meomuop_meomeomeo
06-28-2011, 03:34 AM
Ảnh bác Tài: :D
http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhtieude/2011/5/23/LA88651_10_5_24.jpg
Trong một báo cáo đặc biệt đầu năm nay, hai tác giả John Ruwitch và Jason Szep của hãng tin Reuters đã phân tích về sự trưởng thành của kinh tế tư nhân Việt Nam, 10 năm sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này.
Báo cáo lấy một vài hình mẫu kinh tế tư nhân đã thành công ở Việt Nam, chẳng hạn trường hợp Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, mạng lưới bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Câu chuyện tới nay vẫn còn nguyên giá trị. VnEconomy giới thiệu cùng bạn đọc phần lược dịch này.
"Có điều gì đó bất thường ở đây"
Đó là một buổi sáng tháng Giêng oi bức, anh Nguyễn Đức Tài phải giải quyết một nhiệm vụ đầy khó khăn giữa trung tâm thương mại của Việt Nam, Tp.HCM.
Với khoản tiền thưởng cuối năm khá khẩm, anh muốn mua tặng vợ một chiếc di động mới, một món quà nhân dịp tết âm lịch sắp tới.
Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.100 USD, một chiếc điện thoại ngon lành là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Anh Tài muốn đưa ra quyết định chính xác nhất cho khoản đầu tư 5 triệu đồng của mình (250 USD).
"Lúc đó, quả thực tôi rất bối rối. Tôi đã tới hai cửa hàng điện thoại, nhưng không đâu có thể chỉ cho tôi, loại điện thoại nào tôi có thể mua được với số tiền này. Họ đưa cho tôi xem một, hai chiếc điện thoại. Nhưng chừng đó không đủ. Nếu họ có thể giới thiệu cho tôi 10 mẫu di động cũng trong tầm giá đó, thì tôi đã có thể quyết định".
Người đàn ông 35 tuổi này ngay lập tức nhìn ra cơ hội. "Tôi tự nhủ, có điều gì đó bất thường ở đây. Tôi có tiền. Tôi sẵn sàng chi trả. Nhưng tôi không thể tìm được thứ tôi muốn. Có điều gì đó không đúng ở đây, và nếu tôi có thể khắc phục được điều đó, khách hàng sẽ ủng hộ tôi".
Thấm thoắt đã 6 năm trôi qua, anh Nguyễn Đức Tài giờ đã là Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở Việt Nam, một phần của khối doanh nghiệp mới, năng động, tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển ở đất nước có gần 90 triệu dân này.
Việt Nam đã vươn lên trong hơn một thập niên qua, từ đống đổ nát sau chiến tranh trở thành một nền kinh tế có vai trò trung tâm trong nền công nghiệp ở châu Á, sản xuất mọi thứ từ những đôi giày, đôi dép cho tới các linh kiện máy tính.
Một nền kinh tế đã từng có thời dựa vào những cánh đồng lúa bị bom rải thảm, giờ đã có thể tự hào với những trung tâm thương mại đồ sộ, hoành tráng cùng những cao ốc chọc trời. Trên những đường phố nườm nượp người qua lại, những chiếc BMW và Rolls Royce cố chen chân cùng với xe máy và xe đạp.
Và khi, quốc gia láng giềng Trung Quốc bắt đầu chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu sang xã hội tiêu dùng, Việt Nam hy vọng sẽ tiếp bước theo sau. Các công ty như Thế Giới Di Động có thể sẽ trở thành lực lượng tiên phong, dẫn dắt xu hướng này. Các bài học thành công ở Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho những lãnh đạo doanh nghiệp năng động, từ đó nâng tầm khu vực kinh tế tư nhân.
Như trường hợp Thế Giới Di Động, từ 7 cửa hàng, mạng lưới này hiện đã mở rộng lên 70 cửa hàng với hơn 4.000 nhân viên sau 3 năm. Doanh thu năm 2010 tăng gấp đôi lên 150 triệu USD và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong năm nay. Lãi ròng 5 triệu USD năm ngoái được kỳ vọng sẽ tăng gấp ba lên 14 triệu USD trong năm nay.
"Vũ khí" thông tin và lời giải Internet
Không có gì phải ngạc nhiên khi Tổng giám đốc Nguyễn Đức Tài không hề tỏ ra lo ngại khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Anh đã sử dụng công nghệ và khai thác hiệu quả Internet để bảo đảm an toàn cho vị trí của mình. Từ câu chuyện đi mua điện thoại cho vợ, anh đã biết phải làm gì để giải quyết vấn đề mà khách hàng mong mỏi.
Khách hàng luôn cần nhận được những thông tin hữu ích, anh cho biết. Vì thế, trước khi mở cửa hàng đầu tiên trong hệ thống Thế Giới Di Động, anh đã xây dựng một trang web, cung cấp chi tiết giá tiền và thông số kỹ thuật của những mẫu di động mà anh sẽ bán. Đây là mô hình kinh doanh đầu tiên loại này ở Việt Nam và nó đã trở thành một cú hích đối với khách hàng.
Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới một vấn đề khác, làm thế nào để giữ giá trên trang web tương tự với giá tại mạng lưới các cửa hàng đang phát triển của anh, đặc biệt là trên một thị trường dễ bị biến động do dao động nhu cầu và tiền tệ.
Và giải pháp của anh Tài là, thẻ kỹ thuật số ghi giá được tập trung cập nhật hai lần một ngày và liên kết với trang web. Điều đó đã mở đường cho một hệ thống thương mại điện tử dạng sơ khởi. Theo đó, khách mua hàng nhập số điện thoại của mình vào. Trong vòng 30 phút sau đó, nhân viên Thế Giới Di Động sẽ gọi điện, viết đơn hàng và nhân viên giao nhận dùng xe máy đưa sản phẩm tới khách hàng, rồi thu tiền về.
Trang web này thu về khoảng 1 triệu USD/tháng, đủ để đưa Thế Giới Di Động trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam, ngành công nghiệp non trẻ ở một đất nước mà hầu hết người dân chưa có thẻ tín dụng và vẫn quen dùng tiền mặt cho hầu hết các giao dịch mua bán.
"Đây là một vũ khí lợi hại giúp chúng tôi cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác", anh Tài nói và ngả người trên ghế.
* Khi sửa đổi Luật Doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…
Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng.
Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%.
(Nguồn: vitinfo.vn)
Đang nghĩ về tiền, lại gặp bác Tài lên báo! hì hì
http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhtieude/2011/5/23/LA88651_10_5_24.jpg
Trong một báo cáo đặc biệt đầu năm nay, hai tác giả John Ruwitch và Jason Szep của hãng tin Reuters đã phân tích về sự trưởng thành của kinh tế tư nhân Việt Nam, 10 năm sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này.
Báo cáo lấy một vài hình mẫu kinh tế tư nhân đã thành công ở Việt Nam, chẳng hạn trường hợp Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, mạng lưới bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Câu chuyện tới nay vẫn còn nguyên giá trị. VnEconomy giới thiệu cùng bạn đọc phần lược dịch này.
"Có điều gì đó bất thường ở đây"
Đó là một buổi sáng tháng Giêng oi bức, anh Nguyễn Đức Tài phải giải quyết một nhiệm vụ đầy khó khăn giữa trung tâm thương mại của Việt Nam, Tp.HCM.
Với khoản tiền thưởng cuối năm khá khẩm, anh muốn mua tặng vợ một chiếc di động mới, một món quà nhân dịp tết âm lịch sắp tới.
Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.100 USD, một chiếc điện thoại ngon lành là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Anh Tài muốn đưa ra quyết định chính xác nhất cho khoản đầu tư 5 triệu đồng của mình (250 USD).
"Lúc đó, quả thực tôi rất bối rối. Tôi đã tới hai cửa hàng điện thoại, nhưng không đâu có thể chỉ cho tôi, loại điện thoại nào tôi có thể mua được với số tiền này. Họ đưa cho tôi xem một, hai chiếc điện thoại. Nhưng chừng đó không đủ. Nếu họ có thể giới thiệu cho tôi 10 mẫu di động cũng trong tầm giá đó, thì tôi đã có thể quyết định".
Người đàn ông 35 tuổi này ngay lập tức nhìn ra cơ hội. "Tôi tự nhủ, có điều gì đó bất thường ở đây. Tôi có tiền. Tôi sẵn sàng chi trả. Nhưng tôi không thể tìm được thứ tôi muốn. Có điều gì đó không đúng ở đây, và nếu tôi có thể khắc phục được điều đó, khách hàng sẽ ủng hộ tôi".
Thấm thoắt đã 6 năm trôi qua, anh Nguyễn Đức Tài giờ đã là Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu ở Việt Nam, một phần của khối doanh nghiệp mới, năng động, tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển ở đất nước có gần 90 triệu dân này.
Việt Nam đã vươn lên trong hơn một thập niên qua, từ đống đổ nát sau chiến tranh trở thành một nền kinh tế có vai trò trung tâm trong nền công nghiệp ở châu Á, sản xuất mọi thứ từ những đôi giày, đôi dép cho tới các linh kiện máy tính.
Một nền kinh tế đã từng có thời dựa vào những cánh đồng lúa bị bom rải thảm, giờ đã có thể tự hào với những trung tâm thương mại đồ sộ, hoành tráng cùng những cao ốc chọc trời. Trên những đường phố nườm nượp người qua lại, những chiếc BMW và Rolls Royce cố chen chân cùng với xe máy và xe đạp.
Và khi, quốc gia láng giềng Trung Quốc bắt đầu chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu sang xã hội tiêu dùng, Việt Nam hy vọng sẽ tiếp bước theo sau. Các công ty như Thế Giới Di Động có thể sẽ trở thành lực lượng tiên phong, dẫn dắt xu hướng này. Các bài học thành công ở Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho những lãnh đạo doanh nghiệp năng động, từ đó nâng tầm khu vực kinh tế tư nhân.
Như trường hợp Thế Giới Di Động, từ 7 cửa hàng, mạng lưới này hiện đã mở rộng lên 70 cửa hàng với hơn 4.000 nhân viên sau 3 năm. Doanh thu năm 2010 tăng gấp đôi lên 150 triệu USD và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong năm nay. Lãi ròng 5 triệu USD năm ngoái được kỳ vọng sẽ tăng gấp ba lên 14 triệu USD trong năm nay.
"Vũ khí" thông tin và lời giải Internet
Không có gì phải ngạc nhiên khi Tổng giám đốc Nguyễn Đức Tài không hề tỏ ra lo ngại khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Anh đã sử dụng công nghệ và khai thác hiệu quả Internet để bảo đảm an toàn cho vị trí của mình. Từ câu chuyện đi mua điện thoại cho vợ, anh đã biết phải làm gì để giải quyết vấn đề mà khách hàng mong mỏi.
Khách hàng luôn cần nhận được những thông tin hữu ích, anh cho biết. Vì thế, trước khi mở cửa hàng đầu tiên trong hệ thống Thế Giới Di Động, anh đã xây dựng một trang web, cung cấp chi tiết giá tiền và thông số kỹ thuật của những mẫu di động mà anh sẽ bán. Đây là mô hình kinh doanh đầu tiên loại này ở Việt Nam và nó đã trở thành một cú hích đối với khách hàng.
Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới một vấn đề khác, làm thế nào để giữ giá trên trang web tương tự với giá tại mạng lưới các cửa hàng đang phát triển của anh, đặc biệt là trên một thị trường dễ bị biến động do dao động nhu cầu và tiền tệ.
Và giải pháp của anh Tài là, thẻ kỹ thuật số ghi giá được tập trung cập nhật hai lần một ngày và liên kết với trang web. Điều đó đã mở đường cho một hệ thống thương mại điện tử dạng sơ khởi. Theo đó, khách mua hàng nhập số điện thoại của mình vào. Trong vòng 30 phút sau đó, nhân viên Thế Giới Di Động sẽ gọi điện, viết đơn hàng và nhân viên giao nhận dùng xe máy đưa sản phẩm tới khách hàng, rồi thu tiền về.
Trang web này thu về khoảng 1 triệu USD/tháng, đủ để đưa Thế Giới Di Động trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam, ngành công nghiệp non trẻ ở một đất nước mà hầu hết người dân chưa có thẻ tín dụng và vẫn quen dùng tiền mặt cho hầu hết các giao dịch mua bán.
"Đây là một vũ khí lợi hại giúp chúng tôi cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác", anh Tài nói và ngả người trên ghế.
* Khi sửa đổi Luật Doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…
Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng.
Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%.
(Nguồn: vitinfo.vn)
Đang nghĩ về tiền, lại gặp bác Tài lên báo! hì hì