anna
12-23-2009, 04:02 PM
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng hàng đầu trong hệ thống kỹ năng. Giao tiếp tốt quyết định thành công trong sống hàng ngày và trong công việc.
Giao tiếp có 2 loại là giao tiếp bằng văn bản và giao tiếp trực tiếp.
Đối với giao tiếp bằng văn bản, cần phải nâng cao kiến thức của mình, đặc biệt là kiến thức về pháp luật và ngôn ngữ để có những văn bản ngắn gọn, cô đọng, chính xác. Đồng thời, phải nắm được các phương tiện khai thác và biết cách khai thác, xử lý các thông tin hữu ích.
Khi giao tiếp trực tiếp, cần chú ý:
1. Có mục tiêu giao tiếp: Phải biết rõ mình muốn gì và sẽ đạt được gì sau cuộc gặp đó (Begin with the end in mind).
2. Hướng tập trung vào sự kiện, vào vấn đề chứ không phải tập trung vào con người: Không phải chỉ trích ý kiến hoặc phê phán cá nhân. Tuy nhiên, phải nắm bắt được những gì cá nhân họ nghĩ và cảm nhận thấy.
3. Giao tiếp phải có giá trị: Có giá trị nghĩa là nếu khi giao tiếp mà mọi người không nghe, ngắt lời phản ứng chống lại, chỉ trích hoặc không quan tâm đến. Do vậy nên càng cụ thể càng tốt, đừng tuyệt đối hóa sự việc hoặc ý kiến của mình hoặc của người khác.
3. Xác định rõ trách nhiệm: Phải chủ động nhận trách nhiệm đối với nội dung và ý kiến mình đưa ra, không nên lẩn tránh trách nhiệm. Điều đó biểu hiện sự can đảm, tự tin, tự trọng và khẳng định mình có giá trị.
4. Lắng nghe: Chúng ta đều biết lắng nghe hết sức quan trọng nhưng thực sự không dễ dàng, đòi hỏi phải phát triển khả năng nghe và hiểu nội dung của người khác đưa ra.
Giao tiếp có 2 loại là giao tiếp bằng văn bản và giao tiếp trực tiếp.
Đối với giao tiếp bằng văn bản, cần phải nâng cao kiến thức của mình, đặc biệt là kiến thức về pháp luật và ngôn ngữ để có những văn bản ngắn gọn, cô đọng, chính xác. Đồng thời, phải nắm được các phương tiện khai thác và biết cách khai thác, xử lý các thông tin hữu ích.
Khi giao tiếp trực tiếp, cần chú ý:
1. Có mục tiêu giao tiếp: Phải biết rõ mình muốn gì và sẽ đạt được gì sau cuộc gặp đó (Begin with the end in mind).
2. Hướng tập trung vào sự kiện, vào vấn đề chứ không phải tập trung vào con người: Không phải chỉ trích ý kiến hoặc phê phán cá nhân. Tuy nhiên, phải nắm bắt được những gì cá nhân họ nghĩ và cảm nhận thấy.
3. Giao tiếp phải có giá trị: Có giá trị nghĩa là nếu khi giao tiếp mà mọi người không nghe, ngắt lời phản ứng chống lại, chỉ trích hoặc không quan tâm đến. Do vậy nên càng cụ thể càng tốt, đừng tuyệt đối hóa sự việc hoặc ý kiến của mình hoặc của người khác.
3. Xác định rõ trách nhiệm: Phải chủ động nhận trách nhiệm đối với nội dung và ý kiến mình đưa ra, không nên lẩn tránh trách nhiệm. Điều đó biểu hiện sự can đảm, tự tin, tự trọng và khẳng định mình có giá trị.
4. Lắng nghe: Chúng ta đều biết lắng nghe hết sức quan trọng nhưng thực sự không dễ dàng, đòi hỏi phải phát triển khả năng nghe và hiểu nội dung của người khác đưa ra.