nhanvatso1
12-22-2009, 09:51 AM
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá. Đây không phải là một ngành nghề kinh doanh, và chỉ dành riêng cho hoạt động tiếp thị trên thị trường hàng hoá chứ không dành cho thị trường dịch vụ. Theo đó, những người tiếp thị hàng hóa không trực tiếp bán hàng mà chỉ tiếp thị sản phẩm tại nơi ở của người mua hàng hoặc một nơi khác mà không phải là tại công ty. Cần phân biệt rõ bán hàng đa cấp với bán hàng đa cấp bất chính. Bán hàng đa cấp bất chính là một hiện tượng biến tướng của phương thức bán hàng đa cấo, trong đó, bán hàng đa cấp bất chính được coi là một hình thức lừa đảo trong đó lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiêu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác).Bán hàng đa cấp là phương pháp bán sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, người tiêu dùng ở đây chính là những nhà phân phối & người thân của họ.Bán hàng đa cấp hay kinh doanh theo mạng (multi level marketting) là một ngành nghề có từ giữa thế kỉ 19, xuất phát từ Mỹ. Đây là một hình thức phân phối hàng hoá không qua các đại lý. Số tiền tiết kiệm được từ việc loại bỏ các chi phí trung gian và các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... được dùng để chi trả cho nhà phân phối. Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua viẹc làm đó họ đem về lương khách hàng cho công ty. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trử thành nhà phân phối cùng làm việc với mình. Qua việc tạo ra doanh thu cho công ty, họ được nhận tiền hoa hồng từ lượng sản phẩm mà bản thân và đội nhóm bản ra. Ở Việt Nam luật về bán hàng đa cấp được ban hành vao ngày 24 tháng 8 năm 2005. Đây là một hình thức kinh doanh tiến bộ được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên cũng không ít công ty đã làm sai quy chế của pháp luật gây tai tiếng cho ngành nghề này. Vì vậy bạn cần phải có những kiến thức chuyên môn để phân biệt công ty chân chính và công ty lừa đảo.Tại sao mô hình kinh doanh này lại gây quá nhiều tranh luận ở Việt Nam tôi xin trình bày một vài quan điểm của tôi.
• Thứ nhất: Do đây là mô hình kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên nhận thức của người dân chưa hiểu thực sự bản chất về ngành kinh doanh này nên có hai xu hướng đánh giá: Một là phủ nhận hoàn toàn, hai là khuếch đại quá lớn về cơ hội kinh doanh, về sản phẩm.
• Thứ hai: Do việc luật hoá các doanh nghiệp BHĐC còn chưa rõ ràng. Các bạn có thể đọc cuốn Nghị định giám sát BHĐC, các bạn sẽ thấy còn nhiều lỗ hổng, nhiều điểm rất dễ để các doanh nghiệp làm ăn không minh bạch lợi dụng, gây mất lòng tin với nhân dân. Điển hình là công ty Sinh Lợi trước đây.
• Thứ ba: Đây là mô hình kinh doanh mỗi phân phối viên ( nhà phân phối) kinh doanh theo tư cách độc lập, được nhượng quyền kinh doanh từ công ty mẹ. Vì thế có rất nhiều nhà phân phối của các công ty, kể cả các nhà phân phôi của các công ty có sản phẩm tốt, rất minh bạch đã thổi phồng sự thật về tính năng tác dụng của sản phẩm, thổi phồng về cơ hội kinh doanh. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho thương hiệu các công ty chân chính.
• Thứ tư: Vì nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nên có nhiều trường hợp họ bỏ ra một số tiền vài ba triệu đồng để mua những chiếc máy mà nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng, tinh năng tác dụng không tương xứng với số tiền bỏ ra.
. Theo quan điểm của tôi đây là ngành kinh doanh có phương thức phân phối khá hay nhưng còn quá nhiều lỗ hỗng kẽ hở khi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Chắc chắn có công ty sản phẩm tốt, có cồng ty sản phẩm tồi, có công ty minh bạch, có công ty lừa đảo. Điều quan trọng nhất là người dân cần nhận thức đầy đủ để quyết định mua sp, hay tham gia hình thức kinh doanh này. Để tránh những hiện tượng xấu xảy tôi hi vọng nhà nước sẽ có những luật hoá cụ thể hơn về các công ty trong ngành KD này. Có ban tư vấn để người dân có thể hiểu rõ hơn tránh tình trạng tiền mất tật mang, biết cách lựa chọn sản phẩm cũng như công ty.Tóm lại đây cũng là phương thức kinh doanh tồn tại song song với các phương thức KD khác. Và chắc chắn không có chuyện làm giàu dễ dàng ở đây. Đã là kinh doanh thì nó không thể phù hợp với tất cả mọi người và có người hợp với công ty này, có người hợp công ty khác.
9 hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp :
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Bán hàng đa cấp Sinh Lợi “mọc” đầu mới?
Ngày 22/6/2006, Sở Thương mại TPHCM đã ra quyết định thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp của Công ty Sinh Lợi vì hành vi gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, như một con quái vật, ngay sau khi bị chặt đầu, Sinh Lợi “mọc” ngay đầu khác.
Sau khi Sở Thương Mại TPHCM ra quyết định thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp của Sinh Lợi, nhiều người đã mừng vì từ giờ sẽ không còn ai bị rơi vào tình cảnh “đi cũng dở, ở không xong” vì đã bỏ ra hàng triệu đồng để mua hàng, làm thành viên. Tuy nhiên, trên thực tế, do mức siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mang lại nên dù bị chặt đầu này, nó liền “mọc” ngay đầu khác.Tại trụ sở cũ của công ty Sinh Lợi trên đường Cầu Diễn, Hà Nội đã “mọc” lên công ty Thiên Ngọc Minh Uy để thay thế Sinh Lợi. Còn Sinh Lợi thì sao? Dù đã bị thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp nhưng ở đây vẫn còn dòng chữ “Chi nhánh công ty Sinh Lợi”, to đùng như thách thức cơ quan chức năng. Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi có mặt tại trụ sở công ty Sinh Lợi cũ, nay là công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Bãi đỗ xe của công ty vẫn chật ních hàng trăm xe máy, ôtô mang biển kiểm soát ở nhiều tỉnh phía Bắc chứng tỏ sự làm ăn rất thịnh vượng của công ty này.Một điều may mắn là tôi gặp lại Kiên, một “Phi ưng” dưới thời Sinh Lợi, người đã đưa tôi “nhập cuộc” (giới thiệu tôi vào Sinh Lợi khi tôi thực hiện bài điều tra hồi cuối năm 2005 ). Giờ, Kiên lại đeo biển “Trưởng phòng”, thấy tôi ngạc nhiên, Kiên giới thiệu: “Sinh Lợi giờ phát triển lớn mạnh thành… tập đoàn rồi. Thiên Ngọc Minh Uy là công ty con của Sinh Lợi, chính vì thế cũng có chút thay đổi. Em trước là Phi ưng, nay được đổi thành Trưởng phòng, thu nhập vẫn… trên 60 triệu đồng/tháng”. (?!)Kiên dẫn tôi đi xem các sản phẩm của Thiên Ngọc Minh Uy, vẫn là những mặt hàng tôi đã từng “nhẵn mặt”, với giá cả … trên trời. Chiếc nồi lẩu điện không nhãn mác: 800.000 đồng; máy sục ôzôn: 3000.000 đồng… Kiên thao thao mời tôi: anh tham gia đi, mua lấy vài sản phẩm, giờ làm ăn “ổn” lắm. Có lẽ công cuộc làm ăn của Thiên Ngọc Minh Uy cũng “ổn” thật khi qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài các buổi học để “giới thiệu mô hình kinh doanh đa cấp” vào ban ngày, Thiên Ngọc Minh Uy còn tổ chức cả lớp học ngoài giờ hành chính để thu hút lượng khách “tranh thủ” vào buổi tối.Cuối giờ chiều, sau khi một lớp học kết thúc, chúng tôi chứng kiến từng tốp hợp tác viên đeo thẻ rời công ty, trên tay mỗi người khư khư một hoặc hai sản phẩm vừa mua từ Thiên Ngọc Minh Uy. Họ chính là những hợp tác viên vừa ký hợp đồng. Hầu hết họ đều là những người còn rất trẻ. Một lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Thương Mại từng tâm sự rất thật: Cái khó nhất là chưa tìm được người tham gia bán hàng đa cấp tố cáo và làm chứng về các hành vi bán hàng đa cấp bất chính của các công ty này, dù trên thực tế, chúng tôi có nhận được tin báo về một số công ty làm ăn không đàng hoàng.Tôi hiểu, với họ, vòng xoáy đa cấp đã bắt đầu.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về trường hợp Công ty Sinh Lợi đã bị rút giấy phép ở TPHCM nhưng lại ra Hà Nội xin giấy phép với một tên gọi mới, ông Trần Anh Sơn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại khẳng định: Nếu Sinh Lợi đứng ra xin giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp mới thì chắc chắn là không được vì theo quy định phải 1 năm sau khi bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, mới được xem xét hồ sơ đề nghi cấp lại giấy này. Còn nếu là một doanh nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức bán hàng đa cấp đứng ra đề nghị cấp giấy đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền vẫn cấp. Nếu vi phạm thì doanh nghiệp này sẽ lại bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
• Thứ nhất: Do đây là mô hình kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên nhận thức của người dân chưa hiểu thực sự bản chất về ngành kinh doanh này nên có hai xu hướng đánh giá: Một là phủ nhận hoàn toàn, hai là khuếch đại quá lớn về cơ hội kinh doanh, về sản phẩm.
• Thứ hai: Do việc luật hoá các doanh nghiệp BHĐC còn chưa rõ ràng. Các bạn có thể đọc cuốn Nghị định giám sát BHĐC, các bạn sẽ thấy còn nhiều lỗ hổng, nhiều điểm rất dễ để các doanh nghiệp làm ăn không minh bạch lợi dụng, gây mất lòng tin với nhân dân. Điển hình là công ty Sinh Lợi trước đây.
• Thứ ba: Đây là mô hình kinh doanh mỗi phân phối viên ( nhà phân phối) kinh doanh theo tư cách độc lập, được nhượng quyền kinh doanh từ công ty mẹ. Vì thế có rất nhiều nhà phân phối của các công ty, kể cả các nhà phân phôi của các công ty có sản phẩm tốt, rất minh bạch đã thổi phồng sự thật về tính năng tác dụng của sản phẩm, thổi phồng về cơ hội kinh doanh. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho thương hiệu các công ty chân chính.
• Thứ tư: Vì nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nên có nhiều trường hợp họ bỏ ra một số tiền vài ba triệu đồng để mua những chiếc máy mà nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng, tinh năng tác dụng không tương xứng với số tiền bỏ ra.
. Theo quan điểm của tôi đây là ngành kinh doanh có phương thức phân phối khá hay nhưng còn quá nhiều lỗ hỗng kẽ hở khi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Chắc chắn có công ty sản phẩm tốt, có cồng ty sản phẩm tồi, có công ty minh bạch, có công ty lừa đảo. Điều quan trọng nhất là người dân cần nhận thức đầy đủ để quyết định mua sp, hay tham gia hình thức kinh doanh này. Để tránh những hiện tượng xấu xảy tôi hi vọng nhà nước sẽ có những luật hoá cụ thể hơn về các công ty trong ngành KD này. Có ban tư vấn để người dân có thể hiểu rõ hơn tránh tình trạng tiền mất tật mang, biết cách lựa chọn sản phẩm cũng như công ty.Tóm lại đây cũng là phương thức kinh doanh tồn tại song song với các phương thức KD khác. Và chắc chắn không có chuyện làm giàu dễ dàng ở đây. Đã là kinh doanh thì nó không thể phù hợp với tất cả mọi người và có người hợp với công ty này, có người hợp công ty khác.
9 hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp :
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Bán hàng đa cấp Sinh Lợi “mọc” đầu mới?
Ngày 22/6/2006, Sở Thương mại TPHCM đã ra quyết định thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp của Công ty Sinh Lợi vì hành vi gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, như một con quái vật, ngay sau khi bị chặt đầu, Sinh Lợi “mọc” ngay đầu khác.
Sau khi Sở Thương Mại TPHCM ra quyết định thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp của Sinh Lợi, nhiều người đã mừng vì từ giờ sẽ không còn ai bị rơi vào tình cảnh “đi cũng dở, ở không xong” vì đã bỏ ra hàng triệu đồng để mua hàng, làm thành viên. Tuy nhiên, trên thực tế, do mức siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mang lại nên dù bị chặt đầu này, nó liền “mọc” ngay đầu khác.Tại trụ sở cũ của công ty Sinh Lợi trên đường Cầu Diễn, Hà Nội đã “mọc” lên công ty Thiên Ngọc Minh Uy để thay thế Sinh Lợi. Còn Sinh Lợi thì sao? Dù đã bị thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp nhưng ở đây vẫn còn dòng chữ “Chi nhánh công ty Sinh Lợi”, to đùng như thách thức cơ quan chức năng. Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi có mặt tại trụ sở công ty Sinh Lợi cũ, nay là công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Bãi đỗ xe của công ty vẫn chật ních hàng trăm xe máy, ôtô mang biển kiểm soát ở nhiều tỉnh phía Bắc chứng tỏ sự làm ăn rất thịnh vượng của công ty này.Một điều may mắn là tôi gặp lại Kiên, một “Phi ưng” dưới thời Sinh Lợi, người đã đưa tôi “nhập cuộc” (giới thiệu tôi vào Sinh Lợi khi tôi thực hiện bài điều tra hồi cuối năm 2005 ). Giờ, Kiên lại đeo biển “Trưởng phòng”, thấy tôi ngạc nhiên, Kiên giới thiệu: “Sinh Lợi giờ phát triển lớn mạnh thành… tập đoàn rồi. Thiên Ngọc Minh Uy là công ty con của Sinh Lợi, chính vì thế cũng có chút thay đổi. Em trước là Phi ưng, nay được đổi thành Trưởng phòng, thu nhập vẫn… trên 60 triệu đồng/tháng”. (?!)Kiên dẫn tôi đi xem các sản phẩm của Thiên Ngọc Minh Uy, vẫn là những mặt hàng tôi đã từng “nhẵn mặt”, với giá cả … trên trời. Chiếc nồi lẩu điện không nhãn mác: 800.000 đồng; máy sục ôzôn: 3000.000 đồng… Kiên thao thao mời tôi: anh tham gia đi, mua lấy vài sản phẩm, giờ làm ăn “ổn” lắm. Có lẽ công cuộc làm ăn của Thiên Ngọc Minh Uy cũng “ổn” thật khi qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài các buổi học để “giới thiệu mô hình kinh doanh đa cấp” vào ban ngày, Thiên Ngọc Minh Uy còn tổ chức cả lớp học ngoài giờ hành chính để thu hút lượng khách “tranh thủ” vào buổi tối.Cuối giờ chiều, sau khi một lớp học kết thúc, chúng tôi chứng kiến từng tốp hợp tác viên đeo thẻ rời công ty, trên tay mỗi người khư khư một hoặc hai sản phẩm vừa mua từ Thiên Ngọc Minh Uy. Họ chính là những hợp tác viên vừa ký hợp đồng. Hầu hết họ đều là những người còn rất trẻ. Một lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Thương Mại từng tâm sự rất thật: Cái khó nhất là chưa tìm được người tham gia bán hàng đa cấp tố cáo và làm chứng về các hành vi bán hàng đa cấp bất chính của các công ty này, dù trên thực tế, chúng tôi có nhận được tin báo về một số công ty làm ăn không đàng hoàng.Tôi hiểu, với họ, vòng xoáy đa cấp đã bắt đầu.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về trường hợp Công ty Sinh Lợi đã bị rút giấy phép ở TPHCM nhưng lại ra Hà Nội xin giấy phép với một tên gọi mới, ông Trần Anh Sơn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại khẳng định: Nếu Sinh Lợi đứng ra xin giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp mới thì chắc chắn là không được vì theo quy định phải 1 năm sau khi bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, mới được xem xét hồ sơ đề nghi cấp lại giấy này. Còn nếu là một doanh nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức bán hàng đa cấp đứng ra đề nghị cấp giấy đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền vẫn cấp. Nếu vi phạm thì doanh nghiệp này sẽ lại bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy Đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.