PDA

View Full Version : bạn nghĩ sao


kinhcan88
11-02-2009, 10:56 PM
Hết thi nhau khoe của, khoe hàng hiệu, hàng độc, giờ đây các teen nhà mình chuyển sang một cuộc đua “trí tuệ” hơn đó là...khoe bằng. Các loại bằng cấp không biết từ năm nào, thuộc lĩnh vực gì và cũng chẳng cần biết từ đâu mà ra đều được các teen lôi ra “lòe” nhau để chứng minh ta đây không thua gì ai. Đây là một trào lưu tốt hay xấu?

1. Học để lấy tiếng chứ không lấy miếng

Đó là quan niệm cuả hầu hết các teen hiện nay. Học vì thành tích chứ không hề coi trọng việc mình sẽ nhận được gì, học được bao nhiêu kiến thức, tích lũy được bao nhiêu kỹ năng. Vì thế, bước vào lớp học, họ lấy bằng cấp để...đánh giá cấp bậc của nhau. Ai càng phong phú bằng thì càng chứng tỏ mình thuộc dạng "pro".

K.An (trường K) cho biết: “Ở lớp mình, các bạn dựa vào số lượng bằng để phân chia phe phái. Những ai có từ năm bằng trở lên, bất kể bằng gì thì được phép gia nhập vào nhóm VIP của lớp. Những bạn ấy thường chẳng xem ai ra gì trong khi học lực thì chỉ thuộc hàng từ dưới đếm lên của lớp”. Hỏi ra mới biết những bằng cấp rình rang của họ thật ra chỉ là những loại bằng dỏm. Nếu không phải thuộc hàng đóng tiền học rồi thi qua loa để có ngay một cái bằng thì cũng là bằng giả mua bằng tiền thật. Candy (trường X) cho biết “Chỉ cần bỏ ra hơn một triệu là đã có ngay một tấm bằng loại gì cũng được, kiểu gì cũng xong. Tuy tốn kém chút nhưng được cái mang danh là dân học giỏi”.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

2. Bằng tây và bằng ta

Với những teen trong giới “so bằng” thì họ còn phân chia giữa bằng Tây và bằng Ta. Thường thì bằng Tây có giá trị và dễ ra oai hơn bằng Ta vì “cứ là cái gì của nước ngoài cũng đều sang cả”- một teen trường B cho biết. Thế nên, phong trào săn bằng Tây ngày càng rậm rộ trong giới teen. Đặc biệt là các bằng ngoại ngữ do các trung tâm có liên kết với nước ngoài cung cấp.

Bạn T.Vy (trường V) mặc dù không thích học và cũng chẳng cần thiết phải học tiếng Nhật vào năm cuối cấp của mình làm gì nhưng vì theo trào lưu, cô nàng cũng bấm bụng đi học để kiếm một cái bằng cho bằng bạn bằng bè. Thế nhưng những loại bằng nước ngoài thường đòi hỏi cao và tốn kém rất nhiều. Vì vậy, để có được những tấm bằng sáng giá đó, nhiều teen đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian và tiền của. T.Trúc (THPT NTH) cho biết “Vì muốn hơn thua với bạn bè nên mình đã bỏ ra cả triệu đồng và hơn hai năm mới lấy được cái bằng Tây. Giờ nghĩ lại thấy mình thật phí phạm”.

3. Khoe bằng để được gì?

Hầu hết các teen khi bước vào cuộc chay đua này đều vì không muốn thua kém bạn bè và muốn được tiếng là dân học...siêu. Thế nhưng, mải miết chạy theo bằng cấp, nhiều teen đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc. Họ sưu tầm rất nhiều loại bằng nhưng nếu không phải là đổi lấy bằng tiền thì cũng là những loại bằng không có giá trị phục vụ việc học.

Có bằng chỉ là đế đổi lấy danh tiếng cho mình chứ không nghĩ đến việc bằng cấp đó có cần thiết hay phù hợp với sở thích và ý nguyện của mình hay không. Chỉ vì một chữ khoe, các teen đã vác trên vai đủ loại bằng một cách vô nghĩa. Bằng cấp thì nhiều nhưng kiến thức thật sự và cần có từ cái bằng mà teen nhận được thì chẳng bao nhiêu.