dohuong
12-02-2009, 03:53 PM
Dân trí) - Mỗi cái hắt hơi sẽ bắn ra hơn 100 ngàn giọt dịch có chứa vi khuẩn mà có thể sống sót tới 2 ngày trong thời tiết lạnh. Đó là lý do vì sao cảm cúm-cảm lạnh là một phần không thể thiếu của mùa đông. Vậy thứ gì sẽ bảo vệ bạn tốt nhất?
Nước rửa mũi
Các loại nước rửa mũi (nước muối sinh lý, nước muối biển…) sẽ làm sạch hốc mũi, đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn ra khỏi nơi trú ẩn. Nếu các chất dịch trong mũi trở nên khô, mũi bị nghẹt thì nguy cơ nhiễm cảm lạnh sẽ tăng lên.
Có thể mua các loại nước muối pha sẵn hoặc tự pha tại nhà nhưng lưu ý là không được pha mặn.
Lưu ý: nước muối không có tác dụng chống cảm cúm, cảm lạnh.
Đa sinh tố
Trong khi chưa có bằng chứng nào cho thấy uống vitamin có thể giúp “đánh bại” cảm cúm và cảm lạnh thì việc thiếu vitamin và chất khoáng có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống chọi với bệnh tật.
Các vi chất chẳng hạn như vitamin A và C rất cần thiết cho hệ miễn dịch nhưng chỉ uống khi cơ thể thiếu. Trên thực tế, đa phần chúng ta không cần phải uống vitamin bổ sung.
Nếu có bổ sung thì thường là selen vì vi chất này thường thiếu trong các chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Lưu ý: Việc uống vitamin bổ sung không giúp chống lại được cảm cúm và cảm lạnh.
Gel rửa tay
Cảm lạnh và các loại cúm thường lây nhiễm qua sự tiếp xúc với một bề mặt nhiễm khuẩn và rồi chính bàn tay đó lại được đưa lên mắt, mũi hay miệng. Và gel rửa tay sẽ giúp tiêu diệt các khuẩn này.
Lưu ý: rửa tay thường xuyên không giúp tránh được cảm lạnh cảm cúm hoàn toàn vì có những giọt dịch chứa vi khuẩn lơ lửng trong không khí.
Nucleotides
Nucleotide là những hợp chất có trong các thực phẩm chứa protein như thịt đỏ và được dùng như những viên gạch kiến tạo các tế bào - bao gồm cả các tế bào miễn dịch.
Nucleotides giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải cơ thể người nào cũng có đủ lượng chất này - đó là những người có chế độ ăn chay, hay ăn kiêng (ăn ít thịt).
Lưu ý: Nucleotide không có tác dụng dứt bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Nước xịt tẩy trùng
Cảm lạnh và cúm lây qua việc sờ vào các bề mặt nhiễm khuẩn. Vì thế, việc vệ sinh bề mặt đồ vật bằng các loại nước tẩy trùng sẽ hạn chế được sự phát tán của vi khuẩn.
Lưu ý: nước xịt tẩy trùng không phải là một biện pháp bảo vệ thực sự hiệu quả.
Khăn giấy kháng khuẩn
Các loại giấy dùng 1 lần thường có chứa axit citric và sodium lauryl sulphate (chất có trong xà phòng) có tác dụng diệt vi khuẩn.
Hắt hơi vào khăn giấy và bỏ nó vào thùng rác sẽ giúp hạn chế nguồn lây bệnh.
Lưu ý: Khăn giấy không giúp bảo vệ bạn khỏi virus.
Prebiotic
Probiotic - vi khuẩn tốt trong đường ruột - giúp ngăn ngừa bệnh tật. Prebiotic rất quan trọng vì chúng giúp tăng cường các vi khuẩn tốt.
Prebiotic có trong tỏi, tỏi tây, hành và atiso.
Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sức khỏe đường ruột với hệ miễn dịch và việc uống viên prebiotic bổ sung sẽ giúp ngăn ngừa cảm lạnh.
Prebiotic tạo cho đường ruột nhiều tính axit hơn, môi trường mà các vi khuẩn gây bệnh không thích. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp ngăn ngừa đau dạ dày hơn là cảm cúm, cảm lạnh. Cơ chế này cũng giống như khi bạn ăn nhiều rau quả. Vì thế nếu có thói quen ăn nhiều rau quả thì không cần phải uống bổ sung prebiotic.
Lưu ý: Prebiotic không bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm, cảm lạnh một cách trực tiếp nhưng có thể hữu ích với những người không ăn nhiều rau quả.
Vắc-xin
Tiêm vắc xin phòng 3 loại virus theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới sẽ giúp ngăn ngừa hầu hết các loại cúm trong mùa đông. 7-10 ngày sau khi tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh kháng thể chống lại các virus này.
Tác dụng bảo vệ của vắc-xin là 70% và kéo dài trong 1 năm.
Lưu ý: Vắc-xin giúp bảo vệ cảm cúm nhưng không bảo vệ được bạn khỏi bệnh cảm lạnh.
Nước rửa mũi
Các loại nước rửa mũi (nước muối sinh lý, nước muối biển…) sẽ làm sạch hốc mũi, đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn ra khỏi nơi trú ẩn. Nếu các chất dịch trong mũi trở nên khô, mũi bị nghẹt thì nguy cơ nhiễm cảm lạnh sẽ tăng lên.
Có thể mua các loại nước muối pha sẵn hoặc tự pha tại nhà nhưng lưu ý là không được pha mặn.
Lưu ý: nước muối không có tác dụng chống cảm cúm, cảm lạnh.
Đa sinh tố
Trong khi chưa có bằng chứng nào cho thấy uống vitamin có thể giúp “đánh bại” cảm cúm và cảm lạnh thì việc thiếu vitamin và chất khoáng có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống chọi với bệnh tật.
Các vi chất chẳng hạn như vitamin A và C rất cần thiết cho hệ miễn dịch nhưng chỉ uống khi cơ thể thiếu. Trên thực tế, đa phần chúng ta không cần phải uống vitamin bổ sung.
Nếu có bổ sung thì thường là selen vì vi chất này thường thiếu trong các chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Lưu ý: Việc uống vitamin bổ sung không giúp chống lại được cảm cúm và cảm lạnh.
Gel rửa tay
Cảm lạnh và các loại cúm thường lây nhiễm qua sự tiếp xúc với một bề mặt nhiễm khuẩn và rồi chính bàn tay đó lại được đưa lên mắt, mũi hay miệng. Và gel rửa tay sẽ giúp tiêu diệt các khuẩn này.
Lưu ý: rửa tay thường xuyên không giúp tránh được cảm lạnh cảm cúm hoàn toàn vì có những giọt dịch chứa vi khuẩn lơ lửng trong không khí.
Nucleotides
Nucleotide là những hợp chất có trong các thực phẩm chứa protein như thịt đỏ và được dùng như những viên gạch kiến tạo các tế bào - bao gồm cả các tế bào miễn dịch.
Nucleotides giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải cơ thể người nào cũng có đủ lượng chất này - đó là những người có chế độ ăn chay, hay ăn kiêng (ăn ít thịt).
Lưu ý: Nucleotide không có tác dụng dứt bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Nước xịt tẩy trùng
Cảm lạnh và cúm lây qua việc sờ vào các bề mặt nhiễm khuẩn. Vì thế, việc vệ sinh bề mặt đồ vật bằng các loại nước tẩy trùng sẽ hạn chế được sự phát tán của vi khuẩn.
Lưu ý: nước xịt tẩy trùng không phải là một biện pháp bảo vệ thực sự hiệu quả.
Khăn giấy kháng khuẩn
Các loại giấy dùng 1 lần thường có chứa axit citric và sodium lauryl sulphate (chất có trong xà phòng) có tác dụng diệt vi khuẩn.
Hắt hơi vào khăn giấy và bỏ nó vào thùng rác sẽ giúp hạn chế nguồn lây bệnh.
Lưu ý: Khăn giấy không giúp bảo vệ bạn khỏi virus.
Prebiotic
Probiotic - vi khuẩn tốt trong đường ruột - giúp ngăn ngừa bệnh tật. Prebiotic rất quan trọng vì chúng giúp tăng cường các vi khuẩn tốt.
Prebiotic có trong tỏi, tỏi tây, hành và atiso.
Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sức khỏe đường ruột với hệ miễn dịch và việc uống viên prebiotic bổ sung sẽ giúp ngăn ngừa cảm lạnh.
Prebiotic tạo cho đường ruột nhiều tính axit hơn, môi trường mà các vi khuẩn gây bệnh không thích. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp ngăn ngừa đau dạ dày hơn là cảm cúm, cảm lạnh. Cơ chế này cũng giống như khi bạn ăn nhiều rau quả. Vì thế nếu có thói quen ăn nhiều rau quả thì không cần phải uống bổ sung prebiotic.
Lưu ý: Prebiotic không bảo vệ cơ thể khỏi cảm cúm, cảm lạnh một cách trực tiếp nhưng có thể hữu ích với những người không ăn nhiều rau quả.
Vắc-xin
Tiêm vắc xin phòng 3 loại virus theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới sẽ giúp ngăn ngừa hầu hết các loại cúm trong mùa đông. 7-10 ngày sau khi tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh kháng thể chống lại các virus này.
Tác dụng bảo vệ của vắc-xin là 70% và kéo dài trong 1 năm.
Lưu ý: Vắc-xin giúp bảo vệ cảm cúm nhưng không bảo vệ được bạn khỏi bệnh cảm lạnh.