hachip
11-26-2009, 08:59 PM
Cuối năm lớp 10, với quyết tâm thi vào trường Mĩ thuật, nó nằng nặc xin mẹ cho đi học vẽ. Với một đứa chuyên quậy phá lanh chanh như nó, việc ngồi lì hàng tiếng đồng hồ để hoàn thành một bức tĩnh vật quả là một việc không hề đơn giản.
Những buổi đầu đi học vẽ, tay con bé đau khủng khiếp, và cả chút ngao ngán khi suốt ngày tôi phải chăm chăm vào một vài vật đơn giản. Hết cái chum tí hon lại quay sang lọ hoa, hết lọ hoa nó lại được thầy sắp cho quả táo, rồi măng cụt…
Mới chỉ vào học nhưng tiền con bé tiêu tốn vào khoảng mua bút chì và giấy tăng vèo vèo. Những cây HB, 2B được nó đưa vài nét, thấy cùn quá, lại vứt toẹt qua một bên rồi lấy cây khác, giấy vẽ chỉ cần dựng sai khung hình, nó phụng phịu vứt đi. Cứ thế, mỗi lần đi học, nó lại ngửa tay, nhe răng cười láu cá: “Mẹ ơi, cho con tiền mua bút chì”.
Rốt cuộc nó cũng bỏ ngang lớp vẽ, mẹ nó mất không lâu sau đó. Không nói gì, cũng chẳng hứa hẹn hoặc thể hiện quyết tâm với ai. Cuối năm 12, nó làm hồ sơ thi vào trường nhân văn và đỗ với số điểm khá cao. Đi tình nguyện lên một huyện vùng sâu, con bé được phân công day một lớp học tình thương cho các em học sinh địa phương. Một buổi chiều, kết thúc buổi học sớm, con bé tổ chức cuộc thi vẽ tranh. Những nét vẽ non nớt, xiên xẹo được bọn học trò gọi là cô giáo làm con bé bật cười. Bất chợt, nó nhìn qua La, cậu học trò nhỏ đang hí húi với một gương mặt tròn, vài sợi tóc dài vắt ngang qua trán.
Nó tò mò: “La đang vẽ cô hả, sao bút chì của con gần hết rồi mà không đổi cây bút khác, con dùng cây này nè.” Vừa nói, nó vừa lấy cây bút chì mềm vừa phát cho các em đưa La. Cậu học trò nhỏ lắc đầu “Con vẽ mẹ con, con chỉ dung bút chì này thôi, không dùng bút khác đâu”. Trên mắt con bé thoáng chút ngạc nhiên. Em nào trong lớp cũng rất háo hức khi nó tặng bút, chỉ có La là không. Bất chợt, một đứa học sinh nào đó ở cuối lớp vọng lên “Bạn La mê vẽ lắm cô ơi, cây bút chì đó là của mẹ bạn La lên thị xã mua về đó, mẹ bạn La bị bệnh mất được hai tháng rồi.”
Sửng sốt.
Con bé ôm cậu học trò nhỏ vào lòng, gọi thầm trong nước mắt. “Mẹ ơi”.
Cũng là một câu chuyện mình lượm được , mình thấy rất cảm động , hok biết mọi người có rút ra được điều gì hok
Những buổi đầu đi học vẽ, tay con bé đau khủng khiếp, và cả chút ngao ngán khi suốt ngày tôi phải chăm chăm vào một vài vật đơn giản. Hết cái chum tí hon lại quay sang lọ hoa, hết lọ hoa nó lại được thầy sắp cho quả táo, rồi măng cụt…
Mới chỉ vào học nhưng tiền con bé tiêu tốn vào khoảng mua bút chì và giấy tăng vèo vèo. Những cây HB, 2B được nó đưa vài nét, thấy cùn quá, lại vứt toẹt qua một bên rồi lấy cây khác, giấy vẽ chỉ cần dựng sai khung hình, nó phụng phịu vứt đi. Cứ thế, mỗi lần đi học, nó lại ngửa tay, nhe răng cười láu cá: “Mẹ ơi, cho con tiền mua bút chì”.
Rốt cuộc nó cũng bỏ ngang lớp vẽ, mẹ nó mất không lâu sau đó. Không nói gì, cũng chẳng hứa hẹn hoặc thể hiện quyết tâm với ai. Cuối năm 12, nó làm hồ sơ thi vào trường nhân văn và đỗ với số điểm khá cao. Đi tình nguyện lên một huyện vùng sâu, con bé được phân công day một lớp học tình thương cho các em học sinh địa phương. Một buổi chiều, kết thúc buổi học sớm, con bé tổ chức cuộc thi vẽ tranh. Những nét vẽ non nớt, xiên xẹo được bọn học trò gọi là cô giáo làm con bé bật cười. Bất chợt, nó nhìn qua La, cậu học trò nhỏ đang hí húi với một gương mặt tròn, vài sợi tóc dài vắt ngang qua trán.
Nó tò mò: “La đang vẽ cô hả, sao bút chì của con gần hết rồi mà không đổi cây bút khác, con dùng cây này nè.” Vừa nói, nó vừa lấy cây bút chì mềm vừa phát cho các em đưa La. Cậu học trò nhỏ lắc đầu “Con vẽ mẹ con, con chỉ dung bút chì này thôi, không dùng bút khác đâu”. Trên mắt con bé thoáng chút ngạc nhiên. Em nào trong lớp cũng rất háo hức khi nó tặng bút, chỉ có La là không. Bất chợt, một đứa học sinh nào đó ở cuối lớp vọng lên “Bạn La mê vẽ lắm cô ơi, cây bút chì đó là của mẹ bạn La lên thị xã mua về đó, mẹ bạn La bị bệnh mất được hai tháng rồi.”
Sửng sốt.
Con bé ôm cậu học trò nhỏ vào lòng, gọi thầm trong nước mắt. “Mẹ ơi”.
Cũng là một câu chuyện mình lượm được , mình thấy rất cảm động , hok biết mọi người có rút ra được điều gì hok