WaNhi
08-13-2009, 06:27 AM
SV cần chấp nhận làm trái ngành nghề như một thử thách
Hàng ngàn sinh viên các trường đại học vừa tốt nghiệp, bước vào mùa tìm việc. Trước hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng, giữa chuyện có một công việc để lo cơm áo thường ngày với công việc thoả mãn hoài bão và ước mơ - nhiều sinh viên tỏ ý băn khoăn có nên bỏ phí kiến thức theo học 4 năm, chấp nhận làm trái ngành, trái nghề đã học?
"Nào mình cùng lên xe bus"
Tại hội thảo "Sinh viên với việc làm" do Trung tâm Giới thiệu việc làm Báo Lao Động-Interserco phối hợp với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức mới đây, tiến sĩ Nguyễn Lê Minh - chuyên gia tư vấn lao động đã ví hành trình sinh viên tìm việc như chuyện đi xe bus.
Theo ông Minh, là sinh viên, chắc hẳn ai cũng có một lần đi xe bus. Lúc đầu lên, xe đang đông phải chấp nhận đứng, thậm chí phải đứng một chân, sau dần dần mới có chỗ ngồi từ dưới rồi lên trên. Hành trình tìm việc cũng như vậy. Công việc ban đầu tìm được có thể chưa ưng, chưa đúng với chuyên môn được học nhưng NLĐ phải biết chấp nhận đã, cứ làm việc tận tâm, cố gắng hết mình đi, rồi đến lúc bạn sẽ được ghi nhận và sắp xếp đúng nguyện vọng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Lê Minh: Phần lớn sinh viên hiện nay kém năng động, còn trông chờ ỷ lại, chưa chủ động trong tìm việc. Để khắc phục điểm yếu này, sinh viên cần xoá bỏ tâm lý chê việc, đừng nề hà việc gì- dù trước mắt không đúng với ngành nghề hoặc xuất phát điểm thấp hơn trình độ mình đã được đào tạo.
Hãy kiên trì
Ông Vũ Hữu Mạnh- Giám đốc Cty Unicom, DN hàng đầu VN trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn- đã dẫn ra câu chuyện có thật về một sinh viên tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ, thi tuyển vào một ngân hàng với hy vọng được làm ở Ban Quan hệ quốc tế nhưng cuối cùng bị phân công làm lễ tân, dọn dẹp ở phòng hành chính. Nhưng có một hôm ngân hàng phải tiếp khách nước ngoài, phiên dịch đến muộn, nhân viên đó đã "ra tay" thể hiện xuất sắc vai trò phiên dịch. Sau đó, ngay lập tức nhân viên đó được Ban giám đốc bố trí vị trí xứng đáng trong Ban Quan hệ quốc tế.
Với kinh nghiệm thường xuyên làm việc với các giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự các doanh nghiệp, ông Mạnh cho biết: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, các sinh viên mới tốt nghiệp nhiều khi có vẻ hoang tưởng. Các bạn nên biết mình là người mới bắt đầu, hãy tìm cho mình một công việc để cống hiến trước khi đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi.
"Hãy biết bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất, cứ chứng minh đi, nếu có kỹ năng thực sự, bạn sẽ có cơ hội để thăng tiến. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì" - tiến sĩ Nguyễn Lê Minh khuyên.
Hàng ngàn sinh viên các trường đại học vừa tốt nghiệp, bước vào mùa tìm việc. Trước hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng, giữa chuyện có một công việc để lo cơm áo thường ngày với công việc thoả mãn hoài bão và ước mơ - nhiều sinh viên tỏ ý băn khoăn có nên bỏ phí kiến thức theo học 4 năm, chấp nhận làm trái ngành, trái nghề đã học?
"Nào mình cùng lên xe bus"
Tại hội thảo "Sinh viên với việc làm" do Trung tâm Giới thiệu việc làm Báo Lao Động-Interserco phối hợp với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức mới đây, tiến sĩ Nguyễn Lê Minh - chuyên gia tư vấn lao động đã ví hành trình sinh viên tìm việc như chuyện đi xe bus.
Theo ông Minh, là sinh viên, chắc hẳn ai cũng có một lần đi xe bus. Lúc đầu lên, xe đang đông phải chấp nhận đứng, thậm chí phải đứng một chân, sau dần dần mới có chỗ ngồi từ dưới rồi lên trên. Hành trình tìm việc cũng như vậy. Công việc ban đầu tìm được có thể chưa ưng, chưa đúng với chuyên môn được học nhưng NLĐ phải biết chấp nhận đã, cứ làm việc tận tâm, cố gắng hết mình đi, rồi đến lúc bạn sẽ được ghi nhận và sắp xếp đúng nguyện vọng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Lê Minh: Phần lớn sinh viên hiện nay kém năng động, còn trông chờ ỷ lại, chưa chủ động trong tìm việc. Để khắc phục điểm yếu này, sinh viên cần xoá bỏ tâm lý chê việc, đừng nề hà việc gì- dù trước mắt không đúng với ngành nghề hoặc xuất phát điểm thấp hơn trình độ mình đã được đào tạo.
Hãy kiên trì
Ông Vũ Hữu Mạnh- Giám đốc Cty Unicom, DN hàng đầu VN trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn- đã dẫn ra câu chuyện có thật về một sinh viên tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ, thi tuyển vào một ngân hàng với hy vọng được làm ở Ban Quan hệ quốc tế nhưng cuối cùng bị phân công làm lễ tân, dọn dẹp ở phòng hành chính. Nhưng có một hôm ngân hàng phải tiếp khách nước ngoài, phiên dịch đến muộn, nhân viên đó đã "ra tay" thể hiện xuất sắc vai trò phiên dịch. Sau đó, ngay lập tức nhân viên đó được Ban giám đốc bố trí vị trí xứng đáng trong Ban Quan hệ quốc tế.
Với kinh nghiệm thường xuyên làm việc với các giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự các doanh nghiệp, ông Mạnh cho biết: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, các sinh viên mới tốt nghiệp nhiều khi có vẻ hoang tưởng. Các bạn nên biết mình là người mới bắt đầu, hãy tìm cho mình một công việc để cống hiến trước khi đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi.
"Hãy biết bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất, cứ chứng minh đi, nếu có kỹ năng thực sự, bạn sẽ có cơ hội để thăng tiến. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì" - tiến sĩ Nguyễn Lê Minh khuyên.