View Full Version : Khi bạn bị coi thường.....
duyniceboy
12-06-2009, 06:31 PM
Sẽ thế nào nếu 1 người giỏi hơn bạn coi thường bạn?
Sẽ thế nào nếu 1 người bạn cho là quan trọng nhưng đối với họ bạn chả là gì cả?
Sẽ thế nào nếu bạn cần 1 người nhưng người đó không cần bạn đến bạn và tất nhiên bạn bị coi thường?
Sẽ thế nào nếu bản thân bạn tự coi thường chính mình........
_______________________________________________
Rồi bạn sẽ thế nào?
_Không bao giờ để lòng tự trọng bị tổn thương.Phấn đấu hơn người và chở thành người quan trọng.Quay lại,Cho người đó biết cái giá phải trả khi đã coi thường bạn.
_Hay sẽ mặc kệ chả phải nghĩ gì cho mệt óc.Người hơn người,người đối người như thế là chuyện thường tình.
nhanvatso1
12-06-2009, 07:19 PM
Đơn giản kẻ coi thuong72 mình tức ko coi trọng mình , mình chỉ cần chứng minh thực lực ko cần để ý đến họ nữa
giosaigon
12-07-2009, 04:49 PM
Ui,ở đời thì rất nhiều người hơn mình.Và nguời hơn người cũng là chuyện bình thường.Em ngĩ anh không nên suy nghĩ nhiều nữa.....
Hãy làm những gì mình muốn
girlvampire
12-07-2009, 06:59 PM
Nếu có người giỏi hơn mình nhưng họ không kiêu ngạo , không khinh thường người khác thì mình sẽ cho qua , nghĩ làm gì cho mệt óc vì sống như thế là hoàn hảo rồi !
Nếu có người coi thường , khinh thường mình về 1 vấn đề gì đó thì tất nhiên đầu tiên là mình sẽ rất tức giận ! Sau đó tìm hiểu xem điều gì ở mình làm họ coi thường , nếu có thể chắc chắn làm tốt hơn họ thì sẽ cố gắng làm đến cùng ! Còn nếu thấy khả năng thực hiện điều đó không khả thi thì chuyển sang phương án B đó là tìm khuyết điểm của đối phương và biến chúng thành ưu điểm của mình ( điều này luôn khả thi tron mọi trường hợp đó ) ! *_^
hachip
12-07-2009, 07:19 PM
uhm ,có thể với người này mình hok là gì nhưng với 1 người khác thì mình lại là cả 1 thế giới
bởi vậy đừng để ai coi thường mình , nếu bạn đã sống, làm việc theo khả năng của mình thì hok việc gì phải hối hận , lo lắng và có lẽ hok nên để ai coi thường mình và những ai đã coi thường mình thì mình nên cho người ta thấy rằng người ta đã sai khi nghĩ vậy .
giosaigon
12-07-2009, 10:57 PM
Đôi khi thật khó để giải quyết 1 vấn đề và nếu không nghĩ được phải làm sao thì nên vứt nó đi đừng ngỉ nữa cho mệt
girlvampire
12-08-2009, 09:07 AM
Vậy là nếu bị coi thường thì nên chứng tỏ cho " người ta thấy rằng họ đã sai khi nghĩ như vậy " về mình ( theo chị hachip) và " nếu không nghĩ được phải làm sao thì nên vứt nó đi đừng ngỉ nữa cho mệt " ( theo giosaigon )
Thật là 1 ý kiến hay khi ghép câu trả lời của 2 người vào ! ^_*
Đúng là bị coi thường thì rất tức giận.
Nhưng nên tìm hiểu lý do.
Nếu có lý do thì nên tìm cách khắc phục.
Còn chả vì lý do gì tức là người đó đáng bị mình coi thường mới đúng.
Và tự rút ra bài học, không nên coi thường bất cứ ai.
Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu, nên tôn trọng cá nhân người ta chứ không nên xét nét.
duyniceboy
12-10-2009, 06:04 PM
a nói rất đúng.Con người chả ai hoàn hảo cả.Mình giỏi cái này hơn người khác nhưng người khác cũng có cái giỏi hơn mình để mình phải học tập.
Nhưng đã là con người thì ai cũng có cái "Tôi" của mình rất lớn a à.
Vì cái "Tôi" đó sẵn sàng hạ người khác xuống để tự tôn mình lên.
Và Người ta sẵn sàng làm mọi việc mọi thứ để không bị mất đi cái "Tôi" của chính mình.
Haizz....
nhanvatso1
12-10-2009, 07:26 PM
Và bác cũng có cái tôi đó ???
Có thể " bị coi thường" là do cái tôi của bác tưỏng ra chứ ng` khác thì ko nghĩ thế ( em nói thế thui ko đúng thì thôi đừng la em. Tội nghiệp )
kinhcan88
12-10-2009, 08:06 PM
bị coi thường tức là mình còn yếu kém vậy hãy gác bỏ cái coi thường đó để nỗ lực sao cho mọi thứ tuy không tốt nhất nhưng sẽ tốt hơn.Mình có những cái chưa bàng người ta nhưng sẽ có cái hơn người ta thì mình sẽ được tôn trọng thôi.cố gắng lên nhé.Bây giờ mình còn ít tuổi còn phải phấn đấu nhiều mà.
prophet1
12-10-2009, 09:20 PM
Mỗi con ng` đều có sỡ trường riêng
ng` hơn ng` điều đó dĩ nhiên
Suiy nghĩ chi nhiều..phát huy đúng sỡ trường mình là đc
Chứng minh rằng mày hơnt ao cái đó tao hơn mày cái này...
thế thôi ^^
duyniceboy
12-15-2009, 08:49 PM
Những điều chưa biết về"lòng tự trọng"
Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của bạn đối với:
- Giá trị bản thân.
- Công việc bạn đang làm.
- Những thành tựu bạn đạt được.
- Suy nghĩ của bạn về người khác.
- Lý tưởng sống.
- Vị trí của bạn.
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai.
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người.
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình.
Thế nào là lòng tự trọng thấp?
Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều trên đối với chính mình. Chẳng hạn: bạn không đánh giá cao công việc mà bạn đang làm hay bạn cảm thấy sống không có mục đích và lí tưởng.
Thế nào là lòng tự trọng cao?
Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời.
Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện.
Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.
Sự thiếu lòng tự trọng
Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, bao gồm: bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt…, gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Đồng thời sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân.
Mọi người cho rằng, những người thiếu tự trọng, một khi đã thất bại trong lĩnh vực học tập, vui chơi… cũng có nghĩa là hoàn toàn thất bại về tất cả.
Nội tâm của bạn nói lên điều gì? (tiếng lòng)
1. Những kinh nghiệm, điều từng trải của bạn mặc dù ít khi được nghĩ đến nhưng vẫn tồn tại và dần trở thành lời nói nội tâm của bạn.
2. Mỗi người có "cách lắng nghe” tiếng lòng mình khác nhau nhưng nó diễn tả cùng một nội dung, lặp lại những thông điệp ban đầu..
Đối với người có lòng tự cao, lời nói của họ luôn khách quan và làm yên lòng người khác. Nhưng người thiếu tự trọng thì ngược lại, lời nói nội tâm của họ sẽ trở thành những lời chỉ trích cay độc đoán, lời phê bình hay thậm chí làm giảm uy tín, giá trị của những điều họ đạt được.
Ba kiểu người thiếu lòng tự trọng : Hầu hết chúng ta đều có ý niệm về sự thiếu lòng tự trọng, nhưng để nhận ra nó thì không dễ tý nào. Thông thường, người thiếu tự trọng thuộc 3 loại người sau đây:
1. Kẻ lừa đảo: Bề ngoài họ tỏ vẻ hạnh phúc, thành công nhưng bên trong họ luôn sợ hãi vì những thất bại của mình. Họ cần sự thành đạt để che dấu sự tự cao giả tạo và điều này biến họ thành kẻ luôn cầu toàn, do dự và thích ganh đua.
2. Kẻ nổi loạn: Cố gắng chứng minh mình có quan điểm, thiện chí như bao người khác, đặc biệt là những người có vai vế, quyền lực; cuộc sống đầy những bực bội vì cảm giác "chưa đủ". Đối với họ, những lời phán xét hay chỉ trích của người khác không làm tổn thương họ, do đó họ trở thành kẻ chỉ trích người khác quá đáng, vi phạm luật thậm chí muốn chống đối kịch liệt.
3. Kẻ bại trận: Hành động một cách ngớ ngẩn, vô ích để chống lại mọi thứ rồi chờ người khác đến giải cứu; tỏ vẻ đáng thương hại hay vẻ thờ ơ nhằm trốn tránh trách nhiệm thay đổi cuộc sống chính mình; luôn luôn trông chờ vào sự hướng dẫn của người khác do đó trở thành người thiếu quyết đoán, khó thành đạt và hay ỷ lại.
Hậu quả của việc thiếu lòng tự trọng
Thiếu lòng tự trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau :
1. Luôn cảm thấy cố đơn, lo lắng, căng thẳng và nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao.
2. Gặp rắc rối với bạn bè cũng như trong các quan hệ khác.
3. Giảm sức học và hiệu quả làm việc.
4. Dễ thất bại và dễ bị tổ thương do nghiện rượu và thuốc lá.
5. Tệ nhất là, những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút, thậm chí có hành vi gây hại đến cả bản thân mình.
Biên dịch: Minh Hạnh - Hoài Thương (vn8x)
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.