dohuong
12-12-2009, 09:45 PM
Dân trí) - Đi chợ về, Hiền đang loay hoay mở cửa thì Khương từ phía sau dãy nhà vệ sinh lao lên tát vào mặt rồi đạp cô bổ nhào trước phòng trọ. Vừa đạp Khương vừa nói như quát: “Hết chối nhé! Lúc nãy, tôi thấy rõ cô cười phớ lớ với thằng bán hoa quả”.
Một vài sinh viên xóm trọ mở cửa ra nhìn, Hiền đang bò lê dưới đất. Khi cô lọ mọ đứng dậy, lập tức Khương lại đưa chân đạp xuống. Hiền van người yêu một cách gượng gạo: “Em đâu có cười…” “Chối này, chối này”, cứ sau mỗi câu chối này, Khương lại đưa chân đạp lên người bạn gái.
Thấy cảnh đó, có sinh viên trong xóm trọ ở đường cuối đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) đưa tay đóng rầm cửa phòng tỏ ý khó chịu. Thế nhưng, chẳng một ai lên tiếng vì đó là việc riêng của hai người, hơn nữa cảnh Khương đánh đập Hiền mọi người cũng đã quá nhàm. “Đến nó (Hiền) còn bị đánh đến quen huống chi mình ngoài cuộc, đôi lúc thằng đó đánh con kia bọn em còn chẳng thèm xem”, Lại, nữ sinh trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nói.
Hiền học trung cấp, còn Khương là sinh viên năm cuối ĐH. Yêu nhau được hơn một năm, không chuyển về sống chung như nhiều cặp sinh viên sống thử khác nhưng không vì thế mà tránh được cảnh bạo lực vì Khương có máu ghen tuông bệnh hoạn.
Khương cấm tiệt Hiền không được tiếp xúc, cười đùa với người khác giới. Yêu Khương, Hiền còn hứa: “Em thề, em không dám!”. Nhưng Khương vẫn thường xuyên rình mò để bắt quả tang… Hiền nói cười với người khác giới. Hiền ra chợ mà mua hàng hóa của… đàn ông con trai bán, Khương biết là no đòn ngay.
Có lần, Hiền về quê lên, Khương không đón được, cô gọi xe ôm, vừa về đến phòng trọ thì Khương đã lao ra xỉ vả vì: “Cô ngồi sau cứ kè kè vào gã xe thồ”. Thế nên, hàng ngày Hiền chẳng dám tiếp xúc với ai, đi học về lại lủi thủi đóng cửa ngồi trong phòng. Thế nhưng vẫn khó để tránh đòn roi.
guyệt, sinh viên một trường ĐH nằm ở quận 5 còn bị “giam lỏng” chặt hơn cả Hiền. Cười với người khác giới thì khỏi nói, Nguyệt sẽ bị chàng người yêu tên Sơn hơn hai tuổi đánh sưng miệng ngay bất kể đang ở ngoài đường, lớp học hay ở tiệc sinh nhật của bạn bè.
Mọi tin nhắn, cuộc gọi đến số điện thoại của Nguyệt, Sơn đều kiểm soát. Nếu bắt gặp một số lạ nào đó nhắn vào số bạn gái, Sơn lập tức chửi bới: “Cô là gái gọi à? Có người yêu rồi mà còn lẳng lơ”. Nguyệt thanh minh, số lạ mình không biết thì càng chết: “Đĩ rồi còn già mồm. Tại sao lại có số máy lạ gọi vào máy của cô, cô không cho người ta sao biết mà gọi. Một lần nữa thì đừng trách tôi”.
Sơn còn không cho Nguyệt đi chơi cả với bạn gái, không cho Nguyệt tham gia bất cứ hoạt động nào ở trường, ở lớp, vì cậu ta sợ như thế Nguyệt sẽ có cơ hội tiếp xúc với “những gã đàn ông khác”. Thế nên, Nguyệt đúng là “gái cấm cung” đúng nghĩa vì ngay cả đến việc muốn về quê cũng phải được phép của Sơn.
Sơn thì vậy, nhưng ngạc nhiên hơn là Nguyệt chấp nhận bị “giam lỏng” như thế không chỉ vì tin rằng Sơn quá yêu mình nên ghen mà còn sợ nếu cô không nghe lời thì sẽ bị Sơn đánh hoặc bị bỏ rơi.
Thấy Sơn quá tàn bạo, khắt khe với bạn gái, bạn bè khuyên can thì cậu ta cười: “Hư thì phải đánh, đó là quyền của mình. Hơn nữa, càng đánh, càng cấm nàng càng thấy mình yêu nàng. Nàng chỉ tức lúc đó thôi, sau lại cười: “Em biết vì anh yêu em”.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tư vấn trực tiếp chương trình phát thanh Cửa sổ tình yêu Quỳnh Nga - tổng đài 1900.59.99.21 cho hay, chương trình nhận được rất nhiều cuộc gọi của nhiều bạn gái bị người yêu đánh đập vì lý do quá ghen tuông. Thậm chí có bạn gái còn bị người yêu đánh đến mức phải vào viện cấp cứu chỉ vì một tin nhắn trêu đùa của số máy lạ hoặc vô tình cười nói với người khác giới. Tuy vậy, nhưng phần đông các bạn gái vẫn không nghĩ mình bị bạo hành hoặc cố tình che đậy.
Khi chuyên gia từ tổng đài hỏi: “Em có biết như vậy là em đang bị người yêu bạo hành không?” thì đáng buồn là hầu hết các bạn gái đều trả lời: “Em nghĩ trong lúc nóng giận anh ấy mới xử sự như vậy. Còn lúc bình thường anh ấy vui vẻ và yêu em lắm”. Có em còn tin: “Mặc dù lúc bị đánh em rất buồn nhưng anh ấy đánh em, cấm em này nọ chứng tỏ anh ấy chỉ yêu mình em”.
“Đôi lúc chúng tôi cũng không hiểu là các bạn đang cố tình bao biện cho hành vi bạo lực của người yêu hay thực sự họ không hiểu thế nào là bạo hành. Đôi lúc nhiều em lại chấp nhận việc bị đánh, bị quản lý như một cách để giữ người yêu. Vô tình họ đã nhân nhượng, tiếp tay cho hành vi vũ phu của bạn trai”, chuyên gia tư vấn tâm lý Quỳnh Nga nói và chị khẳng định: “Chính vì thế dù bị đánh đập nhưng ít bạn gái có thể dứt khoát chia tay được người yêu vũ phu”.
Một vài sinh viên xóm trọ mở cửa ra nhìn, Hiền đang bò lê dưới đất. Khi cô lọ mọ đứng dậy, lập tức Khương lại đưa chân đạp xuống. Hiền van người yêu một cách gượng gạo: “Em đâu có cười…” “Chối này, chối này”, cứ sau mỗi câu chối này, Khương lại đưa chân đạp lên người bạn gái.
Thấy cảnh đó, có sinh viên trong xóm trọ ở đường cuối đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) đưa tay đóng rầm cửa phòng tỏ ý khó chịu. Thế nhưng, chẳng một ai lên tiếng vì đó là việc riêng của hai người, hơn nữa cảnh Khương đánh đập Hiền mọi người cũng đã quá nhàm. “Đến nó (Hiền) còn bị đánh đến quen huống chi mình ngoài cuộc, đôi lúc thằng đó đánh con kia bọn em còn chẳng thèm xem”, Lại, nữ sinh trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nói.
Hiền học trung cấp, còn Khương là sinh viên năm cuối ĐH. Yêu nhau được hơn một năm, không chuyển về sống chung như nhiều cặp sinh viên sống thử khác nhưng không vì thế mà tránh được cảnh bạo lực vì Khương có máu ghen tuông bệnh hoạn.
Khương cấm tiệt Hiền không được tiếp xúc, cười đùa với người khác giới. Yêu Khương, Hiền còn hứa: “Em thề, em không dám!”. Nhưng Khương vẫn thường xuyên rình mò để bắt quả tang… Hiền nói cười với người khác giới. Hiền ra chợ mà mua hàng hóa của… đàn ông con trai bán, Khương biết là no đòn ngay.
Có lần, Hiền về quê lên, Khương không đón được, cô gọi xe ôm, vừa về đến phòng trọ thì Khương đã lao ra xỉ vả vì: “Cô ngồi sau cứ kè kè vào gã xe thồ”. Thế nên, hàng ngày Hiền chẳng dám tiếp xúc với ai, đi học về lại lủi thủi đóng cửa ngồi trong phòng. Thế nhưng vẫn khó để tránh đòn roi.
guyệt, sinh viên một trường ĐH nằm ở quận 5 còn bị “giam lỏng” chặt hơn cả Hiền. Cười với người khác giới thì khỏi nói, Nguyệt sẽ bị chàng người yêu tên Sơn hơn hai tuổi đánh sưng miệng ngay bất kể đang ở ngoài đường, lớp học hay ở tiệc sinh nhật của bạn bè.
Mọi tin nhắn, cuộc gọi đến số điện thoại của Nguyệt, Sơn đều kiểm soát. Nếu bắt gặp một số lạ nào đó nhắn vào số bạn gái, Sơn lập tức chửi bới: “Cô là gái gọi à? Có người yêu rồi mà còn lẳng lơ”. Nguyệt thanh minh, số lạ mình không biết thì càng chết: “Đĩ rồi còn già mồm. Tại sao lại có số máy lạ gọi vào máy của cô, cô không cho người ta sao biết mà gọi. Một lần nữa thì đừng trách tôi”.
Sơn còn không cho Nguyệt đi chơi cả với bạn gái, không cho Nguyệt tham gia bất cứ hoạt động nào ở trường, ở lớp, vì cậu ta sợ như thế Nguyệt sẽ có cơ hội tiếp xúc với “những gã đàn ông khác”. Thế nên, Nguyệt đúng là “gái cấm cung” đúng nghĩa vì ngay cả đến việc muốn về quê cũng phải được phép của Sơn.
Sơn thì vậy, nhưng ngạc nhiên hơn là Nguyệt chấp nhận bị “giam lỏng” như thế không chỉ vì tin rằng Sơn quá yêu mình nên ghen mà còn sợ nếu cô không nghe lời thì sẽ bị Sơn đánh hoặc bị bỏ rơi.
Thấy Sơn quá tàn bạo, khắt khe với bạn gái, bạn bè khuyên can thì cậu ta cười: “Hư thì phải đánh, đó là quyền của mình. Hơn nữa, càng đánh, càng cấm nàng càng thấy mình yêu nàng. Nàng chỉ tức lúc đó thôi, sau lại cười: “Em biết vì anh yêu em”.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tư vấn trực tiếp chương trình phát thanh Cửa sổ tình yêu Quỳnh Nga - tổng đài 1900.59.99.21 cho hay, chương trình nhận được rất nhiều cuộc gọi của nhiều bạn gái bị người yêu đánh đập vì lý do quá ghen tuông. Thậm chí có bạn gái còn bị người yêu đánh đến mức phải vào viện cấp cứu chỉ vì một tin nhắn trêu đùa của số máy lạ hoặc vô tình cười nói với người khác giới. Tuy vậy, nhưng phần đông các bạn gái vẫn không nghĩ mình bị bạo hành hoặc cố tình che đậy.
Khi chuyên gia từ tổng đài hỏi: “Em có biết như vậy là em đang bị người yêu bạo hành không?” thì đáng buồn là hầu hết các bạn gái đều trả lời: “Em nghĩ trong lúc nóng giận anh ấy mới xử sự như vậy. Còn lúc bình thường anh ấy vui vẻ và yêu em lắm”. Có em còn tin: “Mặc dù lúc bị đánh em rất buồn nhưng anh ấy đánh em, cấm em này nọ chứng tỏ anh ấy chỉ yêu mình em”.
“Đôi lúc chúng tôi cũng không hiểu là các bạn đang cố tình bao biện cho hành vi bạo lực của người yêu hay thực sự họ không hiểu thế nào là bạo hành. Đôi lúc nhiều em lại chấp nhận việc bị đánh, bị quản lý như một cách để giữ người yêu. Vô tình họ đã nhân nhượng, tiếp tay cho hành vi vũ phu của bạn trai”, chuyên gia tư vấn tâm lý Quỳnh Nga nói và chị khẳng định: “Chính vì thế dù bị đánh đập nhưng ít bạn gái có thể dứt khoát chia tay được người yêu vũ phu”.