luomlat_goo
07-31-2013, 06:29 AM
Dưới đây là một vài quan điểm, cách dạy trẻ của mình muốn chia sẻ với các bạn có cùng quan tâm:
1) Giai đoạn 1-5 tuổi:
+ Đói cho ăn, khát cho uống, ốm cho đi khám và uống thuốc, không đáp ứng những đòi hỏi nũng nịu, nhũng nhẵng.
+ Khoảng 2 tuổi rưỡi, hơi cứng cáp, cho đi nhà trẻ để hòa đồng cùng bạn bè, không bỡ ngỡ với xung quanh.
+ Tạo thói quen chào hỏi mọi người.
+ Khen những cái hay, những khả năng tốt của trẻ.
+ Tạo điều kiện để gần gũi bạn bè, chơi bời thỏai mái, bẩn nhưng không nguy hiểm thì cũng không sao.
+ Tạo điều kiện để yêu thích thiên nhiên, động vật, chó mèo, sóng biển, núi non, sông hồ, cây cỏ...
+ Thỉng thoảng cho đi chơi xa.
+ Nếu có thể, nên tạo một khoảng cách nhất định giữa bố mẹ, ông bà với trẻ để khi không có bố mẹ bên cạnh trẻ cũng không cảm thấy trống vắng.
2) Giai đoạn 6-10 tuổi
+ Trẻ đã có nhận thức và bắt đầu đi học nên bắt đầu giáo dục tính Tự lập + Hòa đồng + Kiến thức văn hóa + Biết bày tỏ cảm xúc yêu, ghét
+ Áp dụng biện pháp dạy: bảo lần 1 là mức nhắc nhở, cùng một việc mà nhắc lần 2 là mức cảnh cáo, và lặp lại điều đã nhắc đến lần thứ 3 là ăn roi. (Lưu ý: không khuyến khích dùng roi vọt nhưng nhắc đến lần 3 không được thì phải dùng roi. Bản thân trẻ cũng dần hiểu điều đó.)
+ Dũng cảm, không khóc lóc ủy mị. Cái này phụ thuộc vào tính của trẻ nên phải lưu ý kiên trì, không áp đặt ngay được.
+ Giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, lạc quan, yêu đời
+ Biện pháp dạy: chịu khó quan sát vì sao trẻ làm vậy vì chúng làm là có lý của chúng. Không can thiệp trực tiếp ngay...
+ Không bắt trẻ nghe lời như một cái máy. Chịu khó LÀM CÙNG để trẻ cảm thấy có động lực và ý nghĩa của việc mình làm.
3) Giai đoạn 10-15 tuổi:
+ Giai đoạn này trẻ có nhiều biến đổi tâm sinh lý nên nhiều cái khó nảy sinh. Tuy nhiên điều đáng mừng là những biện pháp giáo dục từ lúc 1-10 tuổi bắt đầu có hiệu quả.
Nếu 1-10 tuổi mà áp dụng tốt những điều trên thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.
+ Giai đoạn này sẽ trú trọng tính tự lực tự cường, kèm theo đó là tính hòa đồng. Không nên một chút nào nếu để trẻ phải lủi thủi một mình, không có bạn, nhưng cũng không thể theo bạn đua đòi.
+ Giai đoạn này vẫn áp dụng triệt để biện pháp: đói cho ăn, khát cho uống, rách cho mặc, ốm cho đi bệnh viện và uống thuốc còn những nhu cầu khác thì tự xoay sở. Tất nhiên tự xoay sở nhưng phải trong vòng kiểm soát.
Lưu ý tuổi này nhiều nhu cầu nhưng hay xấu hổ nên cần khéo léo quan sát từ xa thì tốt hơn là can thiệp trực tiếp.
4) Tuổi từ 15-20:
Không còn trẻ con nữa. Đã là người lớn. Chỉ trợ giúp về con đường học hành và hướng nghiệp.
5) Từ 20 trở đi...
Về cơ bản là tự xoay sở! Chỉ trợ giúp về kinh nghiệm, vốn sống.
************************************************** ***
Các bạn có ý kiến hoạc kinh nghiệm gì thì cho mình tham khảo với nhé! Xin cảm ơn
1) Giai đoạn 1-5 tuổi:
+ Đói cho ăn, khát cho uống, ốm cho đi khám và uống thuốc, không đáp ứng những đòi hỏi nũng nịu, nhũng nhẵng.
+ Khoảng 2 tuổi rưỡi, hơi cứng cáp, cho đi nhà trẻ để hòa đồng cùng bạn bè, không bỡ ngỡ với xung quanh.
+ Tạo thói quen chào hỏi mọi người.
+ Khen những cái hay, những khả năng tốt của trẻ.
+ Tạo điều kiện để gần gũi bạn bè, chơi bời thỏai mái, bẩn nhưng không nguy hiểm thì cũng không sao.
+ Tạo điều kiện để yêu thích thiên nhiên, động vật, chó mèo, sóng biển, núi non, sông hồ, cây cỏ...
+ Thỉng thoảng cho đi chơi xa.
+ Nếu có thể, nên tạo một khoảng cách nhất định giữa bố mẹ, ông bà với trẻ để khi không có bố mẹ bên cạnh trẻ cũng không cảm thấy trống vắng.
2) Giai đoạn 6-10 tuổi
+ Trẻ đã có nhận thức và bắt đầu đi học nên bắt đầu giáo dục tính Tự lập + Hòa đồng + Kiến thức văn hóa + Biết bày tỏ cảm xúc yêu, ghét
+ Áp dụng biện pháp dạy: bảo lần 1 là mức nhắc nhở, cùng một việc mà nhắc lần 2 là mức cảnh cáo, và lặp lại điều đã nhắc đến lần thứ 3 là ăn roi. (Lưu ý: không khuyến khích dùng roi vọt nhưng nhắc đến lần 3 không được thì phải dùng roi. Bản thân trẻ cũng dần hiểu điều đó.)
+ Dũng cảm, không khóc lóc ủy mị. Cái này phụ thuộc vào tính của trẻ nên phải lưu ý kiên trì, không áp đặt ngay được.
+ Giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, lạc quan, yêu đời
+ Biện pháp dạy: chịu khó quan sát vì sao trẻ làm vậy vì chúng làm là có lý của chúng. Không can thiệp trực tiếp ngay...
+ Không bắt trẻ nghe lời như một cái máy. Chịu khó LÀM CÙNG để trẻ cảm thấy có động lực và ý nghĩa của việc mình làm.
3) Giai đoạn 10-15 tuổi:
+ Giai đoạn này trẻ có nhiều biến đổi tâm sinh lý nên nhiều cái khó nảy sinh. Tuy nhiên điều đáng mừng là những biện pháp giáo dục từ lúc 1-10 tuổi bắt đầu có hiệu quả.
Nếu 1-10 tuổi mà áp dụng tốt những điều trên thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.
+ Giai đoạn này sẽ trú trọng tính tự lực tự cường, kèm theo đó là tính hòa đồng. Không nên một chút nào nếu để trẻ phải lủi thủi một mình, không có bạn, nhưng cũng không thể theo bạn đua đòi.
+ Giai đoạn này vẫn áp dụng triệt để biện pháp: đói cho ăn, khát cho uống, rách cho mặc, ốm cho đi bệnh viện và uống thuốc còn những nhu cầu khác thì tự xoay sở. Tất nhiên tự xoay sở nhưng phải trong vòng kiểm soát.
Lưu ý tuổi này nhiều nhu cầu nhưng hay xấu hổ nên cần khéo léo quan sát từ xa thì tốt hơn là can thiệp trực tiếp.
4) Tuổi từ 15-20:
Không còn trẻ con nữa. Đã là người lớn. Chỉ trợ giúp về con đường học hành và hướng nghiệp.
5) Từ 20 trở đi...
Về cơ bản là tự xoay sở! Chỉ trợ giúp về kinh nghiệm, vốn sống.
************************************************** ***
Các bạn có ý kiến hoạc kinh nghiệm gì thì cho mình tham khảo với nhé! Xin cảm ơn