiếm Thương, hết đánh đấm nên kiếm thuật dần dần biến thành kiếm đạo, và người thực tập kiếm đạo chú trọng luyện tinh thần cũng ngang bằng hoặc hơn cả luyện tập thuật đánh kiếm. Iaido đúng ra cũng là một phần của kendo, chuyên luyện phép đánh kiếm thần tốc: rút kiếm ở mọi tư thế và chém rất nhanh một nhát chí tử trước khi đối thủ kịp phản ứng, rồi rảy máu ở thanh kiếm, và tra kiếm vào vỏ.

Sau khi Nhu đạo phát triển vào thế kỷ 20, Kendo và Iaido trở thành những môn riêng biệt. Kendo ngày nay ta thấy phát triển như một môn thể thao, dù người luyện tập cũng thực hành các bài Kata 型 (hình) gồm các đòn thế chém đâm đỡ tiến lùi... Còn Iaido chỉ chuyên thực tập các bài tập kata: rút kiếm, chém, rảy máu, tra kiếm vào vỏ. Và ở Nhật vẫn còn hàng trăm trường phái Kendo, cũng như hàng trăm trường phái Iaido.
Kiếm là 1 trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất trong thờI phong kiến, khắp nơi từ Âu sang Á. Vũ khí và binh giáp của ngườI Nhật ngày xưa có chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung quốc,trong đó có thanh kiếm. Khi xông trận, các kỵ sĩ trang bị áo giáp, mũ trận dày nặng, 1 tay cầm yên ngựa, tay kia cầm kiếm. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để chém và đâm, động tác chiến đấu cũng chưa được tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỷ thứ 8, thanh kiếm với lưỡi hơi lượn cong, cán dài cấu trúc đặc thù Nhật bản được 1 thợ rèn tên là Amakumi chế tạo tạI tỉnh Yamoto. Song, theo những tài liệu đáng tin cậy hơn, thanh kiếm cong độc đáo như ngày nay chúng ta thấy xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 (năm 940) dưới thời Heian do 1 nghệ nhân tài ba về nghề luỵên kiếm tên là Hoki rèn. Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu, chủ yếu để sử dụng bằng cả 2 tay khi chiến đấu. Đương nhiên, kèm theo đó là 1 số kỹ thuật công, thủ cơ bản cũng được giới thiệu. Nhận thức được sự lợi hại của thanh kiếm mới, nhiều kiếm sư và kiếm sĩ bèn làm 1 cuộc cách tân về vũ khí và chiêu thức tập luyện. Trước tiên nó được dùng trong các buổi giao đấu giữa các kiếm thủ và dần sau đó trở nên phổ biến trong quân độI thuộc quyền các lãnh chúa và dùng trên chiến trường ở qui mô lớn, bởi nó có hiệu quả đặc biệt hơn hẳn loạI kiếm thẳng. Đã có kiếm dài (trường kiếm-tachi, hay còn gọi là katana) thì phải có kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (kodachi, hay còn gọi là wakizashi) được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiếm ngắn chỉ sử dụng khi lâm nguy (mất kiếm dài ) và để dùng trong nghi thức seppuku (mổ bụng tự sát, 1 hành động vì danh dự của samurai, hay còn gọi là harakiri)

Có thể nói từ đây môn kiếm thuật Nhật bản Kenjutsu vớI những đặc trưng riêng đã được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái, rồi cứ thế được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phảI đến cuốI thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, bài tập đốI luyện kiếm thuật (kata) vớI tổ hợp động tác công-thủ-phản công có qui ước mớI được đưa vào hệ thống nghiên cứu huấn luyện.Và vào cuốI thế kỷ 15, kiếm gỗ (bokken) mới được đưa vào sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời này lý thuyết chung về kiếm thuật đã được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện giới samurai. Không chỉ vậy, lý thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho giáo để xây dựng 1 triết lý về phong cách sống và hành động của giớI võ sĩ đạo (bushido). Theo 1 số thư tịch cổ thì từ thế kỷ 15-17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể các môn võ thuật khác. Những trường phái này cũng là nơi cung cấp nhân tài phục vụ đắc lực cho các vị lãnh chúa hoặc Tướng quân (shogun)

Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-sai (1527-1606), ngườI sáng lập trường phái Yagyu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ. Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết ngườI và ngườI ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức có kiến thức về đạo học và mốI liên hệ gần gũi vớI thiền sư Takuan (1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. NgườI con ông là Munenori (1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba, đã biên soạn Fudochi-Shinmyoroku, nội dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage, cũng như Maniwa Nen, Shinkatato… là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thờI đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện, thi đấu để hạn chế tốI đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lạI đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc,chưa có miếng là chắn che tay (tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba,môn đệ của Ono Tadaaki cảI tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng.

Làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1584, thụ giáo kiếm thuật với thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡi kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro mà chiến thắng vẫn thuộc về ông, Musashi rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Ông dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổI 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư), bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), với lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống. Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn với công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống.

Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tạI các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ… cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, Kendo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới Samurai. Vào giữa thế kỷ này, nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư giương danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với người khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau, khi văn minh cơ giớI phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường. Thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thờI vàng son của giớI samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết vớI kiếm đạo lo âu không ít.

Trong bối cảnh đó, 1 sự kiện lớn gây chấn động làng võ Nhật đã xảy ra vào năm 1882 : võ sư Jigoro Kano, 1 thiên tài võ thuật trẻ tuổi bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo ( Judo ) mà ông đã dày công nghiên cứu,sáng tạo sửa đổI thêm từ môn Nhu thuật ( Jujutsu ) cổ truyền ( ai xem "Truyền nhân Atula" hẳn phải biết cái món ăn chơi này ^_^ ). Thành công nhanh chóng của Kano với môn võ giàu tính thể thao, được xem như đạt tiêu chuẩn cao về giáo dục tinh thần và thể xác theo xu thế thời đại mới, đã trở thành nguồn cảm hứng khơi dậy ngọn lửa trong lòng các kiếm sư. Kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường, tại 1 số trường trung học và đại học. Năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Năm 1928, liên đoàn kiếm đạo Japanese được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh lý hệ thống tổ chức, kỹ thuật, phương pháp huấn luyện, điều luật thi đấu… Môn sinh theo học ngày 1 đông hơn,phát triển sang các nước lân cận và cả châu Âu, châu Mỹ. Năm 1971, liên đoàn Kiếm đạo quốc tế ( International Kendo Federation-IKF) được thành lập, và cũng từ đây giảI vô địch kiếm đạo thế giớI được tổ chức theo thông lệ 3 năm 1 lần (có tư liệu khác cho rằng IKF được thành lập năm 1970 và mớI đầu là tổ chức 2 năm/lần). Hiện nay số members của IKF bao gồm 37 đơn vị liên đoàn và hiệp hội thuộc hơn 30 nước trên thế giới (chưa có VN )

Một chi tiết đáng ghi nhận là trong quá trình phát triển môn Kiếm đạo hiện đại có sự đóng góp ở mức độ nhất định của tổ sư môn Judo Jigoro Kano. Ông là người đặt ra hệ thống đẳng cấp (dan-kyu) được áp dụng ngày nay. Chính liên đoàn kiếm đạo nhật bản JKF (Japan Kendo Federation) cũng thừa nhận điều này vào năm 1958. Là 1 nhà sư phạm lớn, 1 đại sư thấm nhuần triết lý võ đạo, Kano luôn sẵn sàng hỗ trợ,tạo điều kiện cho các môn phái võ thuật đồng hành phát huy vì sự nghiệp giáo dục chung, không chỉ vớI kiếm đạo mà với cả Không thủ đạo ( Karatedo ). Khi võ sư Gichin Funakosi từ đảo Okinawa đến Tokyo để truyền bá nghệ thuật này, Kano đã dành cho người đồng đạo võ lâm 1 phần diện tích tại võ đường Kodokan (Giang đạo quán) của ông để mở lớp dạy Karatedo trong nhiều năm .


Live by Honor, die by Sword

nhanvatso1
01-02-2010, 10:20 AM
Kiếm pháp Phù Tang trọng cái "tinh – thành thuộc" hơn là cái "xảo – kỳ ảo", cũng có nhiều cao thủ Phù Tang nổi danh nhờ cái xảo tuy nhiên cái tinh bao giờ cũng thắng thế.

Một kiếm khách khả dĩ có thể gọi là cao thủ nếu anh ta thoả mãn những yếu tố sau : nhanh - độc - chuẩn - ổn. "Tốc độ" là yếu tố kiến quyết hàng đầu, địch bất động ta bất động nếu địch động ta động trước, những cái động đó chỉ trong chớp choáng vì vậy đòi hỏi kiếm thủ phải có một sự tập trung cao độ. Cao thủ giao chiêu chỉ một sơ sót nhỏ có thể phải hối hận, chậm hơn đối phương một chút là đã có thể mất đi nhiều tiện nghi, khi đã mất đi ưu thế ban đầu thì khó lòng mà thủ thắng. Thứ đến phải nói là "hiểm độc", phải đánh vào điểm yếu, tử huyệt của đối phương. Chỉ cần đánh trúng cho dù là nhẹ cũng đủ giết người, đó là lý do tại sao những cao thủ võ công cao cường đều lấy yết hầu của đối phương làm mục tiêu (yết hầu là khoảng nằm giữa thân người và đầu, nôm na gọi là cần cổ ). Dĩ nhiên mục tiêu như thế thì khó mà đánh trúng được nhất là đối phương cũng di động chứ không phải là cái bia để cho ta xỉa , nhất là với tốc độ cao, cho nên cần phải "chuẩn – chính xác". Mà muốn như vậy thì võ công phải "tình – thành thuộc", ra tay không hề sai lạc, những chiêu thức các kiếm thủ có khi luyện tập đến hàng ngàn vạn lần nguyên do là đó. Và cuối cùng là "ổn". Ở đây chính là sự ổn định về tâm lý. Ra tay nhanh, độc, chuẩn và bảo đảm ba yếu tố trên mọi lúc mọi nơi. Tâm lý ổn định, ý chí kiên quyết, đã xuất chiêu là không ngần ngừ, biến đổi giữa chừng. Cao thủ đối chiêu nếu có vấn đề về tâm lý hầu như là cầm chắc thất bại, cho nên các kiếm khách thường lấy sự "vô tình" để làm chuẩn cho sự "ổn định" của mình. Họ không dám có tình cảm vì tình cảm sẽ làm cho họ mềm yếu, vợ con gia đình sẽ làm cho họ phân vân mà đó chính là những yếu tố dẫn đến sự mất ổn định về tâm lý. Có chuyện (mà cũng có thể là có thật) cả gia đình kiếm khách đều tự sát để cho người kiếm khách có thể ra đi mà không còn bị bất cứ một sự ràng buộc vướng bận nào (có hơi tàn nhẫn). Biết anh hùng trọng anh hùng, các kiếm sĩ trước khi giao chiến thường có tình huống hoàn thành tâm nguyện lẫn nhau, giúp cả hai tháo gỡ những vấn đề về tâm lý để có thể thi đấu thực hơn và toàn tâm toàn ý hơn.

Mạn phép bàn sơ qua một chút về vũ khí.
-- Vũ khí dĩ nhiên có dài có ngắn, tùy thuộc vào loại võ công. Vũ khí dài thiện dụng cho các loại võ công cương mãnh, phạm vi tấn công rộng rãi, khống chế toàn cục, thể hiện một tính cách chính trực, rộng rãi.
-- Vũ khí ngắn thiện dụng cho các loại võ công lấy tốc độ và cái xảo, cái hiểm làm đầu. Chính vì vũ khí nhẹ nên kô thể trực tiếp đương đầu với đối phương. Đã thế thì phải ra tay nhanh, hiểm độc, dùng nhiều kỳ chiêu khiến đối phương không thể biết đường đón đỡ.
-- Một tấc dài một tấc lợi, một tấc ngắn một tấc hiểm. Vũ khí nào cũng có cái hay và cái lợi riêng của nó, sử dụng vũ khí cũng phải phú hợp với tính cách con người thì mới có thể phát huy được võ công đến cực hạn. Phái yếu và những ai có tâm địa thâm hiểm, âm trầm thì thường lựa cho cho mình những vũ khí ngắn. Phụ nữ lựa chọn vũ khí ngắn phần cũng vì thể lực và thể hình của họ không phù hợp với những vũ khí dài cồng kềnh khi sử dụng phái tốn hao nhiều sức. Người có tâm địa thâm trầm, âm hiểm… chọn vũ khí ngắn (tất nhiên không phải tất cả đều như thế) vì nó hợp với tính chất của võ công của họ, vũ khí ngắn thì đòi hỏi cái xảo – kỳ ảo nhiều hơn.

Kiếm vô tình nhưng người lại hữu tình; kiếm khách muốn "vô địch thiên hạ" thì điều thiết yếu trên con đường đó là phải dứt bỏ đi chữ “tình” (tình người). Con người dù thế nào đi nữa cũng không thể thoát khỏi được nó. Người vứt đi được chữ "tình" thì còn có phải là người ?

Trong Võ Ðạo, tâm không dính mắc ấy là điều các chiến sĩ luôn luôn mong đạt đến. Khi an trú trong tâm rỗng lặng hay ở trong trạng thái "Vô tâm" thì các ý tưởng (tạp niệm) như muốn chiến thắng - sợ thất bại, sống-chết, ưa-ghét, tự tôn-tự ti không còn khuấy nhiễu nữa. Ðó là trạng thái mà thiền gọi là Tâm Bất Ðộng hay Trí Bất Ðộng. Chúng ta hãy nghe thiền sư Takuan (1573-1645) dạy cho đệ tử là kiếm sư Yasyu Tajima-no-Kami, một bậc thầy dạy kiếm cho các vị tướng quân (Shogun) Nhật Bản về Kiếm đạo:

"Ðiều hệ trọng nhất trong nghệ thuật đấu kiếm là phải có một thái độ gọi là "trí bất động". Trí đó được thành tựu bằng trực giác sau nhiều huyên tập thực sự. "Bất động" không có nghĩa là cứng đơ, nặng trịch và vô hồn như gỗ như đá. Bất động là trình độ cao nhất của động với một tâm điểm không hề giao động. Rồi tâm mới đạt được cao đìểm mẫn tiệp tuyệt đối sẵn sàng hướng sự chú tâm của nó vào bất cứ nơi nào cần thiết - hướng sang trái, sang phải, hướng tới mọi chiều hướng tùy sở thích. Khi sự chú tâm của con bị lôi cuốn và bị điều động bởi ngọn kiếm tấn công của địch thủ, con mất cơ hội đầu tiên để tạo ra vận động kế tiếp cho chính mình. Con lưỡng lự, suy nghĩ, và một phút đắn đo diễn ra, địch thủ đã sẵn sàng đánh con ngã gục. Ðừng để cho y có dịp may nào như thế. Con phải theo dõi sự vận động của ngọn kiếm trong tay địch thủ, giữ tâm trí thong dong theo sự phản kích của chính nó, đừng để tâm niệm đắn đo chen vào. Con chuyển động khi đối phương chuyển động, và do thế mà khuất phục được y.

"Ðiều đó - điều mà người ta có thể gọi là tâm trạng không tạp niệm – là yếu tố sinh tử nhất trong nghệ thuật đấu kiếm cũng như trong Thiền (zen). Nếu có một chút gián tạp giữa hai hành vi dù chỉ cách nhau bằng một sợi lông, đấy là tạp niệm. Khi hai bàn tay cùng vỗ, tiếng trổi lên ngay không chút lưỡng lự. Tiếng không đợi suy nghĩ đã rồi mới phát. Ở đây không trung gian, vận động này nối tiếp với vận động khác không bị gián đoạn bởi tâm niệm cố ý."

"Nếu con bị dao động và đắn đo rằng phải làm gì khi đối phương sắp hạ con, thì con đã chừa dịp cho y, nghĩa là một dịp may cho một đòn sinh tử. Cứ thủ theo thế công đừng khoảnh khắc gián đoạn, công và thủ không rời nhau gang tấc. Tính cách trực khởi của hành động đó nơi con, nhất định cuối cùng sẽ hạ được đối thủ. Cũng như xuôi dòng nước mà đẩy con thuyền nhẹ trôi đi; trong thiền, cũng như trong thuật đấu kiếm, tâm không do dự, không gián đoạn, không gián tạp, được đánh giá cao."

"Trong Thiền (zen), người ta thường ưa nói tới một làn chớp hay những đóm lửa lòe lên từ hai viên đá mồi lửa. Nếu hiểu sự kiện đó có nghĩa là mau lẹ, thế là đã hiểu lầm nghiêm trọng. Quan niệm này muốn nói tới tính cách trực khởi của hành động, một dòng vận động không gián đoạn của sinh lực. Hễ lúc nào có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. Ðiều đó đương nhiên không có nghĩa rằng phải hành sự một cách nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như vậy tức là đã có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. Ðiều đó đương nhiên không có nghĩa rằng con phải hành sự nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như thế, tức là có gián đoạn, xao lãng.

Khi có người hỏi: "Thực tại cứu cánh là gì?", bậc thầy trả lời tức khắc không đắn đo: "Một cành mai", hay "Cây bách trước sân". Ðó là bất động, nhưng động tùy ứng với những gì hiện diện trước nó. Gương trí huệ phải chiếu chúng từng khoảnh khắc cái này nối tiếp cái kia, tất cả an nhiên không rối loạn. Tay kiếm khách phải bồi dưỡng điều này."
Bạn có biết những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của 1 samurai là gì không? Nào cùng khám phá !!!

anna
01-02-2010, 01:36 PM
Không ngờ trong văn hó người nhật lại có những điểm độc đáo và sâu sắc đến vậy.

girlvampire
01-02-2010, 05:32 PM
Mình xem phim thấy các Samurai nếu đấu với người khác mà bị thua thì họ sẽ tự tử !
Họ gọi đấy là tinh thần kiếm đạo , mình chả thích tý nào cả ! *_*

giosaigon
01-02-2010, 05:45 PM
Ui dào.Tự tử như vậy phí quá.Không bằng mấy đứa tử vì đạo bên Izắc.1 mạng đổi 100 mạng

nhanvatso1
01-03-2010, 01:22 PM
Kiếm đạo của nhật là nhất kiếm tất sát ko giết dc đối thủ coi như mình chết mà ^^

a
01-06-2010, 02:19 PM
Người Nhật khó hiểu lắm. Lắm quy tắc rắc rồi, không theo được.

lelan
01-06-2010, 02:25 PM
Mình mới bắt đầu học tiếng Nhật và hy vọng sẽ được đi du học ở Nhật.Mình rất thích văn hóa nước này.