nhanvatso1
12-09-2009, 07:13 PM
Mẹ đã bỏ năm tiếng đồng hồ đi taxi đến trung tâm huấn luyện không quân, nơi tôi đang công tác. Tôi thấy bà từ chiếc Renault cũ kỹ bước xuống căn tin, tay cầm can, miệng phì phèo điếu Gaulois trước cái nhìn tò mò của đám tân binh tinh quái. Tôi chạy ra đón, vừa mừng, vừa khó chịu vì sự hiện diện của bà - một phụ nữ - trong một thế giới toàn những trang nam tử được đào tạo để chiến đấu chống những tên giặc lái Đức quốc xã. Một huấn luyện viên vừa nghiêm khắc, vừa nguyên tắc như tôi lại được mẹ đến thăm thì đúng là một cậu ấm rồi ! Còn đâu huyền thoại người hùng trước các học viên tôi từng lên lớp. Tôi định dìu bà vào một góc kín đáo hơn, nhưng bà lùi lại, hân hoan nhìn tôi, cao giọng cho mọi người nghe: " Con sẽ là một anh hùng trong không lực, một Guynemer thứ hai của tổ quốc". Sau lưng tôi, đáp lại là tiếng cười rúc rích của đám tân binh. Tôi thì thầm giải thích cho bà hiểu là bà sẽ gây khó khăn cho tôi trước cấp chỉ huy. Bà chợt biến sắc, môi run rẩy:" Thế ra con thổ thẹn vì mẹ à!". Bỗng chốc mọi tự hào về binh chủng, cấp bậc, mọi giữ gìn trước đám tân binh thi nhau rơi rụng. Tôi quàng lấy vai bà, lòng tràn ngập niềm ân hận lẫn thương yêu.
Cha tôi mất năm tôi 13 tuổi, vào lúc Châu Âu đang gặp suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Tuy thế, với nghề chào hàng hưởng hoa hồng, tôi không hiểu bà xoay sở thế nào để mỗi chiều đều có một đĩa thịt nướng đặt trên bàn ăn cho tôi, như chiến tích chiến thắng từng ngày một trước nghịch cảnh. Nhưng mẹ không bao giờ ngồi vào bàn ăn chung với tôi mặc dù đã nhiều lần tôi khẩn khoản mời bà.
" Còn mẹ, mẹ sẽ ăn dưới bếp để tiện bề dọn dẹp!", bà thường bảo tôi như thế. Bất chợt một hôm tôi rời bàn ăn xuống bếp, thì ra bữa ăn chiều của bà chỉ có một lát bánh mì và hai củ khoai tây nhỏ xíu. Tôi lặng người muốn khóc, nhưng những giọt lệ lặng lẽ chảy vào tim chuyển thành niềm tri ân vô hạn. Tôi lớn lên như thế đấy, trong những ngày dài hi sinh và lao động liên tục bào mòn sức khoẻ của mẹ.
Mẹ đến thăm tôi vào lúc bọn Đức bắt đầu gây chiến và chúng tôi chuẩn bị những trận đánh đầu tiên. Với nụ cười thật dịu dàng, thật lạc quan, bà nói bằng một giọng đầy tin tưởng:" Mẹ bảo đảm là không có điều gì bất hạnh xảy đến với con, hãy tin nơi mẹ!"
- "Không một phi công nào có thể sống sót đến lúc chiến tranh kết thúc, mẹ ạ!" Tôi đáp. Bà nhìn tôi ngỡ ngàng rồi sau đó bà tuyên bố dứt khoát là tôi sẽ được che chở, làm như bà linh cảm được diễn biến của chiến tranh và đạt được một thỏa hiệp với định mệnh. Nhờ mẹ, tôi lấy lại được niềm tin và lên đường chiến đấu với tâm hồn thanh thản.
Nước Pháp bại trận, cả phi đội chúng tôi phải vội vã di tản sang Anh Quốc. Những bức thiw không ghi ngày tháng của mẹ tôi, được bạn bà ở Thụy Sĩ gửi đến, luôn theo tôi như những bạn đồng hành trên khắp mọi nẻo chiến trường. Sau một vài phi vụ phối hợp cùng không lực hoàng gia Anh trên nước Đức, bà đã hân hoan gửi đến tôi lời chúc mừng:" COn yêu dấu và anh hùng của mẹ, trên bầu trời thù nghịch, đôi cánh của con đã gieo bao hãi hùng cho bọn Đức quốc xã." Tôi hiểu ra rằng đối với mẹ tôi, mỗi căn cứ quân sự bị oanh tạc, mỗi phi cơ bị bắn rơi, tất cả đều là chiến tích của tôi.
Tuy nhiên, những bức thư của mẹ càng lúc càng ngắn, nét bút vội vã và đôi khi đến tay tôi bốn năm bức một lượt. Nội dung vẫn là những lời động viên lạc quan, nhưng đâu đấy thấp thoáng nỗi buồn, nỗi bâng khuâng làm tôi xót xa."....MẸ mong con đừng lo nghĩ đến mẹ. Hãy nhớ giờ đây con là người lớn, có thể tự mình đương đầu cùng nghịch cảnh.Con hãy lập gia đình để có người chăm sóc...Sức khoẻ mẹ vẫn tốt...."
Sau khi quân đồng minh đổ bộ thắng lợi ở Norrmandie, các bức thư của bà mang theo một niềm vui tĩnh tại, như thế bà đã đạt được mục tiêu hàng mong ước. Đôi khi chúng mang nét trào lộng nhưng cũng phảng phất một ít buồn phiền: "... Con yêu, chúng ta đã xa cách nhau nhiều năm, giờ đây chắc hẳn con không cần mẹ hiện diện bên cạnh nữa. Khi con trở về trong chiến thắng, con hãy tha lỗi cho mẹ...." Tôi linh cảm có điều gì đó không ổn với nỗi lo sợ bâng quơ.
Paris đã được giải phóng.... LỆnh từ trung ương cho các sĩ quan chiến đấu trong không lực được về phép thăm gia đình. Với quân hàm đại úy trên cầu vai, ngực lấp lãnh những huân chương kháng chiến trên đường về nhà, lòng tôi nở hoa, dạt dào tin tưởng và hi vọng mẹ sẽ hài lòng. Đến trước nhà trọ Mermonts, nơi mẹ tôi tạm trú, không một ai ra đón mừng tôi cả, chỉ có tiếng gió thì thầm qua những cành thông đìu hiu. Mọi người chỉ nghe nói mơ hồ về mẹ tôi nhưng không ai biết rõ về bà. Phải mất đến vài tiếng đồng hồ tôi mới khám phá ra thực tế đau lòng: mẹ tôi đã qua đời hơn ba năm, chỉ vài tháng sau khi tôi cùng phi đội bay sang Anh quốc. Nhưng bà biết tôi sẽ không thể nào đứng vững nếu không có bà chăm chút về mặt tinh thần. Vì thế trước khi giã từ cuộc sống, bà đã cố viết gần 250 bức thư và nhờ một người bạn tuần tự gửi cho tôi, tạo ấn tượng là bà vẫn còn khoẻ mạnh và theo dõi thật sát những chiến công của con bà. Như thế, tôi vẫn tiếp tục nhận được từ mẹ thân thương lòng can đảm, nghị lực cần thiết để có thể chiến đấu và tồn tại, kể cả khi bà đã mất !
Vĩnh biệt mẹ thương yêu, vĩnh biệt lòng nhân hậu, tấm gương hi sinh cao cả và ước nguyện. Mẹ đã mãi mãi bình an nơi cõi vĩnh hằng.
Lời nhắn nhủ: Hỡi tất cả các bạn thân yêu! Những người mẹ, những người đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta thành người, họ đã không quản gian lao vất vả, hi sinh cuộc sống cho con mình vẫn luôn ở bên chúng ta. Hãy yêu thương họ hết mức có thể để họ nhận được tình yêu thương trước khi họ rời xa chúng ta
st
Cha tôi mất năm tôi 13 tuổi, vào lúc Châu Âu đang gặp suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Tuy thế, với nghề chào hàng hưởng hoa hồng, tôi không hiểu bà xoay sở thế nào để mỗi chiều đều có một đĩa thịt nướng đặt trên bàn ăn cho tôi, như chiến tích chiến thắng từng ngày một trước nghịch cảnh. Nhưng mẹ không bao giờ ngồi vào bàn ăn chung với tôi mặc dù đã nhiều lần tôi khẩn khoản mời bà.
" Còn mẹ, mẹ sẽ ăn dưới bếp để tiện bề dọn dẹp!", bà thường bảo tôi như thế. Bất chợt một hôm tôi rời bàn ăn xuống bếp, thì ra bữa ăn chiều của bà chỉ có một lát bánh mì và hai củ khoai tây nhỏ xíu. Tôi lặng người muốn khóc, nhưng những giọt lệ lặng lẽ chảy vào tim chuyển thành niềm tri ân vô hạn. Tôi lớn lên như thế đấy, trong những ngày dài hi sinh và lao động liên tục bào mòn sức khoẻ của mẹ.
Mẹ đến thăm tôi vào lúc bọn Đức bắt đầu gây chiến và chúng tôi chuẩn bị những trận đánh đầu tiên. Với nụ cười thật dịu dàng, thật lạc quan, bà nói bằng một giọng đầy tin tưởng:" Mẹ bảo đảm là không có điều gì bất hạnh xảy đến với con, hãy tin nơi mẹ!"
- "Không một phi công nào có thể sống sót đến lúc chiến tranh kết thúc, mẹ ạ!" Tôi đáp. Bà nhìn tôi ngỡ ngàng rồi sau đó bà tuyên bố dứt khoát là tôi sẽ được che chở, làm như bà linh cảm được diễn biến của chiến tranh và đạt được một thỏa hiệp với định mệnh. Nhờ mẹ, tôi lấy lại được niềm tin và lên đường chiến đấu với tâm hồn thanh thản.
Nước Pháp bại trận, cả phi đội chúng tôi phải vội vã di tản sang Anh Quốc. Những bức thiw không ghi ngày tháng của mẹ tôi, được bạn bà ở Thụy Sĩ gửi đến, luôn theo tôi như những bạn đồng hành trên khắp mọi nẻo chiến trường. Sau một vài phi vụ phối hợp cùng không lực hoàng gia Anh trên nước Đức, bà đã hân hoan gửi đến tôi lời chúc mừng:" COn yêu dấu và anh hùng của mẹ, trên bầu trời thù nghịch, đôi cánh của con đã gieo bao hãi hùng cho bọn Đức quốc xã." Tôi hiểu ra rằng đối với mẹ tôi, mỗi căn cứ quân sự bị oanh tạc, mỗi phi cơ bị bắn rơi, tất cả đều là chiến tích của tôi.
Tuy nhiên, những bức thư của mẹ càng lúc càng ngắn, nét bút vội vã và đôi khi đến tay tôi bốn năm bức một lượt. Nội dung vẫn là những lời động viên lạc quan, nhưng đâu đấy thấp thoáng nỗi buồn, nỗi bâng khuâng làm tôi xót xa."....MẸ mong con đừng lo nghĩ đến mẹ. Hãy nhớ giờ đây con là người lớn, có thể tự mình đương đầu cùng nghịch cảnh.Con hãy lập gia đình để có người chăm sóc...Sức khoẻ mẹ vẫn tốt...."
Sau khi quân đồng minh đổ bộ thắng lợi ở Norrmandie, các bức thư của bà mang theo một niềm vui tĩnh tại, như thế bà đã đạt được mục tiêu hàng mong ước. Đôi khi chúng mang nét trào lộng nhưng cũng phảng phất một ít buồn phiền: "... Con yêu, chúng ta đã xa cách nhau nhiều năm, giờ đây chắc hẳn con không cần mẹ hiện diện bên cạnh nữa. Khi con trở về trong chiến thắng, con hãy tha lỗi cho mẹ...." Tôi linh cảm có điều gì đó không ổn với nỗi lo sợ bâng quơ.
Paris đã được giải phóng.... LỆnh từ trung ương cho các sĩ quan chiến đấu trong không lực được về phép thăm gia đình. Với quân hàm đại úy trên cầu vai, ngực lấp lãnh những huân chương kháng chiến trên đường về nhà, lòng tôi nở hoa, dạt dào tin tưởng và hi vọng mẹ sẽ hài lòng. Đến trước nhà trọ Mermonts, nơi mẹ tôi tạm trú, không một ai ra đón mừng tôi cả, chỉ có tiếng gió thì thầm qua những cành thông đìu hiu. Mọi người chỉ nghe nói mơ hồ về mẹ tôi nhưng không ai biết rõ về bà. Phải mất đến vài tiếng đồng hồ tôi mới khám phá ra thực tế đau lòng: mẹ tôi đã qua đời hơn ba năm, chỉ vài tháng sau khi tôi cùng phi đội bay sang Anh quốc. Nhưng bà biết tôi sẽ không thể nào đứng vững nếu không có bà chăm chút về mặt tinh thần. Vì thế trước khi giã từ cuộc sống, bà đã cố viết gần 250 bức thư và nhờ một người bạn tuần tự gửi cho tôi, tạo ấn tượng là bà vẫn còn khoẻ mạnh và theo dõi thật sát những chiến công của con bà. Như thế, tôi vẫn tiếp tục nhận được từ mẹ thân thương lòng can đảm, nghị lực cần thiết để có thể chiến đấu và tồn tại, kể cả khi bà đã mất !
Vĩnh biệt mẹ thương yêu, vĩnh biệt lòng nhân hậu, tấm gương hi sinh cao cả và ước nguyện. Mẹ đã mãi mãi bình an nơi cõi vĩnh hằng.
Lời nhắn nhủ: Hỡi tất cả các bạn thân yêu! Những người mẹ, những người đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta thành người, họ đã không quản gian lao vất vả, hi sinh cuộc sống cho con mình vẫn luôn ở bên chúng ta. Hãy yêu thương họ hết mức có thể để họ nhận được tình yêu thương trước khi họ rời xa chúng ta
st