nhanvatso1
12-30-2009, 06:11 PM
Các nhà khảo cổ Trung Quốc tuyên bố vừa phát hiện một ngôi mộ lớn được cho là nơi yên nghỉ của Tào Tháo, nhà chính trị và tài năng quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, ngôi mộ nằm trong làng Xigaoxue, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm qua, ông Liu Qingzhu - giám đốc ủy ban học thuật của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - mô tả rằng mộ có diện tích 740 m vuông và gồm hai ngăn. Các chuyên gia tìm thấy ba quan tài chứa thi thể của một người đàn ông ở độ tuổi lục tuần (Tào Tháo chết ở tuổi 66) và hai phụ nữ. Ngoài ra họ còn phát hiện một văn bia và một dòng chữ ám chỉ Tào Tháo.
Xinhua đưa tin hơn 250 đồ vật làm bằng vàng, bạc, gốm cũng được khai quật từ ngôi mộ. Ông Liu nói thêm rằng các nhà khảo cổ cũng đào được 59 đĩa đá khắc tên và số lượng của những đồ vật trong mộ, trong đó 7 đĩa ghi tên của những vũ khí mà "Ngụy vương thường sử dụng". Một số lượng lớn tranh tạc trên đá cũng được khai quật.
Trong di chúc trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn rằng ông chỉ cần một nơi yên nghỉ đơn giản. Hao Benxing, giám đốc Viện Khảo cổ Hà Nam, nói rằng ngôi mộ mà các nhà khảo cổ tìm thấy cũng khá đơn giản, với những bức vách không có tranh và số lượng đồ vật được chôn theo khá nhỏ so với nhiều lăng mộ đế vương khác. Vị trí của mộ cũng trùng khớp với thông tin trong những tài liệu lịch sử từ thời của Tào Tháo.
"Mặc dù công việc khai quật vẫn tiếp tục, song những bằng chứng mà chúng tôi đã tìm thấy chứng tỏ rằng ngôi mộ là nơi yên nghỉ của Tào Tháo", Guan Qiang, giám đốc phòng Khảo cổ thuộc Cục quản lý di sản văn hóa Trung Quốc, khẳng định.
Guan cho hay ngôi mộ đã bị ăn trộm nhiều lần trước khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật nó vào tháng 12 năm ngoái. Cảnh sát đang nỗ lực thu hồi những đồ vật bị đánh cắp. Chính quyền tỉnh Hà Nam và thành phố An Dương sẽ cho phép người dân tham quan ngôi mộ.
Tào Tháo (155-220) là thừa tướng cuối cùng của triều đại Đông Hán trước khi thành lập chính quyền Tào Ngụy trong thời kỳ Tam quốc tại Trung Quốc. Ông chết tại Lạc Dương, kinh đô của nhà Đông Hán. Sau khi truất ngôi vua Hán Hiến Đế, con của Tào Tháo là Tào Phi truy tôn cha là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Do đó lăng mộ của ông được coi là hoàng lăng.
Trong nhiều giai thoại của Trung Quốc, Tào Tháo là nhà quân phiệt "đại gian hùng". Hình ảnh của ông gắn liền với các tính cách: đa nghi, gian xảo, tàn bạo nhưng cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo và biết cách dùng người. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc cho rằng ông là nhà chính trị lỗi lạc và tài năng quân sự.
Theo VnExpress
thang
12-30-2009, 11:06 PM
Nhanvatso1 có vẻ quan tâm nhiều đề tài về lịch sử, văn hóa, cổ kim đông tây nhỉ-_-
Về Tào tháo thì có 2 câu không thể quên: "Thà phụ người còn hơn để người phụ ta" và câu..."bị Tào tháo đuổi"
Xin đăng bổ sung một bài cũng về Tào tháo để cả nhà tham khảo:
------
Thiện và ác trong chính trị gia Tào Tháo
TÂM VĂN
Người xưa có câu: “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính” (Chỉ theo điều thiện thì không đủ để làm chính trị). Câu nói đó xem ra rất đúng với Tào Tháo.
Khi đang bị truy nã vì mưu sát Đổng Trác bất thành, Tào Tháo vào tá túc nhà người quen. Gia chủ sai gia nhân làm lợn đãi khách. Gia nhân mài dao để làm thịt lợn, Tào Tháo nghi mài dao để mưu hại mình nên giết chết gia nhân. Khi biết được thiện ý của chủ nhà, việc đã lỡ vì phạm tội giết người, Tào Tháo giết sạch cả nhà để khỏi có kẻ cấp báo, cáo quan cho dễ bề trốn thoát với câu nói nổi tiếng ích kỷ, gian hùng mà người đời thường nhắc tới là thà mình phụ người chứ không để người phụ mình.
Đến lúc thành danh, giữ chức Thừa tướng, kẻ hầu người hạ quanh mình, khi uống rượu say, nằm không đắp chăn mà khí trời thì rét, người hầu thấy vậy vào muốn kéo chăn đắp cho chủ, biết được thiện ý mà vẫn rút kiếm chém chết người hầu để thị uy, cảnh báo cho mọi người rằng Tào Thừa tướng đâu phải là người ai muốn đến gần cũng được.
Lúc quân bị thiếu lương, Tào Tháo sai làm cái hộc nhỏ hơn để đong ít lại nhằm chia cho đều khắp trong ba quân. Khi quân sĩ phát hiện, xôn xao kêu đói thì Tào Tháo gọi quan coi lương vào và động viên rằng: ngươi hãy chịu chết đi để vợ con ngươi ta sẽ nuôi, còn ngươi thì được dựng miếu để thờ. Quan coi lương biết mình bị đem làm vật hy sinh, nhưng bấm bụng, nước mắt tuôn trào, rồi cúi lạy “tạ ơn Thừa tướng”.
Trên đây là một, vài trong vô số chuyện mà Tào Tháo đã hành xử trong cuộc đời làm chính trị.
Nếu không giết hết cả nhà người quen, thì ai bảo đảm rằng không có kẻ cáo quan và liệu Tào Tháo có thoát được trên đường đào tẩu để tồn tại với đời mà tiếp tục hoàn thành chí nguyện? Tào Tháo khi làm Thừa tướng, quyền cao chức trọng, dưới một người mà trên cả vạn vạn người. Điều hành chính sự độc đoán, chuyên quyền, lấn át cả vua. Có nhiều người hiệp lực, đồng tâm, cúi đầu phục mệnh, nhưng cũng có lắm kẻ bài xích, căm thù, âm mưu lật đổ. Thuốc độc, thích khách luôn rình rập quanh mình, không chém chết một người hầu để thị uy thì liệu có răn đe được nhiều kẻ đang rắp tâm ám hại. Nếu không biết lừa dối ba quân trong hoàn cảnh thiếu lương ở chốn sa trường và không giết một người để rước tội cho mình thì ai lường được là sẽ không có binh biến xảy ra? Tướng cầm quân liệu có thoát được cảnh da ngựa bọc thây và chính sự sẽ như thế nào nếu được trao về tay kẻ khác.
“Tòng thiện bất túc” (chỉ có theo điều thiện thôi thì không đủ) “dĩ vi chính” (để làm chính trị), điều đó cũng có nghĩa là người làm chính trị trong một hoàn cảnh nhất định, khi cần thiết cũng phải biết làm điều ác, nếu điều ác chỉ đến với số thiểu để cho điều thiện được đến với số đa thì điều ác đó biến thành điều thiện.
Giết người là ác, giết cả gia đình ân nhân thì quá nhẫn tâm; giết người hầu của mình, giết cả tướng dưới quyền mà biết chắc họ đều là những người vô tội thì thật là đại ác, nhưng cái chết của họ được xem như một sự hy sinh cho tồn tại của một con người đang nuôi chí lớn, một vị Thừa tướng đầu triều, thống soái của ba quân và nếu họ không làm vật hy sinh thì những diễn biến xấu có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hàng vạn sinh linh mà chưa ai lường trước được.
Một chính trị gia lỗi lạc, phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến của Tào Tháo thuở ban đầu, trước hết là phải tồn tại, vươn lên nắm quyền lực, diệt trừ gian tặc, giúp nước, phò vua. Rồi cái bất biến tiếp theo là bình Tây Thục, phá Đông Ngô, quy tụ giang sơn về một mối. Để “dĩ bất biến” Tào Tháo đã làm những gì có thể, giết cả nhà ân nhân, giết người hầu là để cho tồn tại của bản thân; giết quan coi lương là để ổn định ba quân trong tình thế hiểm nguy trên đường trận mạc. Tất cả những hành vi mà Tào Tháo đã làm chẳng qua là “ứng vạn biến” mà một người có chí lớn, một vị tướng cầm quân, có tài thao lược phải biết và buộc phải làm trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc mà mục đích cuối cùng là định quốc, an dân, đem lại hạnh phúc yên bình cho trăm họ.
Trước và sau Tào Tháo, những chính trị gia nổi tiếng, kiểu này hay kiểu khác có khi còn ác hơn cả cách hành xử của Thừa tướng họ Tào. Võ Tắc Thiên, nữ Hoàng đế nổi tiếng tài sắc, hoang dâm, đã nhẫn tâm giết không biết bao nhiêu con cháu của mình để chiếm đoạt và bảo vệ ngai vàng, ngự trị ngôi Thiên tử. Từ Hy Thái hậu, ngồi sau rèm mà điều hành chính sự cũng đã dùng không biết bao nhiêu thủ đoạn, âm mưu để loại trừ những người không ý hợp, tâm đầu. Bởi tầm chính trị quốc gia và tuỳ bối cảnh lịch sử của mỗi thời, nên cái ác và cái thiện trong những con người đó như quyện vào nhau, vì cái “dĩ bất biến” là lợi và quyền của chính bản thân họ, lợi ích của thần dân mà họ đang chăn dắt, liên quan đến sự tồn vong của đất nước mà họ đang cai quản, nên mọi sự “ứng vạn biến” của họ các sử gia rất dễ cảm thông.
Nhưng đáng trách là các quan lại địa phương, những kẻ thừa hành mệnh lệnh, thực thi chính sách cai trị của triều đình, lắm người đã ngộ nhận mình cũng là những chính trị gia, ra vẻ thông hiểu nghĩa lý của “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính”, nên tự cho mình được quyền hành xử cái “Tòng thiện bất túc” mà tác oai, tác quái, thủ đoạn, âm mưu, gây bè kéo cánh, thanh trừng, hạ bệ lẫn nhau để tranh quyền đoạt lợi, vun quén cho cá nhân, nhằm vinh thân phì da chứ chẳng phải vì bản quán, quê hương, vì dân tộc, quốc gia nào cả.
Ngẫm chuyện xưa để lý giải việc đời. Đâu phải dễ luận bàn thiện ác trong con người Tào Tháo!
(Nguồn: Tạp chí Sông Hương )
nhanvatso1
12-31-2009, 08:35 AM
Đa tạ anh thang đã khen ,thực ra T_T em chẳng hĩu thế nào mà mình chỉ thix lich sử nước ngoài còn lịch sử VN thì ngán ko mún đọc .
Về phần Táo Tháo , ngoài tính hay phụ ng` có 1 mẫu chuyện về lòng khoan dung hiếm gặp cũng Tào Tháo
Truyn65 kể Táo Tháo nuôi rất nhìu ca kĩ trong nhà ,trong đó có 1 ng` Tào Tháo rất thix nhưng ng` này lại tư thông với 1 cận vệ của Tào Tháo , khi bít chuyện Tào Tháo ra lệnh giết chàng trai và đuổi nàng ca kỉ đi nhưng đó là cho ng` ngoài thấy , bên trongh Táo Tháo đã lén thay tử tù khác thế chỗ chàng trai và bảo hãy đưa nàng ca kĩ đi thật xa
Đến nay , em vẫn nghĩ bít đâu Tào Tháo là 1 ng` tốt nhưng vì thời cuộc đôi khi cần phải có kẻ phản diện , thử nghĩ nếu lúc đó Tào Tháo ko đứng lên lấn quyền vua ( lúc này vua khá là nhu nhược) thì sẽ có nhìu kẻ khác , đất nước chia năm xẽ bảy . Đành mang tiếng xấu mà giữ yên thiên hạ .
Ko bít suy nghĩ vậy có đúng ko. Hạ hồi phân giải .
Lịch sử việt nam cũng nhiều cái hay chứ.
Chỉ có điều Việt Nam lập chức quan chép sử muộn và tài liệu ghi chép lịch sử thất thóat nhiều sau mỗi phen thay đổi chiều đại.
Ngoài ra chương trình dậy học của mình không chú ý đến môn lịch sử, giáo viên dậy môn này toàn đọc chép, không làm cho mình thích được.
Bạn nghĩ xem, bạn thích sử Trung Quốc chẳng qua là thích mấy cái truyện của nó chứ cho bạn học chắc gì đã thích.
Bạn đọc Giàn Thiêu của Võ thị Hảo đi, sẽ thích sử Việt ngay.
nhanvatso1
12-31-2009, 06:07 PM
Ùhm có lẽ a nói đúng , nhưng phải công nhận lịch sử TQ rất dc công nhận , liên tục các bộ flim sử thi hoành tráng , hỏi làm sao ng` khác ko mê
Hì hì, lúc bạn thi tốt nghiệp, điểm thi lịch sử bao nhiêu vậy? ^_^ 10 không? Kể ra trí nhớ cũng siêu nhỉ...
nhanvatso1
02-02-2010, 11:36 AM
Nghe đồn 9,5 thì phải :))
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.