PDA

View Full Version : 7 điều nên tránh sau bữa ăn


RRRRRRR
11-02-2009, 12:42 AM
1. Tháo thắt lưng đột ngột
Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu xếp chân bằng tròn, quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn có nhu động, không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột.

Nếu chưa ăn thực sự no, bạn đã nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ rất phức tạp.

2. Uống nước chè
Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo thành những hợp chất khó hấp thụ. Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột.

Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè.

3. Ăn hoa quả
Thức ăn vào dạ dày phải lưu lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, bạn ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng... lại có plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.

Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột.

Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.

4. Hút thuốc lá
Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng chất độc được hấp thu lớn hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, các proteinase và axit cacbonic của tuyến tụy.

Việc hút thuốc lá sau khi ăn còn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn, là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh phổi và bệnh tim mạch.

5. Tắm
Sự kỳ cọ khi tắm làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và mình, làm giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng. Do vậy, các men tiêu hóa bị giảm tiết, ruột giảm nhu động nhào trộn thức ăn, dẫn đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột.

Đặc biệt, bạn không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì dễ bị cảm.

6. Đi dạo
Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Thói quen này kéo dài dễ đưa đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.

7. Ngủ
Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hay hấp thu kém. Người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và đó là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột.

girlvampire
11-02-2009, 04:53 PM
Sau khi ăn xong không nên chạy ! Vì chạy sẽ làm mình bị đau dạ dày ! *_*

ngapro
11-02-2009, 08:40 PM
Đúng là đôi khi chúng ta làm mọi việc theo thói quen mà ko biết hoặc ko để ý xem thói quen đó có tốt cho sức khoẻ hay ko. Đọc bài này xong, chắc là mình sẽ phải từ bỏ 1 số thói quen thui.

RRRRRRR
11-08-2009, 10:28 AM
Thêm một bài viết về sức khỏe, không phù hợp với tên topic lắm.

Để trái cây là "thực phẩm vàng"...

Lưu ý đến những đặc tính của trái cây và lắng nghe cơ thể bạn để tránh những sai lầm khi làm đẹp bằng thứ "thực phẩm vàng" sẽ giúp bạn làm đẹp an toàn và hiệu quả.

Không phải cứ trái cây là tốt
Sự thật là có những loại trái cây đặc biệt có hại đối với những người có bệnh. Chẳng hạn, với người mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy... thì không được uống các loại nước quả chua như bưởi, chanh, cam, táo, nho, dâu...
Những người tiểu đường không nên ăn các loại quả có hàm lượng đường cao như lê, xoài, sầu riêng, hồng... Những người bị viêm thận mãn tính không nên ăn xoài.

Không phải quả nào cũng dưỡng da
Loại quả nào cũng có các vitamin quý nhưng mỗi loại da sẽ có những lựa chọn riêng.
Nhiều người nghĩ rằng, nếu da khô thì nên đắp những loại hoa quả chứa nhiều nước như lê, dưa chuột, củ đậu để bổ sung nước cho da. Nhưng, sự thực là chính nước trong những loại quả này lại làm mất đi rất nhiều chất dưỡng ẩm tự nhiên của da và làm da căng hơn, khô hơn. Trong dưa chuột có chất keo nhựa nên người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng. Với người có làn da nhờn có thể sử dụng các loại quả nhiều axit như chanh, cam để đắp hay rửa mặt vào mùa hè nhưng lại không nên dùng vào mùa đông.
Một điều vô cùng quan trọng nữa cần nhớ là chỉ được đắp mặt nạ trái cây lên da khi da đã hoàn toàn sạch sẽ. Nếu không, các loại mỹ phẩm, bụi bặm... sẽ "liên kết" với mặt nạ trái cây làm cho da bạn có thể bị nhiễm trùng. Sau khi đắp mặt nạ trái cây cần rửa lại mặt bằng nước sạch.

Không thể ăn trái cây thay rau
Bạn nghĩ rằng trái cây chứa toàn những chất có lợi như chất xơ, vitamin, các loại vi chất, nên ăn càng nhiều trái cây càng tốt, thậm chí có thể ăn trái cây thay rau. Thực tế lại không phải như vậy. Dù các vitamin có quý giá thế nào thì cơ thể cũng chỉ cần một lượng nhất định, khi ăn quá nhiều trái cây, bạn có thể sẽ... mắc bệnh.
Để làn da khỏe và đẹp, bạn cần biết "nạp" lượng trái cây một cách hợp lý. Chẳng hạn nếu ăn quá nhiều các loại quả có màu đỏ, vàng (loại quả giàu vitamin A) như đu đủ, chuối, cà rốt, ớt, bí đỏ... sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da. Ăn quá nhiều vải, nhãn, sầu riêng... bạn có thể bị nhiệt, mọc mụn nhọt hay lở loét, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 quả quýt loại vừa, ăn không quá 250g vải hay nhãn...
Trái cây cũng không thể thay thế các loại rau vì trong rau có những loại vitamin và vi chất mà trái cây không có. Nếu ăn hoa quả thay rau xanh sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin và vi chất.

Trái cây chế biến xong cần sử dụng ngay
Hoa quả đã gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ hay nước quả ép để càng lâu sẽ càng bị hao hụt nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, làn da và cơ thể sẽ chẳng hấp thụ được gì nhiều khi bạn ăn hoa quả hay nước ép đã chế biến quá lâu.
Vì vậy, nếu buộc phải bổ hoa quả từ rất lâu trước khi dùng, bạn nên ngâm quả vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin C có trong quả. Nước hoa quả ép đóng hộp sau khi mở nắp cũng nên dùng sớm. Người ta đã chứng minh được rằng nước cam ép đóng hộp mất 100% vitamin C sau 4 tuần mở nắp.

Không phải ăn trái cây, uống nước ép bất cứ lúc nào cũng có lợi
Thời điểm ăn trái cây, uống nước ép hoa quả có ý nghĩa rất quan trọng với việc cơ thể có hấp thụ được những dưỡng chất quý giá có trong trái cây hay không.
Chẳng hạn nên uống nước ép trái cây vào buổi sáng sẽ có lợi cho việc cung cấp vitamin cho cơ thể và làn da, duy trì thể lực trong cả ngày. Ngược lại, không nên uống nước ép trái cây vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ gây hại cho thận và dạ dày.
Thời điểm ăn trái cây thích hợp nhất là 1 giờ trước bữa ăn, lúc đó cơ thể sẽ hấp thu tốt nhất các loại vitamin trong hoa quả.
Có một số loại hoa quả không nên ăn lúc đói. Ăn quả hồng lúc đói có thể gây ra những viên sỏi trong dạ dày. Những loại quả chua như bưởi, cam, chanh ăn lúc đói sẽ gây cồn ruột. Ăn cà chua khi đói có thể gây đau hoặc trướng bụng.

Không uống nước ép trái cây quá nhanh
Nước ép trái cây cần uống từ từ mới tốt. Bạn nên uống nước ép thành từng ngụm để có lợi cho việc kết hợp với nước bọt trong khoang miệng, tạo điều kiện cho việc hấp thụ hoàn toàn và dễ dàng những dưỡng chất có trong nước ép.

Trái cây cũng "kỵ" một số loại thực phẩm khác
Có một số loại trái cây “khó tính”, tối kỵ khi ăn cùng các thực phẩm khác. Nếu ta cứ liều lĩnh kết hợp thì không những không có tác dụng tốt mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Chẳng hạn, trước và sau khi ăn quýt 1 giờ, tuyệt đối không được uống sữa bò vì protein trong sữa bò gặp nước quýt sẽ đông lại, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ...

Theo An Nhiên
Sức khỏe & Đời sống

yenxinh
11-08-2009, 11:03 PM
chà,chà..! anh 7R dạo này lại quan tâm tới sức khỏe và đời sống thees^^.Thank a cái vì những thông tin bổ ích mà ko phải ai cũng biết như trên..!

Sand
04-08-2010, 10:15 PM
(Dân trí) - Sau khi ăn đồ nướng, lẩu, mỳ tôm, những món ăn béo ngậy thì nên ăn gì sẽ tốt cho dạ dày?

1. Ăn chuối tiêu sau khi ăn đồ nướng



Sau khi ăn đồ nướng, nên ăn chuối tiêu, loại thực phẩm như đồ nướng có thể sản sinh ra benzopyrene - một hợp chất hữu cơ gây ung thư, theo ngiên cứu mới nhất cho thấy trong chuối tiêu có chứa một lượng chất nhất định có tác dụng ngăn cản việc hình thành benzopyrene, giúp bảo vệ dạ dày.



2. Uống nước cần tây sau khi ăn các món rán xào



Nếu ăn nhiều thức phẩm có chứa chất béo, hãy uống một cốc nước cần tây, hàm lượng chất xơ cao trong cần tây có thể làm giảm đi một phần chất béo.



3. Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu



Nhiệt độ cao liên tục và sự hòa trộn của các loại nguyên liệu sẽ không tốt cho dạ dày. Trong sữa chua, ngoài chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn có axit lactic có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại .



4. Uống trà lúa mạch khi đầy bụng



Nếu tiêu hóa không tốt, sau khi ăn nên uống trà lúa mạch hoặc nước từ vỏ cam. Hàm lượng allanton (chất có khả năng tái tạo và phát triển tế bào hữu cơ) trong lúa mạch cũng như lượng dầu trong vỏ cam giúp thúc đẩy sự co thắt của dạ dày, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.



5. Ăn hoa quả sau khi ăn mỳ tôm



Sau khi ăn mì ăn liền, bạn nên ăn một chút hoa quả như táo, dâu tây, cam, hay trái kiwi, vv . Ngoài ra, khi nấu cần để sợi mỳ mềm sẽ tốt hơn cho hoạt động của dạ dày. 



6. Uống nước gừng sau khi ăn cua



Thịt cua có tính hàn, vì thế không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng, đi ngoài, hoặc buồn nôn. Uống một cốc nước ấm với gừng tươi và đường sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau bụng, tuy nhiên với người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng loại nước này.

kinhcan88
04-08-2010, 10:26 PM
hôm nay ăn nhiều thứ cái bụng thấy khó chịu như là đầy bụng muốn đi mua hộp sữa chua ăn cho tiêu mà ngại.híc.

anna
04-09-2010, 11:08 AM
đúng là càng ngày càng thấy mình có những thói quen hok tốt tẹo nào.(h mới biết mà)>>thiếu kiến thức quá!!!