kinhcan88
11-26-2009, 12:21 PM
Trước khi bước chân vào phòng gặp các đôi mắt ấy – Những đôi mắt mồ côi
Vài li trà nóng được các cô bảo mẫu đưa ra, vị giám đốc và chúng tôi quay quần trò chuyện thân mật, vừa như là “thủ tục” nhưng cũng là tình cảm và lòng trân trọng mà trung tâm dành cho khách viếng thăm. Cũng chẳng có gì ghê gớm, chỉ sợ chúng tôi không quen, nên ái ngại và làm như thế các em sẽ buồn, sẽ không thật sự cởi mở, sẽ… nổi cáu. Vị giám đốc sau một lúc tâm sự về nhiều chuyện, từ chuyện thành lập trung tâm đến chuyện những cô bảo mẫu và lũ trẻ, rồi kết thúc một câu nhẹ nhàng: “Tất cả đều là tình thương và tấm lòng của con người với con người ”…
Tôi cùng các anh chị ở cơ quan tay xách nách mang: bánh kẹo, chăn, quần áo, sách truyện… nhẹ nhàng và lặng lẽ bước về phía dãy phòng của các em. Thật ngỡ ngàng, những chiếc giường không sạch sẽ tinh tươm và ngăn nắp như của những đứa trẻ bình thường, nó thật im lìm và không có sự ồn ào náo nhiệt, không có một chút dấu vết gì của thần chết vươn ở nơi này, còn các đôi mắt mồ côi đang ngồi ngay ngắn vào một chiếc bàn dài ăn cơm bên hiên nhà dưới những tia nắng nhạt cuối ngày. Các đôi mắt mồ côi ăn, nhẹ nhàng đến nỗi, vẫn chưa nhận ra sự có mặt của người lạ. Có những em còn không thể tự ăn thật là đáng thương. “Ăn xong rồi, các em sẽ ra chơi, mấy anh có quà cho chúng em nữa hả?” – Cô bé lớn nhất lễ phép hỏi và tôi, sau một giây bất ngờ, cũng mở được khóe miệng đã cứng đờ: “Ừ, em cứ ăn cho xong bữa đã…”. “Các anh còn mang , bánh kẹo và áo cho các con nữa đấy! Ngoan, ăn nhanh rồi các anh thưởng cho. Ai cũng sẽ có phần…” – Cô bảo mẫu đỡ tiếp lời tôi bằng một câu nói nửa như ra lệnh, nửa như an ủi và nửa như dụ dỗ “ Con giới thiệu tên các bạn cho anh chị và các cô chú đi”. Bọn trẻ sau một lúc nhao nhao vì sự xuất hiện của những người lạ cũng dần im lặng, nghe lời cô bảo mẫu, vừa nhẹ nhàng đưa từng miếng cơm vào miệng vừa len lén nhìn những thùng quà và những gương mặt người lạ đang đứng sau cánh cửa. Tôi lặng lẽ quan sát cậu bé nhỏ nhất, gầy nhất ngồi gần như trong lòng cô bảo mẫu. Cậu bé xanh xao như vừa bệnh dậy, cố lắm cậu mới đưa được muỗng cơm lên miệng, dù khoảng cách từ tô cơm trên bàn đến miệng cậu chỉ hơn hai gang tay người lớn. Cô luôn miệng giục bọn trẻ ăn, nhưng cũng không quên nâng hộ muỗng cơm cho cậu bé xanh xao ấy. Cậu bé cứ lặng lẽ, chậm rãi ăn như không quan tâm đến những gì xung quanh, kể cả bàn tay của cô bảo mẫu luôn đưa qua đưa lại trước mặt mình. Chếch về bên trái chút xíu, đối diện với những tia nắng cuối ngày là cô bé lớn nhất, dễ chừng hơn 7 tuổi. Cô bé có đôi mắt đen tuyền long lanh, hai má bầu bĩnh và trắng trẻo xinh xắn, cô bé ăn từng muỗng dứt khoát và thỉnh thoảng lại làm trò cho cả bọn vui vẻ ăn cùng. Cô bảo mẫu không la, chỉ khi cô bé làm trò quá lố, cô chỉ liếc và cô bé như đã quen đã hiểu, lại lẳng lặng ăn và thôi làm trò chọc bạn. Ngồi ở đầu bàn bên này là cô bé mặc áo đầm liền thân trắng lấm tấm bông bi màu nâu nhạt, gầy còm và nhong nhỏng cao, vừa ăn vừa hít hít vì em đang bị chảy máu cam, ít thôi nhưng cảnh tượng ấy cũng làm tôi… e ngại.
Bữa cơm các em có đủ món ăn, thậm chí còn nhiều hơn bữa ăn của một gia đình khá giả nào đấy, nhưng tui vẫn cảm thấy thiếu thiếu và lành lạnh. Các đôi mắt mồ côi ấy đâu biết rằng, có thể bữa cơm hôm nay hay mai hay tuần sau là bữa cơm cuối cùng của cuộc đời mình. Những đôi mắt mồ côi đâu biết một sự thật khủng khiếp, rằng chúng đang mang trên mình căn bệnh , và những căn bệnh đó sẽ cướp đi tâm hồn non nớt của các bé bất cứ lúc nào. Tranh thủ lúc bọn trẻ đang chơi đùa và ăn bánh kẹo, tui nhẹ nhàng ý tứ hỏi chuyện cô bảo mẫu về những đứa bé đặc biệt tui đã để ý trong bữa ăn. Cô bảo mẫu vui vẻ trả lời, trôi chảy và rành mạch từng đứa. Cô trả lời như đợi những câu hỏi như thế từ lâu lắm rồi, từ lúc những đôi mắt mồ côi này còn oe oe chưa biết ông mặt trời là gì, chưa biết cái đến bất cứ điều gì và cũng chưa biết nốt những gói kẹo xanh xanh đỏ đỏ kia dùng để làm gì. “Cậu bé xanh xao ngồi gần cô hôm qua bệnh mới dậy, bệnh tiêu chảy, em biết rồi đó, bị nhiễm bệïnh này mà bị tiêu chảy khổ lắm lắm, có khi hơn tuần chưa bớt... Cô bé lớn nhất được bệnh viện đưa về đây, nghe đâu mẹ cô bé quê không chấp nhận nuôi con. Sinh con ra, bà mẹ trẻ vứt lại bệnh viện rồi lưu lạc phương nào chẳng ai biết, có khi cũng đã nằm đâu đó dưới tầng đất lạnh… Cô bé mặc váy màu trắng hả? Tội lắm, cũng bị bỏ rơi khi còn đỏ hỏn thôi, cháu bị bệnh chảy máu cam kinh niên, cứ thời tiết nóng là thế! Còn cậu bé đi lững chững kia mới đưa về trung tâm năm vừa rồi, nay đã hơn tuổi, ngoan lắm đấy!” Những mảnh đời, những số phận, những tâm hồn non nớt, những đôi mắt mồ côi cứ lướt qua tôi như một thước phim… kinh dị, đáng buồn và cũng đáng rùng mình! “Thế các bé ở trung tâm này sống lâu nhất là được mấy tuổi cô? À, khi một em mất, các em xung quanh có biết bạn mất và vì sao mất không cô?” – Tự nhiên tôi buộc miệng hỏi cô bảo mẫu một câu chẳng lấy gì vui vẻ. “Ở trung tâm này, đa số chỉ sống được đến 8 - 9 tuổi… Mấy bé lớn thì biết bạn mất, nhưng vì sao mất thì chúng chẳng biết. Khi các cháu mất phải chôn cất theo đúng qui định của Bộ Y tế…” Cô bảo mẫu nói mà tui nghe như nuốt từng chữ từng lời vào lòng. Cô nói nhiều, nhiều lắm về hầu hết những đứa trẻ ở nơi này, nhưng chung lại cũng vì gia đình chúng mà nên nỗi... Có đôi mắt mồ côi ra đời do một sự thiếu hiểu biết nào đấy, do vô tình đến đau xót, và cũng nhiều đôi mắt mồ côi ra đời do cha mẹ thiếu lương tâm … Tàn nhẫn và xót xa quá!
Trời chiều đã tắt nắng từ lâu nhưng trong lòng tôi như đang có lửa đốt, khô khốc và quặn buồn. Trở về lại thành phố, tôi không quên ngoái chào vị Giám đốc, các cô bảo mẫu cùng những đôi mắt mồ côi. Mai này, có lẽ không bao giờ tôi quên được những đôi mắt bé nhỏ long lanh trong chiều ấy – những đôi mắt mồ côi!
Nguồn:http://hoi.noi.vn/Tu_thien/postdetails/173/216/597323/1/2009/8/11/phan-hoi--nhung-doi-mat-mo-coi--.hoi
Anh Thắng ơi em có ý kiến như thế này mong moi người suy nghĩ nhé.Diễn đàn của chúng ta đang ngày một lớn mạnh thêm,đã có nhiều người biết đến,nhiều thành viên tham gia.Ngoài những buổi họp mặt off em nghĩ anh cũng có thể đứng lên tổ chức những buổi đến thăm các em nhỏ mồ côi ở trung tâm nào đó gần đây để mọi người tiện tham gia đủ.mỗi người chỉ bớt một ngày chi tiêu thôi nhưng đó là tấm lòng mà như câu "lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách nhiều".như thế thật là ý nghĩa anh ạ.
Vài li trà nóng được các cô bảo mẫu đưa ra, vị giám đốc và chúng tôi quay quần trò chuyện thân mật, vừa như là “thủ tục” nhưng cũng là tình cảm và lòng trân trọng mà trung tâm dành cho khách viếng thăm. Cũng chẳng có gì ghê gớm, chỉ sợ chúng tôi không quen, nên ái ngại và làm như thế các em sẽ buồn, sẽ không thật sự cởi mở, sẽ… nổi cáu. Vị giám đốc sau một lúc tâm sự về nhiều chuyện, từ chuyện thành lập trung tâm đến chuyện những cô bảo mẫu và lũ trẻ, rồi kết thúc một câu nhẹ nhàng: “Tất cả đều là tình thương và tấm lòng của con người với con người ”…
Tôi cùng các anh chị ở cơ quan tay xách nách mang: bánh kẹo, chăn, quần áo, sách truyện… nhẹ nhàng và lặng lẽ bước về phía dãy phòng của các em. Thật ngỡ ngàng, những chiếc giường không sạch sẽ tinh tươm và ngăn nắp như của những đứa trẻ bình thường, nó thật im lìm và không có sự ồn ào náo nhiệt, không có một chút dấu vết gì của thần chết vươn ở nơi này, còn các đôi mắt mồ côi đang ngồi ngay ngắn vào một chiếc bàn dài ăn cơm bên hiên nhà dưới những tia nắng nhạt cuối ngày. Các đôi mắt mồ côi ăn, nhẹ nhàng đến nỗi, vẫn chưa nhận ra sự có mặt của người lạ. Có những em còn không thể tự ăn thật là đáng thương. “Ăn xong rồi, các em sẽ ra chơi, mấy anh có quà cho chúng em nữa hả?” – Cô bé lớn nhất lễ phép hỏi và tôi, sau một giây bất ngờ, cũng mở được khóe miệng đã cứng đờ: “Ừ, em cứ ăn cho xong bữa đã…”. “Các anh còn mang , bánh kẹo và áo cho các con nữa đấy! Ngoan, ăn nhanh rồi các anh thưởng cho. Ai cũng sẽ có phần…” – Cô bảo mẫu đỡ tiếp lời tôi bằng một câu nói nửa như ra lệnh, nửa như an ủi và nửa như dụ dỗ “ Con giới thiệu tên các bạn cho anh chị và các cô chú đi”. Bọn trẻ sau một lúc nhao nhao vì sự xuất hiện của những người lạ cũng dần im lặng, nghe lời cô bảo mẫu, vừa nhẹ nhàng đưa từng miếng cơm vào miệng vừa len lén nhìn những thùng quà và những gương mặt người lạ đang đứng sau cánh cửa. Tôi lặng lẽ quan sát cậu bé nhỏ nhất, gầy nhất ngồi gần như trong lòng cô bảo mẫu. Cậu bé xanh xao như vừa bệnh dậy, cố lắm cậu mới đưa được muỗng cơm lên miệng, dù khoảng cách từ tô cơm trên bàn đến miệng cậu chỉ hơn hai gang tay người lớn. Cô luôn miệng giục bọn trẻ ăn, nhưng cũng không quên nâng hộ muỗng cơm cho cậu bé xanh xao ấy. Cậu bé cứ lặng lẽ, chậm rãi ăn như không quan tâm đến những gì xung quanh, kể cả bàn tay của cô bảo mẫu luôn đưa qua đưa lại trước mặt mình. Chếch về bên trái chút xíu, đối diện với những tia nắng cuối ngày là cô bé lớn nhất, dễ chừng hơn 7 tuổi. Cô bé có đôi mắt đen tuyền long lanh, hai má bầu bĩnh và trắng trẻo xinh xắn, cô bé ăn từng muỗng dứt khoát và thỉnh thoảng lại làm trò cho cả bọn vui vẻ ăn cùng. Cô bảo mẫu không la, chỉ khi cô bé làm trò quá lố, cô chỉ liếc và cô bé như đã quen đã hiểu, lại lẳng lặng ăn và thôi làm trò chọc bạn. Ngồi ở đầu bàn bên này là cô bé mặc áo đầm liền thân trắng lấm tấm bông bi màu nâu nhạt, gầy còm và nhong nhỏng cao, vừa ăn vừa hít hít vì em đang bị chảy máu cam, ít thôi nhưng cảnh tượng ấy cũng làm tôi… e ngại.
Bữa cơm các em có đủ món ăn, thậm chí còn nhiều hơn bữa ăn của một gia đình khá giả nào đấy, nhưng tui vẫn cảm thấy thiếu thiếu và lành lạnh. Các đôi mắt mồ côi ấy đâu biết rằng, có thể bữa cơm hôm nay hay mai hay tuần sau là bữa cơm cuối cùng của cuộc đời mình. Những đôi mắt mồ côi đâu biết một sự thật khủng khiếp, rằng chúng đang mang trên mình căn bệnh , và những căn bệnh đó sẽ cướp đi tâm hồn non nớt của các bé bất cứ lúc nào. Tranh thủ lúc bọn trẻ đang chơi đùa và ăn bánh kẹo, tui nhẹ nhàng ý tứ hỏi chuyện cô bảo mẫu về những đứa bé đặc biệt tui đã để ý trong bữa ăn. Cô bảo mẫu vui vẻ trả lời, trôi chảy và rành mạch từng đứa. Cô trả lời như đợi những câu hỏi như thế từ lâu lắm rồi, từ lúc những đôi mắt mồ côi này còn oe oe chưa biết ông mặt trời là gì, chưa biết cái đến bất cứ điều gì và cũng chưa biết nốt những gói kẹo xanh xanh đỏ đỏ kia dùng để làm gì. “Cậu bé xanh xao ngồi gần cô hôm qua bệnh mới dậy, bệnh tiêu chảy, em biết rồi đó, bị nhiễm bệïnh này mà bị tiêu chảy khổ lắm lắm, có khi hơn tuần chưa bớt... Cô bé lớn nhất được bệnh viện đưa về đây, nghe đâu mẹ cô bé quê không chấp nhận nuôi con. Sinh con ra, bà mẹ trẻ vứt lại bệnh viện rồi lưu lạc phương nào chẳng ai biết, có khi cũng đã nằm đâu đó dưới tầng đất lạnh… Cô bé mặc váy màu trắng hả? Tội lắm, cũng bị bỏ rơi khi còn đỏ hỏn thôi, cháu bị bệnh chảy máu cam kinh niên, cứ thời tiết nóng là thế! Còn cậu bé đi lững chững kia mới đưa về trung tâm năm vừa rồi, nay đã hơn tuổi, ngoan lắm đấy!” Những mảnh đời, những số phận, những tâm hồn non nớt, những đôi mắt mồ côi cứ lướt qua tôi như một thước phim… kinh dị, đáng buồn và cũng đáng rùng mình! “Thế các bé ở trung tâm này sống lâu nhất là được mấy tuổi cô? À, khi một em mất, các em xung quanh có biết bạn mất và vì sao mất không cô?” – Tự nhiên tôi buộc miệng hỏi cô bảo mẫu một câu chẳng lấy gì vui vẻ. “Ở trung tâm này, đa số chỉ sống được đến 8 - 9 tuổi… Mấy bé lớn thì biết bạn mất, nhưng vì sao mất thì chúng chẳng biết. Khi các cháu mất phải chôn cất theo đúng qui định của Bộ Y tế…” Cô bảo mẫu nói mà tui nghe như nuốt từng chữ từng lời vào lòng. Cô nói nhiều, nhiều lắm về hầu hết những đứa trẻ ở nơi này, nhưng chung lại cũng vì gia đình chúng mà nên nỗi... Có đôi mắt mồ côi ra đời do một sự thiếu hiểu biết nào đấy, do vô tình đến đau xót, và cũng nhiều đôi mắt mồ côi ra đời do cha mẹ thiếu lương tâm … Tàn nhẫn và xót xa quá!
Trời chiều đã tắt nắng từ lâu nhưng trong lòng tôi như đang có lửa đốt, khô khốc và quặn buồn. Trở về lại thành phố, tôi không quên ngoái chào vị Giám đốc, các cô bảo mẫu cùng những đôi mắt mồ côi. Mai này, có lẽ không bao giờ tôi quên được những đôi mắt bé nhỏ long lanh trong chiều ấy – những đôi mắt mồ côi!
Nguồn:http://hoi.noi.vn/Tu_thien/postdetails/173/216/597323/1/2009/8/11/phan-hoi--nhung-doi-mat-mo-coi--.hoi
Anh Thắng ơi em có ý kiến như thế này mong moi người suy nghĩ nhé.Diễn đàn của chúng ta đang ngày một lớn mạnh thêm,đã có nhiều người biết đến,nhiều thành viên tham gia.Ngoài những buổi họp mặt off em nghĩ anh cũng có thể đứng lên tổ chức những buổi đến thăm các em nhỏ mồ côi ở trung tâm nào đó gần đây để mọi người tiện tham gia đủ.mỗi người chỉ bớt một ngày chi tiêu thôi nhưng đó là tấm lòng mà như câu "lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách nhiều".như thế thật là ý nghĩa anh ạ.