PDA

View Full Version : Sinh viên Việt bị trói giữa cái Đúng và cái Sai!!!


Đặng Duy Linh
07-01-2011, 05:13 PM
Đây cũng là một chia sẻ của Linh tôi trên diễn đàn Kinh tế Việt Nam Vef, sau khi đọc loạt bài của GS. David Pickus (ĐH Bang Arizona). Xin giới thiệu cùng bạn đọc Mua thời gian.
Cảm ơn đồng chí Tôi yêu Việt Nam đã giới thiệu và tạo điều kiện cho tôi khi tham gia cùng mọi người ở đây.

http://vef.vn/2011-01-11-sv-viet-bi-troi-giua-cai-dung-va-cai-sai

-------
SV Việt bị "trói" giữa cái Đúng và cái Sai
SV Việt Nam thường mất nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi trước một vấn đề: Đúng hay sai?! Nhưng,không phải mọi thứ đều rành rọt giữa đúng và sai. Cuộc sống có Cái Đúng, Cái Sai, song nên nhớ rằng còn có cả Sự Khác!

LTS: Sau loạt bài của GS. David Pickus (ĐH Bang Arizona) viết riêng cho Diễn đàn Kinh tế Việt Nam phân tích các căn "bệnh" cố hữu của sinh viên Việt Nam, trong đó có thiếu tư duy phản biện, thiếu kỹ năng giao tiếp và thụ động trong công việc và học tập.
Những phân tích và nhận định của GS Pickus đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả. VEF xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Đặng Duy Linh chia sẻ về vấn đề này.

Hai năm trước, tôi may mắn được tham gia một khóa đào tạo Kỹ năng tư duy phê phán, trong chương trình đào tạo chính khóa của Đại học Thủy Lợi. Và với bản thân tôi, nó là động lực để tôi cất cánh phát triển tư duy của mình. Suốt hai năm nay, tôi đặt ra nhiều câu hỏi, trăn trở mà nhiều bạn bè tôi cho rằng quá xa vời. Song những suy nghĩ ấy vẫn luôn thôi thúc thôi tìm kiếm, hoàn thiện để hệ thống hóa.
Và khi đọc bài viết của GS. David Pickus, tôi rất tâm đắc. Và xin được phép thay mặt cho Sinh viên Việt Nam, kính gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm tới Sinh viên và Đất nước Việt Nam của Giáo sư!
Tôi luôn tâm niệm rằng: Một dân tộc chỉ có thể thăng hoa, chỉ khi mỗi công dân của dân tộc ấy có thể cất cánh và tung bay trên chính đôi cánh tư duy của chính mình! Rõ ràng muốn tung bay, thì mỗi cá nhân phải khám phá và phát huy được tối đa khả năng của bản thân mình, và cất cánh theo cách riêng của mình, vì mỗi cá thể có những ưu thế riêng biệt. Đây chính là sự phát triển dựa trên sự cá biệt, chứ không phải là kiểu khẩu hiệu đặc biệt nhưng có phần hình thức đang thịnh hành tại Việt Nam.

http://vef.vn/assets/Uploads/21061Sinhvien.jpg

Tư duy phê phán, tôi hoàn toàn ủng hộ với giáo sư, là nhằm trả lời cho câu hỏi: Mình tin hay không tin, và tại sao như vậy trước một vấn đề. Tôi xin bổ sung, hay có thể nói là làm rõ theo thiển ý của tôi: Tư duy phê phán nhằm mục tiêu để chúng ta hiểu được hai điều:

1. Tôi đang là ai, và sẽ là ai.
2. Bản chất thật sự của một vấn đề.

Tại sao tôi lại đặt vấn đề tự hiểu: Tôi là ai? Bởi vì theo tôi, tiên quyết trong Tư duy phê phán đó là hệ tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc của bản thân mỗi người phải được chính người đó xây dựng, hoàn thiện. Từ đó chủ động trong hành vi sống. Học sinh - Sinh viên Việt Nam thường hay mất nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi trước một vấn đề: Đúng hay sai?! Ở đây có hai điều cần lưu ý: Thứ nhất, không phải mọi thứ đều rành rọt giữa đúng và sai. Cuộc sống có Cái Đúng, Cái Sai, song nên nhớ rằng còn có cả Sự Khác!. Thứ hai, là Sinh viên Việt Nam bị lệ thuộc cái Đúng - Sai theo mặc định được hình thành từ trước, thông thường đến từ nhà trường, hoặc cha mẹ, mà thiếu vắng câu trả lời từ cá nhân thực thụ!
Bản chất của vấn đề là gì? Thì ở đây theo tôi cần chú trọng phần đào tạo cách tư duy. Có phương pháp tư duy thì sinh viên sẽ hiểu rõ được bản chất của vấn đề, kết hợp với kiến thức của mình đưa ra đánh giá chính xác, hợp lý. Trong khóa đào tạo tôi nhắc đến ở trên, chúng tôi được học một số thứ nhỏ hơn như kỹ năng tranh luận, cách tư duy bằng Mindmap hay 6 chiếc mũ tư duy,...Tôi rất thích khi đưa kỹ năng tranh luận vào đây. Vì tôi nhận thấy, "dĩ hòa vi quý" đã ăn sâu một cách tiêu cực vào suy nghĩ của người Việt. Ngại va chạm, xuề xòa trong quan hệ đã khiến những cái đầu không được yêu cầu sản sinh ra chất xám để bảo vệ quan điểm cá nhân. Về phương pháp tư duy, tôi rất mong có dịp được sự hướng dẫn của Giáo sư GS. David Pickus.
Cuối cùng, có một điều tôi muốn chia sẽ cùng Giáo sư, tôi đã luôn mong muốn rằng: Mình sẽ dành thời gian để học tập để trở thành một giảng viên đào tạo kỹ năng. Tôi muốn dành tâm sức cho việc đào tạo hai kỹ năng chính: Tư duy phê phán, và kỹ năng tranh luận cho sinh viên - học sinh Việt Nam. Tôi hoàn toàn ủng hộ Giáo Sư trong việc đánh giá vai trò của Kỹ năng tư duy phê phán đối với Sinh viên nói riêng và các dân tộc đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc. Rất mong được tham gia các khòa đào tạo, cũng như các chương trình của Giáo sư trong chủ đề này, và các chủ đề khác trong thời gian tới.
(Đặng Duy Linh - 12/01/2011)


Bạn có cho rằng SV Việt Nam vẫn đang thiếu tư duy phản biện? Theo bạn, là thế nào để tăng cường khả năng phản biện của những người Việt trẻ? Xin mời các bạn trẻ Mua thời gian cùng chia sẻ.

duyniceboy
07-01-2011, 06:53 PM
Sinh viên Việt Nam còn bị trói buộc dài dài.
Nếu xét sinh viên tại sao không xét người đứng trên bục giảng trước.
Họ có thực sự khơi nguồn cái ham học hỏi ở sinh viên chưa?
Sau mỗi tiết dạy họ có chịu nán lại ít phút để hỏi sinh viên rằng:"Tất cả còn gì thắc mắc không?"

Cố hữu vẫn thế:"thầy dạy tốt trò học tốt"
Và tại sao rất nhìu người học đại học,cao đẳng sau khi ra trường lại phải học thêm rất nhiều thứ khác mới đi làm được.....Đơn giản vì chương trình ta học không cung cấp cho ta những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc.Giữa cái mớ hỗn tạp nặng nề của chương trình đại học.

Đại học hay học đại nhỉ :))

RRRRRRR
07-02-2011, 02:52 AM
Chào mừng "người bay" Mr. Linh đến với diễn đàn.
Bác là member chính thức thứ 1300 của diễn đàn đấy. Chúc bác có những giờ phút vui khỏe, bổ ích và có nhiều chia sẻ hơn nữa với các bạn trẻ Mua thời gian. :)