dohuong
12-09-2009, 01:49 PM
Có lần mẹ về thăm ông, thấy ông bà ngồi ở bậc cửa nhìn ra, mẹ hỏi ăn “ăn cơm chưa cha” ông bảo “có gì mà ăn con” ruột mẹ đau như thắt. Tới bây giờ, nhiều lúc ăn cơm mẹ lại khóc nức nở.
Ngoại trở về trong ký ức tôi qua những câu chuyện của mẹ. Lưng ngoại còng, đôi chân già yếu. Nhưng tận những năm tháng cuối đời, ngoại vẫn chống gậy, lê từng bước đi thăm con cháu. Rồi một chiều cuối tháng hai, mưa như trút nước, ngoại đi và không bao giờ trở lại. Ròng rã hai mươi lăm năm, sau ngày ngoại mất, những vết thương lòng trăn trở vì chưa một ngày tận hiếu vẫn âm thầm cứa nát trái tim mẹ.
Là con út và là con gái duy nhất trong gia đình nên ông bà thương mẹ nhiều lắm. Năm mẹ mười tám tuổi, hai cậu đã vào nam đi kinh tế mới, nhà chỉ còn mình mẹ gánh vác ruộng nương. Bốn năm sau, chiều ý ông mẹ đồng ý cho người ta đi chạm ngõ. Lấy chồng, điều mẹ không tưởng đến. Mẹ lo cho ông bà, một mình côi cút, lúc trái gió trở trời không người săn sóc. Thế nhưng trước sự cương quyết của ông mẹ cũng đành cắp nón về nhà chồng. Nhà chẳng có thứ gì đáng giá làm của hồi môn cho con, ông bà cho mẹ một cặp chum sành và một chiếc mâm đồng.
Hồi đó gia cảnh nhà ai cũng nghèo, ăn bữa hôm, lo bữa mai, cơm độn khoai cũng không đủ ngày hai bữa. Lấy chồng mấy năm sau, mẹ vẫn "hai bàn tay trắng, hai nắm tay không". Cha đi bộ đội về bị bệnh thoái hóa cột sống, mẹ mang thai chị cả tháng thứ chín vẫn phải một mình xe đất đắp nền nhà, tận dụng tranh, tro cất ngôi nhà làm chỗ chui ra, chui vào. Sinh xong chị cả, mẹ chạy chợ lo thuốc thang cho ba, trời bắt tội thêm chị vừa sinh đã đau yếu. Vai chồng, vai con, một thân mẹ chạy hết viện trên lên viện dưới. Tiền không có để giúp con, suốt đêm ông ngoại cầm đèn thả lưới đi soi cá. Được con cá, con tôm ông bà cũng dành phần mẹ. Những đêm gặp con nước, bắt được nhiều, ông đem bán thêm tiền mua thuốc cho cháu. Một đời cơ cực, mùa lụt quanh năm dầm mình trong nước bạc, ông mắc bệnh thấp khớp. Chân tay phù nề, đau nhức nhưng nhớ cháu ông gắng gượng chống gậy đi thăm. Đi được dăm bước ông lại phải ngồi nghỉ lấy sức. Thỉnh thoảng người cho quả cam, tấm bánh ông đều dành cho cháu. Sức yếu đi không được, chờ lâu không thấy mẹ về cam ngả vàng rụng cả cuống, nhũn ra mà ông vẫn úp trong bát để dành.
Thương ông bà lắm nhưng hồi đó mẹ nghèo, bên nội, ông lại mất sớm, mình bà nuôi sáu anh em. Làm dâu trưởng mẹ gánh thêm trách nhiệm lo cho hai cô chú đi học. Sáu miệng ăn trong nhà nhìn đâu cũng túng thiếu. Có lần mẹ về thăm ông, thấy ông bà ngồi ở bậc cửa nhìn ra, mẹ hỏi ăn “ăn cơm chưa cha” ông bảo “có gì mà ăn con” ruột mẹ đau như thắt. Tới bây giờ, nhiều lúc ăn cơm mẹ lại khóc nức nở. Mẹ không bao giờ quên được hình ảnh ông bà lúc ấy. Mẹ trách các cậu bỏ mặc ông bà đi biệt xứ. Mẹ bảo trước khi ông mất, ông bảo thèm một bát cháo, mẹ mua được con gà về nấu cháo cho ông, vừa ăn vừa khóc tức tưởi: “…cha cảm ơn con. Cha ăn rồi cha nhớ suốt đời. Cha chết phù hộ cho con làm ăn giàu có”.
Ông mất, nhà chỉ còn lại bà. Trong căn nhà rách nát, tứ phía nhìn thấy trời, bà ngày một yếu đi. Năm chị cả hai tuổi, bà ngoại đổ bệnh nằm liệt một chỗ. Một tay mẹ chăm ba người ốm. Mẹ bảo, nếu hồi đó mẹ không nghèo đói thì bà đã chẳng mất sớm như vậy. Bệnh chưa nặng lắm nhưng bà nhất quyết không ăn, bón cháo, bón nước bà cắn chặt răng lại không nuốt. Bà nhịn ròng rã suốt bảy ngày rồi mất. Trước lúc mất, bà cho mẹ năm trăm đồng dặn mẹ cất mua xe đạp cho chị cả đi học. Năm trăm đồng, thời đó là cả một gia sản, vậy mà một đời bà ăn không dám ăn, bệnh không dám chữa, tằn tiện dành dụm cho cháu.
Chỉ trong vòng hai năm, mẹ mất cả ông và bà ngoại. Mẹ suy sụp hoàn toàn, cuộc sống khó khăn, túng quần, nhiều lúc mẹ muốn tìm tới cái chết. Nhưng nghĩ tới cảnh chồng ốm, con thơ, đến ước mơ được thấy cháu đạp xe đi học của bà ngoại mẹ ngậm ngùi gắng sống. Rồi đất nước cũng bước sang thời kỳ đổi mới, nhà có bữa cơm no, có của ăn của để. Kể về ngoại mẹ chưa bao giờ thôi khóc. Mẹ hận vì hồi đó mẹ quá nghèo không tận hiếu được với ông bà ngoại, giờ ông bà đã chẳng còn. Của hồi môn mà ông bà cho mẹ chẳng đáng giá gì nhưng với gia đình tôi nó còn quý gấp trăm lần tiền bạc. Mẹ đặt hai cái chum sành và chiếc mâm đồng cạnh bàn thờ ông bà. Mỗi lần về thắp hương, chúng tôi lại được nghe mẹ kể chuyện về những ngày tháng cơ cực của ngoại. Mẹ khóc, chúng tôi khóc nhưng mẹ biết ngoại đã cười, yên lòng dõi theo con cháu.
Vòng thời gian sẽ chẳng bao giờ ngừng lại, ba mẹ tôi rồi cũng khuất bóng. Nhưng những bữa cơm trong căn nhà nhỏ của ngoại vẫn nhẹ nhàng và bình yên đến lạ. Câu chuyện về cuộc đời ngoại cho chúng tôi hiểu tình yêu thương, sự hy sinh thật thiêng liêng cao cả. Thắp nén nhang lên bàn thờ ngoại, cảm ơn ngoại dạy con biết yêu thương.
nguồn: internet
Ngoại trở về trong ký ức tôi qua những câu chuyện của mẹ. Lưng ngoại còng, đôi chân già yếu. Nhưng tận những năm tháng cuối đời, ngoại vẫn chống gậy, lê từng bước đi thăm con cháu. Rồi một chiều cuối tháng hai, mưa như trút nước, ngoại đi và không bao giờ trở lại. Ròng rã hai mươi lăm năm, sau ngày ngoại mất, những vết thương lòng trăn trở vì chưa một ngày tận hiếu vẫn âm thầm cứa nát trái tim mẹ.
Là con út và là con gái duy nhất trong gia đình nên ông bà thương mẹ nhiều lắm. Năm mẹ mười tám tuổi, hai cậu đã vào nam đi kinh tế mới, nhà chỉ còn mình mẹ gánh vác ruộng nương. Bốn năm sau, chiều ý ông mẹ đồng ý cho người ta đi chạm ngõ. Lấy chồng, điều mẹ không tưởng đến. Mẹ lo cho ông bà, một mình côi cút, lúc trái gió trở trời không người săn sóc. Thế nhưng trước sự cương quyết của ông mẹ cũng đành cắp nón về nhà chồng. Nhà chẳng có thứ gì đáng giá làm của hồi môn cho con, ông bà cho mẹ một cặp chum sành và một chiếc mâm đồng.
Hồi đó gia cảnh nhà ai cũng nghèo, ăn bữa hôm, lo bữa mai, cơm độn khoai cũng không đủ ngày hai bữa. Lấy chồng mấy năm sau, mẹ vẫn "hai bàn tay trắng, hai nắm tay không". Cha đi bộ đội về bị bệnh thoái hóa cột sống, mẹ mang thai chị cả tháng thứ chín vẫn phải một mình xe đất đắp nền nhà, tận dụng tranh, tro cất ngôi nhà làm chỗ chui ra, chui vào. Sinh xong chị cả, mẹ chạy chợ lo thuốc thang cho ba, trời bắt tội thêm chị vừa sinh đã đau yếu. Vai chồng, vai con, một thân mẹ chạy hết viện trên lên viện dưới. Tiền không có để giúp con, suốt đêm ông ngoại cầm đèn thả lưới đi soi cá. Được con cá, con tôm ông bà cũng dành phần mẹ. Những đêm gặp con nước, bắt được nhiều, ông đem bán thêm tiền mua thuốc cho cháu. Một đời cơ cực, mùa lụt quanh năm dầm mình trong nước bạc, ông mắc bệnh thấp khớp. Chân tay phù nề, đau nhức nhưng nhớ cháu ông gắng gượng chống gậy đi thăm. Đi được dăm bước ông lại phải ngồi nghỉ lấy sức. Thỉnh thoảng người cho quả cam, tấm bánh ông đều dành cho cháu. Sức yếu đi không được, chờ lâu không thấy mẹ về cam ngả vàng rụng cả cuống, nhũn ra mà ông vẫn úp trong bát để dành.
Thương ông bà lắm nhưng hồi đó mẹ nghèo, bên nội, ông lại mất sớm, mình bà nuôi sáu anh em. Làm dâu trưởng mẹ gánh thêm trách nhiệm lo cho hai cô chú đi học. Sáu miệng ăn trong nhà nhìn đâu cũng túng thiếu. Có lần mẹ về thăm ông, thấy ông bà ngồi ở bậc cửa nhìn ra, mẹ hỏi ăn “ăn cơm chưa cha” ông bảo “có gì mà ăn con” ruột mẹ đau như thắt. Tới bây giờ, nhiều lúc ăn cơm mẹ lại khóc nức nở. Mẹ không bao giờ quên được hình ảnh ông bà lúc ấy. Mẹ trách các cậu bỏ mặc ông bà đi biệt xứ. Mẹ bảo trước khi ông mất, ông bảo thèm một bát cháo, mẹ mua được con gà về nấu cháo cho ông, vừa ăn vừa khóc tức tưởi: “…cha cảm ơn con. Cha ăn rồi cha nhớ suốt đời. Cha chết phù hộ cho con làm ăn giàu có”.
Ông mất, nhà chỉ còn lại bà. Trong căn nhà rách nát, tứ phía nhìn thấy trời, bà ngày một yếu đi. Năm chị cả hai tuổi, bà ngoại đổ bệnh nằm liệt một chỗ. Một tay mẹ chăm ba người ốm. Mẹ bảo, nếu hồi đó mẹ không nghèo đói thì bà đã chẳng mất sớm như vậy. Bệnh chưa nặng lắm nhưng bà nhất quyết không ăn, bón cháo, bón nước bà cắn chặt răng lại không nuốt. Bà nhịn ròng rã suốt bảy ngày rồi mất. Trước lúc mất, bà cho mẹ năm trăm đồng dặn mẹ cất mua xe đạp cho chị cả đi học. Năm trăm đồng, thời đó là cả một gia sản, vậy mà một đời bà ăn không dám ăn, bệnh không dám chữa, tằn tiện dành dụm cho cháu.
Chỉ trong vòng hai năm, mẹ mất cả ông và bà ngoại. Mẹ suy sụp hoàn toàn, cuộc sống khó khăn, túng quần, nhiều lúc mẹ muốn tìm tới cái chết. Nhưng nghĩ tới cảnh chồng ốm, con thơ, đến ước mơ được thấy cháu đạp xe đi học của bà ngoại mẹ ngậm ngùi gắng sống. Rồi đất nước cũng bước sang thời kỳ đổi mới, nhà có bữa cơm no, có của ăn của để. Kể về ngoại mẹ chưa bao giờ thôi khóc. Mẹ hận vì hồi đó mẹ quá nghèo không tận hiếu được với ông bà ngoại, giờ ông bà đã chẳng còn. Của hồi môn mà ông bà cho mẹ chẳng đáng giá gì nhưng với gia đình tôi nó còn quý gấp trăm lần tiền bạc. Mẹ đặt hai cái chum sành và chiếc mâm đồng cạnh bàn thờ ông bà. Mỗi lần về thắp hương, chúng tôi lại được nghe mẹ kể chuyện về những ngày tháng cơ cực của ngoại. Mẹ khóc, chúng tôi khóc nhưng mẹ biết ngoại đã cười, yên lòng dõi theo con cháu.
Vòng thời gian sẽ chẳng bao giờ ngừng lại, ba mẹ tôi rồi cũng khuất bóng. Nhưng những bữa cơm trong căn nhà nhỏ của ngoại vẫn nhẹ nhàng và bình yên đến lạ. Câu chuyện về cuộc đời ngoại cho chúng tôi hiểu tình yêu thương, sự hy sinh thật thiêng liêng cao cả. Thắp nén nhang lên bàn thờ ngoại, cảm ơn ngoại dạy con biết yêu thương.
nguồn: internet