nhanvatso1
12-06-2009, 07:37 PM
Ông trời có mắt ?
Thưa ông trời, ông trời có mắt hay không? Cái này phải chính ông trả lời mới được, chứ thần dân, người trần mắt thịt chúng tôi làm sao biết được. Kẻ đoạt được tham vọng của mình thì nói: "Ông trời có mắt". Họ bảo rằng, ông là người cao nhất, quyền lực nhất, ông luôn soi rọi mọi ngóc ngách trên thế gian này. Ông giúp họ được toại nguyện, được thoả mãn những mong muốn của mình.
Nhưng ông ạ, cũng có khối người bảo ông không có mắt. Mỗi khi họ thất bại, gặp khó khăn trong cuộc sống họ đều than: "Trời ơi! ông có mắt không đấy!". Ông có nghe thấy không? Ông có biết không?
Vậy thì, câu hỏi tôi đặt ra với ông là: "Ông có mắt hay không có mắt?"
Phải chăng, ông cố tình sắp đặt nhân gian này có nếp có tẻ, có phải có trái, có trắng có đen, có thành công có thất bại, có giàu có nghèo? Theo ông, như vậy mới là chốn trần gian, đa dạng và phức tạp. Chính nó đã tạo lên những cung bậc tình cảm của con người, người giàu thì luôn muốn mình giàu lên, tìm mọi cách để giàu. Người nghèo thì làm mọi cách để sống, để vươn lên giàu có. Tất nhiên, sẽ không thiếu câu cửa miệng: "Trời ơi !...", "Trời ơi! may quá", " Trời ơi! khổ quá"...
Ông có công bằng?
Trên đời này chẳng có gì là công bằng cả, có người nói thế ông ạ! Người ta bi quan quá phải không ông? Hay là người ta nói đúng? Nếu có sự công bằng thì tại sao có nhữngngười cả đời lam lũ mà vẫn nghèo? Có những người tài không, đức cũng không lại giàu có vậy?
Ông có công bằng thì tại sao lại có chiến tranh, có những người chết oan? Nói đi nói lại, thành ra nói dại. Ai cũng có cái lý của mình cả, con người có cái lý của họ để than thân trách phận, ông cũng có cái lý của mình để giải thích rằng: "Đó mới chính là cuộc sống". Xét một cách toàn diện, ông vẫn công bằng bởi kẻ xấu sẽ không thể tồn tại lâu, chúng sẽ bị đưa ra ánh sáng. Người trung thực, ngay thẳng, có ý chí rồi cũng sẽ được hưởng những gì xứng đáng với họ.
Nhưng ông ơi, có người vẫn muốn hỏi ông câu này: " Tại sao khi họ thành công trong sự nghiệp, họ lại gặp trắc trở trong tình duyên ?". Hai điều này có thể cùng tồn tại hay không? Tôi hy vọng là có. Ấy, lại nói đến tình duyên, tôi lại có nhiều điều muốn kể cho ông. Tôi thấy, hầu hết con người đều chạy theo những hạnh phúc xa vời, để rồi đến một lúc nào đó, họ nhận ra mình đã đánh mất hạnh phúc bên mình. Những người may mắn, họ sẽ tìm lại được điều đó, để trân trọng nó, nâng niu nó. Còn những người không may mắn thì mãi mãi sống trong đau khổ, nuối tiếc. Có lẽ, tôi là người may mắn.
Cuối cùng, Ông trời là ai? Ông có thật hay không? Ông có đầy đủ những tính cách của con người, giận thì ông đánh sét, nổi sấm, buồn thì ông đổ mưa. Ông cũng luôn có những lúc thiếu sót cũng có lúc thiên vị, "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Vậy ông là ai?
Đơn giản, ông trời nằm ở trong tâm hồn mỗi con người, ai tin ông trời có thật thì ông ấy có thật, ai bảo không có thì là không có
Thưa ông trời, ông trời có mắt hay không? Cái này phải chính ông trả lời mới được, chứ thần dân, người trần mắt thịt chúng tôi làm sao biết được. Kẻ đoạt được tham vọng của mình thì nói: "Ông trời có mắt". Họ bảo rằng, ông là người cao nhất, quyền lực nhất, ông luôn soi rọi mọi ngóc ngách trên thế gian này. Ông giúp họ được toại nguyện, được thoả mãn những mong muốn của mình.
Nhưng ông ạ, cũng có khối người bảo ông không có mắt. Mỗi khi họ thất bại, gặp khó khăn trong cuộc sống họ đều than: "Trời ơi! ông có mắt không đấy!". Ông có nghe thấy không? Ông có biết không?
Vậy thì, câu hỏi tôi đặt ra với ông là: "Ông có mắt hay không có mắt?"
Phải chăng, ông cố tình sắp đặt nhân gian này có nếp có tẻ, có phải có trái, có trắng có đen, có thành công có thất bại, có giàu có nghèo? Theo ông, như vậy mới là chốn trần gian, đa dạng và phức tạp. Chính nó đã tạo lên những cung bậc tình cảm của con người, người giàu thì luôn muốn mình giàu lên, tìm mọi cách để giàu. Người nghèo thì làm mọi cách để sống, để vươn lên giàu có. Tất nhiên, sẽ không thiếu câu cửa miệng: "Trời ơi !...", "Trời ơi! may quá", " Trời ơi! khổ quá"...
Ông có công bằng?
Trên đời này chẳng có gì là công bằng cả, có người nói thế ông ạ! Người ta bi quan quá phải không ông? Hay là người ta nói đúng? Nếu có sự công bằng thì tại sao có nhữngngười cả đời lam lũ mà vẫn nghèo? Có những người tài không, đức cũng không lại giàu có vậy?
Ông có công bằng thì tại sao lại có chiến tranh, có những người chết oan? Nói đi nói lại, thành ra nói dại. Ai cũng có cái lý của mình cả, con người có cái lý của họ để than thân trách phận, ông cũng có cái lý của mình để giải thích rằng: "Đó mới chính là cuộc sống". Xét một cách toàn diện, ông vẫn công bằng bởi kẻ xấu sẽ không thể tồn tại lâu, chúng sẽ bị đưa ra ánh sáng. Người trung thực, ngay thẳng, có ý chí rồi cũng sẽ được hưởng những gì xứng đáng với họ.
Nhưng ông ơi, có người vẫn muốn hỏi ông câu này: " Tại sao khi họ thành công trong sự nghiệp, họ lại gặp trắc trở trong tình duyên ?". Hai điều này có thể cùng tồn tại hay không? Tôi hy vọng là có. Ấy, lại nói đến tình duyên, tôi lại có nhiều điều muốn kể cho ông. Tôi thấy, hầu hết con người đều chạy theo những hạnh phúc xa vời, để rồi đến một lúc nào đó, họ nhận ra mình đã đánh mất hạnh phúc bên mình. Những người may mắn, họ sẽ tìm lại được điều đó, để trân trọng nó, nâng niu nó. Còn những người không may mắn thì mãi mãi sống trong đau khổ, nuối tiếc. Có lẽ, tôi là người may mắn.
Cuối cùng, Ông trời là ai? Ông có thật hay không? Ông có đầy đủ những tính cách của con người, giận thì ông đánh sét, nổi sấm, buồn thì ông đổ mưa. Ông cũng luôn có những lúc thiếu sót cũng có lúc thiên vị, "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Vậy ông là ai?
Đơn giản, ông trời nằm ở trong tâm hồn mỗi con người, ai tin ông trời có thật thì ông ấy có thật, ai bảo không có thì là không có