kinhcan88
12-23-2009, 01:46 AM
"Ở trẻ có một hiện tượng gọi là cận thị giả, nghĩa là trẻ có thể nhìn xa không rõ nhưng không bị cận thị. Nếu cha mẹ cho đi khám đúng lúc này trẻ có thể phải đeo kính cận oan", Tiến sĩ Vũ Bích Thủy, Trưởng khoa mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.
Thông tin trên được bà Thủy chia sẻ trong hội thảo về cận thị học đường sáng nay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
Bà Thủy cho biết, sự điều tiết thể mi của mắt có thể gây ra hiện tượng cận thị giả ở trẻ. Tỷ lệ này là 20%.
Tỷ lệ cận thị ở học sinh ngày càng nhiều.
Vì thế, theo bà Thủy, cần thực hiện đúng quy trình khám mới đánh giá chính xác mức độ cận thị. Trước hết là sử dụng thuốc liệt điều tiết theo tư vấn của bác sĩ và chọn thời điểm thích hợp để khám.
Bên cạnh đó, không phải ai bị cận thị cũng cần đeo kính. Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính khi đọc gần.
Bà Thủy cũng khuyến cáo, để phòng bệnh cận thị học đường, trẻ không nên đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu. Sau một giờ đọc sách, làm việc với máy tính cần nghỉ 5-10 phút, xoa nhẹ mi mắt. Với đèn để bàn không dùng bóng quá sáng trên 100wat. Trẻ cần chơi ngoài trời mỗi ngày 1-2 giờ.
Khi thấy trẻ gí sách vào sát mắt, xem tivi hay phải chạy lại gần mới thấy bảng, nheo mắt khi nhìn xa hoặc nghiêng đầu xem tivi, học tập giảm sút, hay chép đề sai hoặc viết sai chữ, gia đình có người bị cận, trẻ có tiền sử sinh non, hay mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt thì cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
Khi đã bị cận thị, trẻ cần đeo kính đúng số, khám lại nhiều lần (6-12 tháng một lần) để điều chỉnh kính theo độ cận thị và tránh các biến chứng như đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc...
Ngoài ra, việc chọn một kính tốt, đảm bảo chất lượng cũng là điều cần thiết. Theo Tiến sĩ Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Mắt trung ương, một cặp kính tốt phải đảm bảo chiều rộng của gọng, chiều dài của càng kính. Mắt kính đúng công suất, đúng tâm trục thị giác, khoảng cách từ kính đến mắt là 12 mm, độ nghiêng của kính là 12 độ.
"Việc lựa chọn một gọng kính phù hợp không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà đó là kính thuốc để chữa bệnh. Kính phải chuẩn thì người đeo mới thấy thoải mái, không thấy mỏi mắt, nhức đầu và nhìn tốt", ông Dũng nói.
Tuy nhiên theo một khảo sát gần đây của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) thì chỉ có 20% người bán thuốc có kiến thức về y khoa chứ không hẳn là chuyên khoa mắt.
Hoạt động kinh doanh kính thuốc cũng là một hoạt động của ngành y. Vì thế, người bán phải có bằng y tế từ trung cấp trở lên và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực chuyên khoa mắt tại một cơ sở chính quy.
Nguồn:thugian.com
Bản thân kinhcan cũng thói quen nên đeo kính 18/24.trừ lúc ngủ ra còn luacs não đeo kính.bây giờ bỏ kính ra thấy trống trải như mất đi một đôi mắt ý.Thực ra đeo kính nhiều cũng không tốt đâu mọi người ạ.nên hạn chế nhé.
Thông tin trên được bà Thủy chia sẻ trong hội thảo về cận thị học đường sáng nay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
Bà Thủy cho biết, sự điều tiết thể mi của mắt có thể gây ra hiện tượng cận thị giả ở trẻ. Tỷ lệ này là 20%.
Tỷ lệ cận thị ở học sinh ngày càng nhiều.
Vì thế, theo bà Thủy, cần thực hiện đúng quy trình khám mới đánh giá chính xác mức độ cận thị. Trước hết là sử dụng thuốc liệt điều tiết theo tư vấn của bác sĩ và chọn thời điểm thích hợp để khám.
Bên cạnh đó, không phải ai bị cận thị cũng cần đeo kính. Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính khi đọc gần.
Bà Thủy cũng khuyến cáo, để phòng bệnh cận thị học đường, trẻ không nên đọc sách, làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu. Sau một giờ đọc sách, làm việc với máy tính cần nghỉ 5-10 phút, xoa nhẹ mi mắt. Với đèn để bàn không dùng bóng quá sáng trên 100wat. Trẻ cần chơi ngoài trời mỗi ngày 1-2 giờ.
Khi thấy trẻ gí sách vào sát mắt, xem tivi hay phải chạy lại gần mới thấy bảng, nheo mắt khi nhìn xa hoặc nghiêng đầu xem tivi, học tập giảm sút, hay chép đề sai hoặc viết sai chữ, gia đình có người bị cận, trẻ có tiền sử sinh non, hay mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt thì cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
Khi đã bị cận thị, trẻ cần đeo kính đúng số, khám lại nhiều lần (6-12 tháng một lần) để điều chỉnh kính theo độ cận thị và tránh các biến chứng như đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc...
Ngoài ra, việc chọn một kính tốt, đảm bảo chất lượng cũng là điều cần thiết. Theo Tiến sĩ Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Mắt trung ương, một cặp kính tốt phải đảm bảo chiều rộng của gọng, chiều dài của càng kính. Mắt kính đúng công suất, đúng tâm trục thị giác, khoảng cách từ kính đến mắt là 12 mm, độ nghiêng của kính là 12 độ.
"Việc lựa chọn một gọng kính phù hợp không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà đó là kính thuốc để chữa bệnh. Kính phải chuẩn thì người đeo mới thấy thoải mái, không thấy mỏi mắt, nhức đầu và nhìn tốt", ông Dũng nói.
Tuy nhiên theo một khảo sát gần đây của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) thì chỉ có 20% người bán thuốc có kiến thức về y khoa chứ không hẳn là chuyên khoa mắt.
Hoạt động kinh doanh kính thuốc cũng là một hoạt động của ngành y. Vì thế, người bán phải có bằng y tế từ trung cấp trở lên và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực chuyên khoa mắt tại một cơ sở chính quy.
Nguồn:thugian.com
Bản thân kinhcan cũng thói quen nên đeo kính 18/24.trừ lúc ngủ ra còn luacs não đeo kính.bây giờ bỏ kính ra thấy trống trải như mất đi một đôi mắt ý.Thực ra đeo kính nhiều cũng không tốt đâu mọi người ạ.nên hạn chế nhé.