thang
03-03-2013, 11:02 PM
Huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) có 12,8 km bờ biển, hai cửa lạch với gần 90 nghìn dân ở chín xã vùng duyên hải. Nhiều năm trước, tiềm năng ấy chưa được khai thác. Hướng ra biển để phát triển kinh tế, trước mắt là xóa đói, giảm nghèo rồi từng bước vươn lên làm giàu là tinh thần của Nghị quyết 04 mà Huyện ủy ban hành mấy năm trước.
Ðể có một nghị quyết đúng, trúng, sát thực tiễn, trước khi dự thảo, Huyện ủy Quảng Xương đã cho khảo sát thực trạng, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về kinh tế biển. Và sau khi ban hành, nghị quyết không chỉ được tổ chức quán triệt trong đảng viên mà hầu hết các cấp, các ngành cùng vào cuộc làm cho nghị quyết thành ý chí của mỗi người dân, trước hết là ở vùng biển này.
Tinh thần là phát triển kinh tế biển toàn diện, đa nghề, đầu tư nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ, nâng cao năng lực đánh bắt, mở rộng quy mô chế biến hải sản, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho các xã ven biển.
Vừa tăng cường quản lý nhà nước về đăng ký, đăng kiểm, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, trang bị phao cứu sinh cho ngư dân, huyện Quảng Xương vừa dành vốn ngân sách hỗ trợ chủ phương tiện cải tiến, nâng công suất tàu thuyền, thực hiện đa nghề trên một phương tiện. Ba tuyến giao thông xuống các xã vùng biển được mở rộng, cứng hóa nền đường.
Bên cạnh đó, các xã đầu tư nâng cấp các đường giao thông xương cá nội vùng, lồng ghép các chương trình, dự án quốc gia tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng vùng biển, như chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng bãi ngang.
Việc triển khai thực hiện đồng bộ với quyết tâm cao của các cấp, các ngành, nhất là những xã vùng biển đã tạo chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này. Tại xã Quảng Ðại, các tuyến đường ngang hướng ra bờ biển đang được trải nhựa.
Cũng như nhiều xã khác, trước đây phương tiện đánh bắt của xã chủ yếu là bè mảng thô sơ, đánh bắt ven bờ nên sản lượng khai thác hải sản đạt thấp. Triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, Quảng Ðại thành lập HTX tín dụng, huy động mọi nguồn vốn cho ngư dân vay nâng cấp phương tiện, mua sắm ngư cụ.
Theo hướng làm ăn mới, nhiều đảng viên mở mang ngành nghề, chủ động áp dụng công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2005 cả xã chỉ có 90 bè mảng gắn máy 6 đến 8 CV, đến nay có tới 246 phương tiện, trong đó 54 phương tiện lắp máy đẩy công suất 24 CV mang theo bốn công cụ đánh bắt thủy sản gồm lưới then 3, then 4; giã cào, giã moi, giả lồng cua. Dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở chế biến thủy sản cũng tăng nhanh.
Bí thư Chi bộ thôn Tám Trịnh Quang Ninh, cho biết: Nhiều cán bộ, đảng viên trong thôn đã liên kết thành lập cơ sở sản xuất, khai thác, thu mua chế biến sứa xuất khẩu. Ở ba thôn ven biển có 12 tổ hợp chế biến sứa, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 600 lao động. Sáu tháng đầu năm nay, doanh thu từ khai thác chế biến sứa ở Quảng Ðại đạt chín tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng thu nhập từ kinh tế biển.
Tại các xã vùng duyên hải, chúng tôi nhận thấy: Nghị quyết 04 của Huyện ủy khóa 23 đã thật sự mở ra hướng phát triển thuận lợi cho kinh tế biển Quảng Xương. Ðến nay, huyện cơ bản hoàn thiện đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông ven biển, diện mạo nông nghiệp, nông thôn các xã trong khu vực có nhiều khởi sắc, trong đó Quảng Nham - nơi có hơn 90 % số dân gắn bó với biển đang dần trở thành điểm sáng của huyện. Toàn xã có 218 tàu, thuyền, tổng công suất 6.520 CV, tạo việc làm cho 2.800 ngư dân, 2.500 lao động chế biến hải sản.
Chủ tịch UBND xã Phạm Quốc Việt khẳng định, Nghị quyết 04 của Huyện ủy góp phần thúc đẩy dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy hải sản của xã phát triển. Ngoài chế biến hải sản tại hộ gia đình, trên địa bàn xã Quảng Nham hình thành bốn tổ hợp chế biến hải sản quy mô lớn. Nhiều gia đình được công nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
Ðến thăm tổ hợp chế biến hải sản Quyết Tâm, chúng tôi được biết, do hải sản thu mua tại chỗ chỉ đạt 30 tấn, nên tổ hợp phải thuê tới gần chục xe đông lạnh đến các tỉnh Tiền Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Ðà Nẵng thu mua hải sản về chế biến. Với hai kho lạnh có sức chứa khoảng 500 tấn, chủ doanh nghiệp đã tổ chức tốt mạng lưới bán hàng đến tất cả các huyện, xã vùng đồng bằng, miền núi.
Tổ hợp Quyết Tâm thu hút 30 lao động thường xuyên có mức thu nhập 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/tháng và hơn một trăm lao động chế biến hải sản theo thời vụ. Nhằm thúc đẩy nghề khai thác, chế biến, tổ chức dịch vụ tiêu thụ hải sản ở Quảng Nham, cảng cá Quảng Nham có tổng đầu tư 5,4 tỷ đồng đang được địa phương triển khai xây dựng.
Thực hiện nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy với những chính sách phù hợp, huy động các nguồn lực trong dân, huyện Quảng Xương đóng mới 200 phương tiện, nâng tổng phương tiện đánh bắt thủy sản toàn huyện lên 1.237 chiếc, tăng hơn 10% so với năm 2005.
Năm 2007 nhịp độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8%, sản lượng khai thác đạt 8.700 tấn, giá trị thu nhập từ chế biến, dịch vụ nghề cá đạt gần 100 tỷ đồng. Cùng với việc huy động mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả đánh bắt, Quảng Xương chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển doanh nghiệp, tổ hợp, cơ sở chế biến thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở quy hoạch các trung tâm dịch vụ ở cửa lạch, vùng bãi ngang, Quảng Xương triển khai xây dựng các chợ cá, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ như cung ứng vật tư, xăng dầu, đá lạnh, công cụ nghề biển, sửa chữa tàu, thuyền, nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến. Hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hải sản có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của địa phương, khai thác tiềm năng du lịch biển được xúc tiến. Phát triển kinh tế biển ở Quảng Xương còn góp phần định hình thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.
Theo quangnham.info
Ðể có một nghị quyết đúng, trúng, sát thực tiễn, trước khi dự thảo, Huyện ủy Quảng Xương đã cho khảo sát thực trạng, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về kinh tế biển. Và sau khi ban hành, nghị quyết không chỉ được tổ chức quán triệt trong đảng viên mà hầu hết các cấp, các ngành cùng vào cuộc làm cho nghị quyết thành ý chí của mỗi người dân, trước hết là ở vùng biển này.
Tinh thần là phát triển kinh tế biển toàn diện, đa nghề, đầu tư nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ, nâng cao năng lực đánh bắt, mở rộng quy mô chế biến hải sản, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho các xã ven biển.
Vừa tăng cường quản lý nhà nước về đăng ký, đăng kiểm, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, trang bị phao cứu sinh cho ngư dân, huyện Quảng Xương vừa dành vốn ngân sách hỗ trợ chủ phương tiện cải tiến, nâng công suất tàu thuyền, thực hiện đa nghề trên một phương tiện. Ba tuyến giao thông xuống các xã vùng biển được mở rộng, cứng hóa nền đường.
Bên cạnh đó, các xã đầu tư nâng cấp các đường giao thông xương cá nội vùng, lồng ghép các chương trình, dự án quốc gia tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng vùng biển, như chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng bãi ngang.
Việc triển khai thực hiện đồng bộ với quyết tâm cao của các cấp, các ngành, nhất là những xã vùng biển đã tạo chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này. Tại xã Quảng Ðại, các tuyến đường ngang hướng ra bờ biển đang được trải nhựa.
Cũng như nhiều xã khác, trước đây phương tiện đánh bắt của xã chủ yếu là bè mảng thô sơ, đánh bắt ven bờ nên sản lượng khai thác hải sản đạt thấp. Triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, Quảng Ðại thành lập HTX tín dụng, huy động mọi nguồn vốn cho ngư dân vay nâng cấp phương tiện, mua sắm ngư cụ.
Theo hướng làm ăn mới, nhiều đảng viên mở mang ngành nghề, chủ động áp dụng công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2005 cả xã chỉ có 90 bè mảng gắn máy 6 đến 8 CV, đến nay có tới 246 phương tiện, trong đó 54 phương tiện lắp máy đẩy công suất 24 CV mang theo bốn công cụ đánh bắt thủy sản gồm lưới then 3, then 4; giã cào, giã moi, giả lồng cua. Dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở chế biến thủy sản cũng tăng nhanh.
Bí thư Chi bộ thôn Tám Trịnh Quang Ninh, cho biết: Nhiều cán bộ, đảng viên trong thôn đã liên kết thành lập cơ sở sản xuất, khai thác, thu mua chế biến sứa xuất khẩu. Ở ba thôn ven biển có 12 tổ hợp chế biến sứa, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 600 lao động. Sáu tháng đầu năm nay, doanh thu từ khai thác chế biến sứa ở Quảng Ðại đạt chín tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng thu nhập từ kinh tế biển.
Tại các xã vùng duyên hải, chúng tôi nhận thấy: Nghị quyết 04 của Huyện ủy khóa 23 đã thật sự mở ra hướng phát triển thuận lợi cho kinh tế biển Quảng Xương. Ðến nay, huyện cơ bản hoàn thiện đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông ven biển, diện mạo nông nghiệp, nông thôn các xã trong khu vực có nhiều khởi sắc, trong đó Quảng Nham - nơi có hơn 90 % số dân gắn bó với biển đang dần trở thành điểm sáng của huyện. Toàn xã có 218 tàu, thuyền, tổng công suất 6.520 CV, tạo việc làm cho 2.800 ngư dân, 2.500 lao động chế biến hải sản.
Chủ tịch UBND xã Phạm Quốc Việt khẳng định, Nghị quyết 04 của Huyện ủy góp phần thúc đẩy dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy hải sản của xã phát triển. Ngoài chế biến hải sản tại hộ gia đình, trên địa bàn xã Quảng Nham hình thành bốn tổ hợp chế biến hải sản quy mô lớn. Nhiều gia đình được công nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
Ðến thăm tổ hợp chế biến hải sản Quyết Tâm, chúng tôi được biết, do hải sản thu mua tại chỗ chỉ đạt 30 tấn, nên tổ hợp phải thuê tới gần chục xe đông lạnh đến các tỉnh Tiền Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Ðà Nẵng thu mua hải sản về chế biến. Với hai kho lạnh có sức chứa khoảng 500 tấn, chủ doanh nghiệp đã tổ chức tốt mạng lưới bán hàng đến tất cả các huyện, xã vùng đồng bằng, miền núi.
Tổ hợp Quyết Tâm thu hút 30 lao động thường xuyên có mức thu nhập 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/tháng và hơn một trăm lao động chế biến hải sản theo thời vụ. Nhằm thúc đẩy nghề khai thác, chế biến, tổ chức dịch vụ tiêu thụ hải sản ở Quảng Nham, cảng cá Quảng Nham có tổng đầu tư 5,4 tỷ đồng đang được địa phương triển khai xây dựng.
Thực hiện nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy với những chính sách phù hợp, huy động các nguồn lực trong dân, huyện Quảng Xương đóng mới 200 phương tiện, nâng tổng phương tiện đánh bắt thủy sản toàn huyện lên 1.237 chiếc, tăng hơn 10% so với năm 2005.
Năm 2007 nhịp độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8%, sản lượng khai thác đạt 8.700 tấn, giá trị thu nhập từ chế biến, dịch vụ nghề cá đạt gần 100 tỷ đồng. Cùng với việc huy động mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả đánh bắt, Quảng Xương chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển doanh nghiệp, tổ hợp, cơ sở chế biến thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở quy hoạch các trung tâm dịch vụ ở cửa lạch, vùng bãi ngang, Quảng Xương triển khai xây dựng các chợ cá, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ như cung ứng vật tư, xăng dầu, đá lạnh, công cụ nghề biển, sửa chữa tàu, thuyền, nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến. Hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hải sản có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của địa phương, khai thác tiềm năng du lịch biển được xúc tiến. Phát triển kinh tế biển ở Quảng Xương còn góp phần định hình thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.
Theo quangnham.info