PDA

View Full Version : Đọc sách: Đi tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của cuộc đời


luomlat_goo
04-14-2018, 04:13 PM
Cuốn sách của tác giả Lama Surya Das (NXB Văn Lang).

Phần 1: Con người sống để làm gì?8->

Thông thường khi còn trẻ ta có xu hướng tiêu dùng thoải mái những thứ mà chúng ta đang dư thừa đó là Sức khỏe và Thời gian. Khi cái ví sức khỏe và thời gian của ta dần cạn thì ta mới bắt đầu có những câu hỏi lớn của cuộc đời. Chúng ta rút cục là sống nhằm mục đích gì?

Chúng ta sinh ra, sống một quãng vài chục năm rồi chết đi. Nếu như ta không có con cái, gia sản đáng giá thì thậm chí không ai biết tới sự vắng mặt của ta. Cuộc sống đã tiếp diễn lúc ta chưa sinh ra và vẫn tiếp diễn bình thường lúc ta chết đi. Quãng đời của ta giống như một cốc nước đổ xuống dòng sông, không làm sông nhiều nước hơn hay đục hơn.

Những gì chúng ta làm hàng ngay đều nhằm mục đích để tồn tại. 10 tiếng ở cơ quan để kiếm tiền, 8 tiếng để ngủ, 2 tiếng để ăn, còn lại là đi lại và những việc lặt vặt khác. Cuộc sống đa phần sẽ trôi qua lặp đi lặp lại như vậy cho tới chết. Ít tiền thì tiêu ít, nhiều tiền thì tiêu nhiều, có con thì chăm con, có vợ thì chăm vợ, chăm cả ông bà khi về già.

Vậy chúng ta sống vì cái gì?

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời : ” Sống là để hạnh phúc và làm cho người khác hạnh phúc”

Tôi nghĩ đó là câu trả lời hợp lý cho tất cả chúng ta, những con người bình thường. Bạn có thể đưa ra sứ mệnh kiểu như “Sống là để cống hiến”, ” Sống là để xây dựng đất nước ta to đẹp hơn” “Sống là để hưởng thụ hoặc làm việc cật lực” hoặc một lý do cao cả nào đó. Nhưng rút cục thì thế giới này có 8 tỷ người và hàng tỷ tỷ các sinh vật khác, bạn và tôi chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi trong đó thậm chí tầm ảnh hưởng còn chẳng bằng một con virus Ebola.

Xã hội này rất đa dạng, mỗi người có những cảm nhận khác nhau về hạnh phúc vì vậy con đường để chúng ta tìm tới hạnh phúc sẽ khác nhau.

Có một số quan điểm sai lầm về hạnh phúc như sau:

1. Ta cảm thấy hạnh phúc khi mà mọi thứ bên ngoài diễn ra đúng như ý của ta

Con cái ngoan, ta kiếm được tiền, ta có thời gian chăm sóc bản thân, hàng xóm thân thiện, ta có những kỳ nghỉ hàng năm, cuối tuần có thời gian shopping,….

Khi có một cái gì đó không được như ý muốn, ta sẽ cảm thấy kém hạnh phúc đi. Con cái hư đốn, vợ chồng cãi nhau, hàng xóm khó chịu, lương bị nợ, cuối tuần vẫn phải làm việc, cả năm không được đi đâu.

Khi càng nhiều các mong muốn thì ta càng khó trở nên hạnh phúc hơn. Rất khó để có một thời điểm mà mọi thứ đều như ý của ta. Rất nhiều thứ gắn bó với ta cả cuộc đời mà ta khó có thể từ bỏ được như vợ/chồng, con cái, bố mẹ, họ hàng, hàng xóm và cả chính ta.

Ở thái cực ngược lại khi ta không có ham muốn gì cả thì điều gì sẽ diễn ra?

Chúng ta chắc vẫn còn nhớ tới cảm giác khi có được khoản tiền lớn, khi ai đó khen ngợi, khi con cái vâng lời, …..Nếu chúng ta không có ham muốn có một khoản tiền lớn, có một cô vợ đẹp, có con cái ngoan,…. thì liệu ta có cảm thấy vui sướng khi có được điều đó?

Nhưng niềm vui chỉ là một góc nhỏ của Hạnh phúc. Hạnh phúc là khái niệm cao hơn rất nhiều. Lần đầu bạn nhận được khoản tiền lớn bạn sẽ vui, các lần sau bạn sẽ kém vui dần rồi tới lúc bạn nhận một khoản tiền lớn mà chẳng có cảm giác gì. Cũng tương tự như uống bia, cốc đầu tiên ngon, tới cốc thứ hai thì kém ngon hơn, rồi tới một lúc nào đó ta sẽ không thể phân biệt được giữa một cốc bia lạnh và một cốc nước lạnh. Trong kinh tế học người ta gọi đó là Lợi ích cận biên giảm dần.

Niềm vui của bạn khi lần đầu tiên được bố mẹ cho 20 nghìn đồng mua quà có khi còn lớn hơn rất nhiều so với niềm vui khi bạn có được 2 triệu bây giờ. Niềm vui có được căn hộ nhỏ đầu tiên cũng lớn hơn niềm vui khi bạn có được một căn biệt thư đắt tiền bây giờ. Một vài năm sau bạn sẽ có cảm giác là niềm vui được sống giữa căn biệt thự và căn hộ không khác gì nhau; thậm chí bạn có cảm giác lo sợ hơn mỗi khi đưa gia đình đi chơi đâu đó vài ngày.

Con người có thói quen trong cả hành động lẫn cảm xúc. Lần đầu tiên khi chuyển từ đi xe số sang xe gas bạn sẽ thấy sao mà thích thế. Lúc đó bạn nhìn rõ tất cả các khác biệt từ độ ổn định của xe, tốc độ xe, vẻ đẹp của xe. Sau chục lần đi bạn sẽ dần dần không nhận thấy những khác biệt này nữa và bạn thấy rằng đi xe gas không làm bạn sung sướng hơn khi đi xe số.

Không có ham muốn thì sẽ không có niềm vui khi thỏa mãn ham muốn. Tuy nhiên, ham muốn là một thứ mặc định mà mỗi người chúng ta đều có, chỉ khác nhau là một người thì “Nếu tôi thỏa mãn mong muốn đó thì tôi sẽ vui sướng lắm” và một người “Có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao”.

Một nhà tu hành không vợ con, không sở hữu của cải nhưng họ vẫn có niềm hạnh phúc riêng trong sự tu tập của họ. Có nhiều con đường để có hạnh phúc, thỏa mãn ham muốn để hạnh phúc chỉ là một trong số đó.


2. Ta cảm thấy hạnh phúc khi được làm cái mình thích

Giờ nếu như tôi được làm cái tôi thích thì tôi sẽ đi ngủ muộn, dậy muộn, suốt ngày đi chơi. Đấy là cái tôi thích, những thứ mang lại chi phí chứ không phải là thu nhập. Dần dần tôi sẽ cảm thấy cuộc sống nhàm chán, thể trạng mệt mỏi. Những kỳ nghỉ dài cho chúng ta thấy rõ cảm giác này, thậm chí bạn sẽ thấy rằng đi làm còn sướng hơn là được nghỉ ở nhà.

Tất nhiên mấy ngày đầu bạn sẽ thấy vui sướng nhưng khi kéo dài thì bạn sẽ kém vui sướng dần cho tới chán nản. Nguyên tắc nó cũng giống như niềm vui khi thỏa mãn ham muốn ở trên. Lợi ích cận biên luôn có xu hướng giảm dần.

Một bà mẹ sẽ bảo là tôi muốn ở nhà trông con, nuôi chúng, dạy dỗ chúng mà không phải đi làm kiếm tiền. Ừ, bà mẹ đó sẽ hạnh phúc trong một khoảng thời gian nhưng lâu dài thì bà mẹ vẫn cứ thấy chán nản, giá đi làm thì tốt hơn. Cuộc sống là vậy cho dù bạn thích cái gì nhưng bạn cứ làm đi làm lại cái bạn thích liên tục rồi thì bạn cũng sẽ thấy ghét phải làm công việc đó.


Nếu ai đó cho chúng ta 1 triệu đô thì chắc tới 99% trong chúng ta bỏ công việc hiện tại và bắt đầu nghĩ tới việc tiêu tiền hưởng thụ. Đó có thể là:

– Đi du lịch khắp nơi

– Mua cái nhà thật đẹp, xe đẹp

– Sắm sửa quần áo vật dụng trong nhà

….

Tuy nhiên thực tế thì sẽ như thế này:

– Ta sẽ không thể đi chơi được vì con cái ai trông? Ta không thể đưa con cái đi theo hay thuê người khác chăm hộ. Ta có thể đi chơi vui sướng nhưng dần dần tình cảm gia đình sẽ mất dần.

– Ta bắt đầu lo lắng cho sự an toàn của tài sản mà chúng ta đã mua về (nhà cửa, xe cộ)

– Ta bắt đầu cảnh giác với những người xung quanh xem không biết họ có đang lợi dụng ta không.

Ta còn cảm thấy đáng sống khi ta đóng một vai trò nào đó, có ai đó cần tới ta. Khi động lực này mất đi thì ta không còn lý do nào tồn tại nữa. Tốc độ già của người đã về hưu mà không làm gì cả nhanh hơn rất nhiều so với việc anh ta về hưu nhưng vẫn đang làm việc.

Lúc nào chúng ta cũng có cái để thích vì vậy khi ta chán cái này thì sẽ phát sinh thêm cái khác để thích. Ví dụ như chán chơi với con và muốn đi chơi xa một mình; chán võ vẽ chuyển sang cầu lông, chán làm côn đồ chuyển sang làm người tử tế và ngược lại. Ta sẽ liên tục thay đổi cái ta thích và có khi ta lại thích cái mà trước ta ghét 🙂

Thích hay không thích chỉ là vấn đề của cảm xúc. Bất cứ cái gì cũng sẽ có người thích và không thích. Không có cái gì mà ai cũng thích và cũng không có cái gì mà ai cũng ghét. Bạn có thể bảo là ai chẳng thích đi du lịch đó đây nhưng thực tế là có những người chỉ thích ở nhà. Bạn cũng có thể bảo là Phụ nữ nào mà chẳng thích trai đẹp, đàn ông nào chẳng thích phụ nữ đẹp. Thực tế là ngay cả khi đánh giá vẻ đẹp của một cô gái hay một chàng trai thì người sẽ bảo là đẹp người sẽ bảo là xấu.



3. Đi tìm giải pháp từ bên ngoài

Ngày nay khi khoa học càng hiện đại thì ta càng có xu hướng tìm giải pháp cho các vấn đề từ bên ngoài.

– Khi bị bệnh ta sẻ hỏi Nên mua thuốc nào?

– Khi con cái học kém một môn nào đó ta sẻ hỏi Nên cho nó đi học thêm ở đâu?

– Khi thấy dốt một kỹ năng nào đó ta sẻ hỏi Nên tham gia khóa học nào?

– Khi có đồ đạc cần sửa chữa ta sẽ hỏi Gọi số điện thoại nào để kêu người tới sửa ? hoặc Nên mua cái gì thay thế?

– Khi thấy lương thấp ta sẻ hỏi Nên nhẩy việc tới chỗ nào?

– Khi phối hợp với người khác (Vợ, đồng nghiệp,..) khó khăn ta sẻ bảo Nên thay bằng người khác.

– Khi gặp tắc đường, thất nghiệp, cuộc sống khó khăn ta nói Chính phủ này phải hoạt động tốt hơn.

….

Trên ti vi hàng ngày quảng cáo về những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta. Sữa tăng cường sức đề kháng, bổ sung canxi; thuốc kéo dài tuổi thanh xuân hay 1 người uống hai người vui, ….

Việc tìm giải pháp từ bên ngoài về bề nổi là đúng vì nó giúp ta tiết kiệm thời gian để tập trung vào những thứ ta thích làm. Ví dụ nếu thuê người dạy con mình thì mình có thời gian chứ nếu chính mình dạy thì mình sẽ mất nguyên thời gian đó. Hay việc tìm thuốc uống sẽ hợp lý hơn là ngồi đợi khỏi hoặc là tập tành cho sức khỏe lên, toàn việc mất thời gian. Thuê osin dọn dẹp, nấu nướng sẽ tốt hơn là chính ta làm…

Vấn đề ở đây là khi ta thuê ngoài thì ta phải mất tiền và tiền đó có khi ta phải dùng thời gian tiết kiệm được để có. Càng tìm giải pháp ở ngoài thì càng tốn nhiều tiền mà để có nhiều tiền hơn thì phải làm việc vất vả hơn.

Ví dụ như ta mua được cái nhà thật to. Nhà to thì phải thuê người giúp việc lau dọn, nấu nướng. Để có cái nhà to và duy trì việc thuê osin với mức sống hiện có ta phải đi làm nhiều hơn để kiếm tiền nhiều hơn. Cuối cùng thì người hưởng thụ cái nhà to đó là cô osin và ta kết thúc chuỗi ngày vất vả trên giường bệnh mà không hiểu rút cục ta đi làm vất vả để ai hưởng.

Ta tưởng ta khôn khi mua giải pháp từ bên ngoài nhằm giải quyết vấn đề mình đang gặp nhưng khi ta giải quyết được vấn đề đó thì ta lại gặp vấn đề khác có khi còn lớn hơn.



Vậy làm sao để có hạnh phúc vững bền?



1.Quan sát bến chờ xe buýt bạn sẽ thấy điều này:

– Có người sốt ruột đứng ngó mong chờ xe buýt đến.

– Có người thì suy nghĩ về công việc ở công ty

– Có người đang cãi nhau về việc xếp hàng

– Có người thì cau có vì hít khói bụi của xe đi qua

Nhưng cũng có người:

– Mỉm cười với cuốn sách đang đọc trên tay

– Thư giãn với bản nhạc mình yêu thích

– Thư thái với một kỷ niệm nào đó trong quá khứ

– Vui sướng khi nghĩ tới việc sẽ làm vào ngày mai.



2.Quan sát những người trong một vụ tắc đường bạn sẽ thấy:

– Có người nhăn nhó vì khói bụi

– Lo lắng vì không kịp đón con

– Mệt mỏi nhích từng bánh xe

– Bức tức vì đáng nhẽ mình không nên đi đường này.

Nhưng cũng có những người:

– Coi việc tắc đường là việc bình thường và bình tĩnh đợi.

– Tìm phương án để ngày mai không gặp tắc đường.



3. Quát sát những người đang ngồi trên bãi biển bạn sẽ thấy:

– Có người đang lim dim mắt tận hưởng những đợt gió nhẹ và lắng nghe tiếng sóng.

– Có người đang xếp lâu đài cát và vẽ vời lung tung

– Có người thì đang chời đùa với con cái

Nhưng cũng có người

– Khuôn mặt cau có vì đang nghĩ tới một chuyện bức tức trong quá khứ

– Lo lắng vì công việc còn dang dở ở công ty.



4. Quan sát cách mà người ta đối diện với áp lực tại công ty

– Có người nghĩ tới việc nghỉ việc và tìm chỗ làm mới

– Có người nghĩ tới việc đẩy việc cho người khác, trốn tránh trách nhiệm

Nhưng cũng có người

– Tìm cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn thông qua việc tổ chức lại công việc, gia tăng năng lực bản tha

– Tìm cách phối hợp với người khác tốt hơn để công việc trôi chảy hơn.



Tóm lại cùng một hoàn cảnh, cho dù thuận lợi hay không thuận lợi, thì vẫn có người đau khổ và có người hạnh phúc. Hoàn cảnh khách quan giống nhau nhưng cách người ta đối diện với nó khác nhau vì vậy mà cảm xúc khác nhau.



Con người bình đẳng với nhau ở Quyền được quyết định mình có hạnh phúc hay không. Bạn khó có thể lúc nào cũng hạnh phúc nhưng hãy để cảm giác hạnh phúc là trạng thái thường xuyên.


Thay lời kết: Đức phật đã chỉ ra 5 loại hạnh phúc để chúng ta có định hướng:

– Hạnh phúc của cảm giác hài lòng

– Hạnh phúc của việc bố thí và chia sẻ.

– Hạnh phúc của quá trình tập trung cao độ.

– Hạnh phúc và sự viên mãn đến từ trí tuệ thấu suốt và hiểu biết sâu sắc.

– Hạnh phúc của sự an lạc vĩnh cửu, sự tĩnh lặng và toàn vẹn.

luomlat_goo
06-06-2018, 10:35 AM
Chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về bài học cuộc sống ở đây:

phamngocanh.com/blog
spiderum.com/bai-dang