PDA

View Full Version : Mẹo chữa ngủ ngáy, ngủ gật, ngủ mơ, hay quên!


luomlat_goo
06-25-2020, 04:42 PM
Mẹo chữa bệnh ngủ ngáy.

http://muathoigian.vn/diendan/images/ngu-ngay/ngu-ngay.jpg

Sinh hoạt tập thể, đi công tác, đi nghỉ dưỡng, hay đơn giản là ở nhà mà có một người ngủ ngáy thì cảm giác muốn phát điên. Vậy để tránh được tình trạng này cho bản thân, và cho người xung quanh, vừa hết ngáy, vừa có giấc ngủ ngon, chúng ta cùng tham khảo các mẹo hữu ích dưới đây nhé:

1. Tránh ăn quá no
Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối các bạn không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm cho bạn. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, bạn nên đi bộ thể dục để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp bạn có được giấc ngủ hơn, sâu hơn. Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ

2. Thay đổi tư thế khi ngủ
Với hầu hết mọi người, thay đổi cách ngủ và tư thế ngủ có thể giảm, thậm chí chấm dứt việc ngáy ngủ. Ngáy thường xuất hiện với những người nằm ngửa khi ngủ, khi lưỡi bị đẩy tụt xuống, đáy lưỡi nâng lên và che mất đường hô hấp, gây ra một âm thanh rung động trong khi ngủ. Bởi vậy hãy thử nằm nghiêng hoặc bạn có thể thử ngủ cao đầu, kê gối cao để giúp bạn dễ thở hơn. Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp bạn chữa bệnh ngủ ngáy đấy.

3. Uống nước ấm trước khi đi ngủ
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.

4. Tránh uống rượu bia trước khi ngủ
Uống rượu trước khi đi ngủ 4 – 5 tiếng sẽ làm cho chứng ngáy tệ hơn vì loại đồ uống này kích thích các mô trong cổ họng hoạt động mạnh, tạo nên tiếng động (ngáy).
Có người lúc bình thường ngủ không ngáy nhưng khi uống rượu sẽ ngáy. Vậy nên bạn thỉnh thoảng ngủ ngáy, hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ, bởi rượu làm giãn đường hô hấp trong khi ngủ, góp phần làm bạn ngáy.

5. Tạo thói quen uống trà
Trà được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn, chữa trị ngủ ngáy hiệu quả tốt nhất. Nó có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở cổ họng nhờ công dụng làm sạch chất nhày ở cổ họng làm cho không khí được lưu thông được dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng các loại trà đỏ, trà bạc hà hay trà đen thông thường cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ngủ ngáy cho bạn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp các loại trà với chanh hoặc mật ong để có hiệu quả tốt nhất.

6. Giữ mũi thông thoáng
Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố giảm các yếu tố gây dị ứng như bụi, lông động vật… nhiều nhất có thể. Nếu bị ngáy do cảm lạnh hay do dị ứng thời tiết, bạn hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ. Thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào nước, súc miệng vài phút sẽ giúp chữa bệnh ngủ ngáy.
Bạn nên tắm nước nóng trước khi đi ngủ để hít thở tốt hơn. Ngoài ra, hãy giữ một chai nước muối trong phòng tắm. Rửa mũi với nước muối cũng giúp mũi thông thoáng hơn rất nhiều.
Ngoài những cách chữa bệnh ngủ ngáy trên đây, để bạn đi vào giấc ngủ một cách êm ái, không phát ra tiếng ồn thì bạn cũng cần giữ cho mình tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh stress, có chế độ ăn uống khoa học.

Theo soytenamdinh.vn

luomlat_goo
06-25-2020, 04:46 PM
Mẹo chữa ngủ gật.

http://muathoigian.vn/diendan/images/ngu-ngay/ngu-gat.jpg

1. Tập hít thở, vận động nhẹ.
Thói quen hít thở của chúng ta thường thay đổi theo tâm trạng và sức khỏe tinh thần, kể cả khi ta không có ý thức về điều đó. Nếu bạn căng thẳng và mệt mỏi, có thể bạn chỉ đang hít thở “nông” dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho não.
Hãy thử hít thở một cách chậm rãi, tưởng tượng bạn đang làm căng bụng bằng không khí như cách bạn bơm bóng bay và rồi thở ra thật chậm. Việc hít thở như vậy khoảng một phút hoặc lâu hơn sẽ giúp bạn “đánh thức” não bộ và có suy nghĩ sáng suốt.

2. Bổ sung chất béo dưỡng não Omega-3.
Đây là một trong các chất dinh dưỡng giúp duy trì sự tỉnh táo. Nếu bạn không biết sẽ ăn gì vào bữa trưa hoặc bữa tối, hãy chế biến cá hồi để bổ sung axit béo omega-3 tuyệt vời. Nếu không có thói quen ăn cá, bạn có thể bổ sung viên dầu cá mỗi ngày.

3. Thử tác động của nước mát.
Việc đổ xô nước lạnh lên một người bạn đang ngủ không chỉ là trò chơi khăm mà thực sự còn giúp họ tỉnh táo. Nếu bạn không còn cách nào khác để chống lại cảm giác buồn ngủ, hãy đi rửa mặt hoặc tắm nước lạnh. Độ lạnh và cảm giác của nước sẽ cải thiện tuần hoàn máu và giúp bạn tập trung tốt hơn.

4. Dùng ống lăn xốp để cải thiện tuần hoàn máu.
Việc sử dụng ống lăn xốp khoảng 5 phút làm giảm tình trạng căng cơ và cải thiện tuần hoàn máu, giúp đẩy lùi cảm giác buồn ngủ. Hãy nằm trên ống lăn hoặc tựa vào tường với ống lăn ở giữa lưng và bề mặt tường. Di chuyển cơ thể lên xuống trên ống lăn một cách chậm rãi để giảm tình trạng căng cứng cơ ở vai, lưng và chân.
Hãy thử dùng ống lăn xốp mỗi khi bạn cảm thấy buồn ngủ và xem bạn có tỉnh táo hơn không.

5. Nghe nhạc.
Âm nhạc có ảnh hưởng to lớn đối với tâm trạng và sức khỏe tinh thần; bên cạnh khả năng thay đổi tâm trạng, âm nhạc cũng tiếp thêm năng lượng. Một nghiên cứu lớn cho biết người nghe nhạc, bất kể âm lượng và thể loại, thường năng nổ hơn người không có thói quen này. Do đó, hãy bật máy nghe nhạc hoặc chương trình radio yêu thích của bạn và thưởng thức các giai điệu!

6. Bổ sung chất xơ.
Không giống như các loại thực phẩm khác, cơ thể cần nhiều thời gian để tiêu hóa hết chất xơ. Vì vậy, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và để chúng dần tiếp thêm năng lượng cho cơ thể trong suốt cả ngày. Hãy ăn táo nguyên vỏ, một ít đậu đen hoặc ngũ cốc nguyên cám để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi.

7. Chợp mắt ban ngày.
Giấc ngủ dài trong ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, nhưng chợp mắt nhanh vào buổi trưa là điều mà cơ thể cần để lấy lại sức. Cách phục hồi hiệu quả chính là chợp mắt khoảng 20 phút. Khoảng thời gian này đủ để cơ thể đi vào giấc ngủ, đẩy lùi nguyên nhân gây mệt mỏi đang tồn tại trong tâm trí.
Thậm chí việc chợp mắt nhanh trong 6 phút cũng giúp cải thiện mức độ tỉnh táo; vì vậy, hãy cố gắng chợp mắt kể cả khi bạn không có nhiều thời gian.

8. Uống viên bổ sung ma-giê.
Việc thiếu vitamin và khoáng chất có thể là nguyên nhân chính khiến bạn buồn ngủ. Nếu chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ ma-giê, bạn nên dùng thêm viên bổ sung ma-giê. Sản phẩm này có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm chức năng và có thể dùng hằng ngày.

9. Giải tỏa căng thẳng.
Chiếc bàn làm việc bừa bộn, cuộc tranh luận với một người bạn hoặc tình trạng quá tải do công việc có thể khiến bạn căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Hãy giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng nằm trong tầm kiểm soát, bất cứ khi nào có thể. Việc kiểm soát những điều khiến bạn lo lắng khi chúng xuất hiện sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp bạn tập trung trong suốt cả ngày.

10.Thay đổi môi trường.
Học tập hoặc làm việc trên giường hoặc trên chiếc ghế bành thoải mái chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, bạn không nên khiến bản thân uể oải bằng việc chọn vị trí quá thoải mái, hãy chuyển sang nơi giúp bạn tỉnh táo hơn. Làm việc ở quán cà phê hoặc trên bàn cứng sẽ khiến bạn khó mà cảm thấy buồn ngủ hơn so với khi được vây quanh bởi những lớp chăn và gối ấm áp.

Theo Wikihow

luomlat_goo
06-25-2020, 04:49 PM
Mẹo chữa ngủ mơ, ác mộng.

http://muathoigian.vn/diendan/images/ngu-ngay/ngu-mo.jpg

1. Giảm căng thẳng.
Đôi khi những áp lực thông thường của cuộc sống hàng ngày, như một vấn đề ở cơ quan, công sở, trường học hay việc gia đình gây ra những giấc mơ ác mộng.
Bồn chồn, lo lắng về một việc đang giải quyết chưa xong hoặc chuẩn bị cho một sự kiện sắp diễn ra.

2. Giảm kích thích thần kinh.
Sách và phim ảnh kinh dị. Đọc sách hoặc xem phim đáng sợ, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể gây ra những cơn mơ ác mộng.
Thói quen lướt điện thoại, Facebook, chat chit trước khi đi ngủ cũng gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh.

3. Điều tiết thói quen, giờ giấc ăn uống.
Không ăn trước khi đi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ. Đồ ăn trước khi đi ngủ. Đối với một số đồ ăn uống trước khi đi ngủ - kết quả là tăng cường trao đổi chất và hoạt động của não - dẫn đến những cơn ác mộng. Hoặc đơn giản là không ăn no quá hoặc để bụng đói quá.

4. Thư giãn.
Tắm nước ấm, ngồi thiền hay tập hít thở sâu. Nếu đang phải vật lộn với những cơn ác mộng, hãy kiên nhẫn, bình tĩnh và yên tâm. Đôi khi một chút sáng tạo có thể giúp chúng ta thư giãn hơn cả một liều thuốc an thần các bạn nhé.

5. Nghe nhạc thiền giúp ngủ ngon, ngủ sâu cũng là cách chống gặp mộng mị hay ác mộng.
https://www.youtube.com/watch?v=nKHBIAdBvZ4

Theo internet

luomlat_goo
06-25-2020, 04:53 PM
Mẹo chữa bệnh suy giảm trí nhớ, hay quên

http://muathoigian.vn/diendan/images/ngu-ngay/hay-quen.jpg

Chuyện lúc nhớ, lúc quên ngày nay không còn là “thuộc tính” của người già, theo BS Trần Công Thắng - chuyên khoa Thần kinh (BV ĐH Y Dược TP.HCM), hiện có khoảng 20 - 30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Thế nhưng, nhiều người đang xem chuyện hôm nay quên một việc, hôm sau quên hai việc là điều bình thường, trong khi đó, đây chính là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ, dân gian thường gọi là chứng hay quên, tật đãng trí.

Dễ quên ký ức gần

Bước đầu tiên của quá trình hình thành trí nhớ là thông tin được ghi nhận thông qua những giác quan, ví dụ như hình ảnh ghi nhận bằng mắt, tai nghe âm thanh… Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong não. Sau đó, khi người sử dụng cần bất cứ thông tin nào, não sẽ giúp “truy xuất” từ kho lưu trữ này.

BS Thắng cho biết: “Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và “khổ chủ” không nhớ những chuyện đã xảy ra xung quanh. Ngoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não”.

Chính vì vậy, việc giảm trí nhớ ở người trẻ thường là giảm trí nhớ gần, mới xảy ra hay còn gọi là trí nhớ công việc. Nhiều bệnh nhân thường than phiền với BS rằng, ra khỏi nhà một lúc lại băn khoăn không biết đã đóng cửa sổ chưa, tắt bếp ga, tắt máy tính chưa… Tại Phòng khám Trí nhớ, BV ĐH Y Dược TP.HCM, không ít bệnh nhân trẻ tuổi cho biết, họ rất hay quên. Ví dụ, đang tính làm một việc gì đó, quay qua quay lại một lúc sau đã quên bẵng mình đang muốn làm gì; để đồ ở đâu tìm không ra…

Các chuyên gia y tế cho rằng, đây có thể là hiện tượng của người bắt đầu bước vào giai đoạn stress hoặc rối loạn trầm cảm. Bản chất của trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ, không chú ý đến xung quanh, giảm sự quan sát, có cảm giác mất năng lực trong cuộc sống. Do đó, bệnh nhân trầm cảm không buồn để ý đến bất cứ thứ gì, và đương nhiên sẽ không nhớ.

Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ ngày càng tăng còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ Amitryptilin, một số thuốc chữa động kinh cho trẻ em, nhóm thuốc corticoid (nhất là ở bệnh nhân hen suyễn). Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn… dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian.

Tăng trí nhớ: thu xếp gọn gàng cuộc sống
BS Thắng khuyến cáo: “Khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ gần, người bệnh cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên. Suy giảm trí nhớ trở nên nặng hơn nếu việc quên này trở thành quên hoàn toàn, ngay cả khi được gợi nhớ. Ví dụ, bạn ngỏ ý mượn cuốn sách hôm trước, hôm sau nhìn thấy mặt bạn, người đó vẫn không nhớ ra việc được hỏi mượn sách… Việc bị quên ngày càng tăng lên nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống, người bệnh phải đi tham vấn, kiểm tra tại các phòng khám trí nhớ ở các BV. Tại đây, các chuyên gia sẽ xác định, sự giảm trí nhớ này là lành tính hay bệnh lý, suy giảm nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ ở người trẻ (40 - 60 tuổi) có thể do các tổn thương não vì tai nạn giao thông, hoặc do một số thể bệnh Alzheimer có tính chất gia đình hoặc do đột biến gien; hay sa sút trí tuệ do tai biến mạch máu não hoặc nghiện rượu”.

Để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên”, chẳng hạn như:

Thu xếp công việc ngăn nắp, tránh căng thẳng stress.
Hạn chế tối đa hút thuốc lá và uống rượu. Đặc biệt, rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều. Khi có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, mất ngủ…, bệnh nhân phải đi khám để cải thiện căn nguyên.

Tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả để cải thiện trí nhớ. Đây là cách hữu hiệu với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, kể cả trẻ em và người lớn gặp vấn đề về khả năng tập trung, những người bị khiếm khuyết năng lực học tập và các nạn nhân của chấn thương sọ não hoặc đột quỵ.

Những người trẻ cũng phải tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận: quan sát các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm…

Đồng thời, khi thấy bản thân bắt đầu có các dấu hiệu hay quên, nên bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ, nuôi dưỡng não bộ khỏe mạnh, giữ tinh thần luôn minh mẫn.

Theo otiv.com.vn