PDA

View Full Version : Học cách lắng nghe


Siu nhân mèo bay
06-26-2011, 11:54 PM
Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm bẩm… Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.
Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy “Alô ?”. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình.
- Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ. Giọng thì thầm tiếp tục:
- Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao tốc và…
Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng…
- Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ…
Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt bà. Bà cũng thì thầm: “Mẹ nghĩ…”.
- Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ!
Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên nói gì với con. Giọng cô gái tiếp:
- Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm…
Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng, mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng “cạch”, nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:
- Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy!
- Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!
- Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói.
- Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một người lắng nghe con…
Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường.
- Mẹ đang nghe con – Người mẹ thì thầm.
- Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà – Cô gái dừng lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé?
- Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con ở yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện với mẹ trong khi chờ taxi đến.
- Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi…
- Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con.
Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi.
Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy.
- Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn. - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé!
Có tiếng “tích”, có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng.
Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi. Người bố đi theo, và hỏi:
- Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại ?
Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:
- Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm…
- Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.
- Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời.
- Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.
- Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái…

(St)
-----------
Đôi khi con người ta cứ lao đi trong dòng đời tấp nập ngược xuôi mà làm ngơ trước những cảnh đời xung quanh. Con người chả ai hoàn hảo cả, cái gì cũng cần phải học: học cách lắng nghe, học cách chia sẻ...

Siu nhân mèo bay
06-27-2011, 12:06 AM
"Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương..."
"Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất."
("Lão Hạc" - Nam Cao)
----------
Cứ mỗi lần tiếp xúc và muốn hiểu thêm về một ai đó, mình lại nhớ đến những câu văn này của Nam Cao. Mỗi người đều có mặt xấu, mặt tốt, nhưng bản chất ai cũng tốt, chỉ có điều người ta thường để ý những cái xấu mà vô tình nảy sinh định kiến và quên mất nhìn nhận những cái tốt.

meomuop_meomeomeo
06-27-2011, 01:06 AM
"Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương..."
"Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất."
("Lão Hạc" - Nam Cao)
----------
Cứ mỗi lần tiếp xúc và muốn hiểu thêm về một ai đó, mình lại nhớ đến những câu văn này của Nam Cao. Mỗi người đều có mặt xấu, mặt tốt, nhưng bản chất ai cũng tốt, chỉ có điều người ta thường để ý những cái xấu mà vô tình nảy sinh định kiến và quên mất nhìn nhận những cái tốt.

chu choa...dân Văn kìa....có lẽ bà mẹ và ông bố kia hỏi nhau để động viên, chứ vào phòng con gái mình mà hồi hộp quá vì không biết nó có trong đó không? ;)) có khi lại gặp cái gối đang trùm chăn :)):-"

Siu nhân mèo bay
06-27-2011, 01:10 AM
chu choa...dân Văn kìa....có lẽ bà mẹ và ông bố kia hỏi nhau để động viên, chứ vào phòng con gái mình mà hồi hộp quá vì không biết nó có trong đó không? ;)) có khi lại gặp cái gối đang trùm chăn :)):-"

Dân Văn nào đấy ạ, ở trg topic này chỉ thấy 1con dân Toán và 1con dân Pháp thôi ạ. Hồi học cấp3 cứ lúc nào cô Văn gọi em đứng dậy fát biểu là y như rằng lớp lại đc nghe giáo huấn nửa tiết, thỉnh thoảng hứng lên cô còn gọi cho mẹ nữa, cứ gọi là tha hồ mà luyện lỗ tai. :))

RRRRRRR
06-27-2011, 01:32 AM
Trước khi nói về sự lắng nghe, tôi tin rằng nhiều người đồng ý khi tôi khẳng định:"tình yêu sinh tình yêu, giá trị tạo giá trị". Khi bạn dành nửa tấm lòng cho ai thì cũng đừng ngạc nhiên khi họ cũng chỉ dành cho bạn có nửa tấm lòng. Khi bạn chỉ dùng nửa tai để nghe ai nói thì cũng đừng đòi hỏi họ hoàn toàn chú tâm nghe những điều bạn nói. Khi bạn chỉ yêu người mình yêu có 1 nửa thì cũng đừng quá đau khổ khi họ không yêu bạn hết lòng. Khi bạn lắng nghe ở tư cách người cho nhưng cũng ở tư cách người nhận.

Lắng nghe là một công việc hẳn hoi và quả ngọt cua nó chúng ta thường không nhận được vì chẳng mấy khi chúng ta lắng nghe thật sự. Chúng ta thường nghe cùng với những thành kiến về họ, nghe khi đang lo lắng chuyện của mình và thường là với một hệ quy chiếu sẵn trong đầu để lèo lái cuộc nói chuyện theo ý muốn. Không được đâu, như vậy thì dễ quá! Nếu bạn muốn đãi cát tìm vàng thì cái mà bạn nhận được sẽ toàn là cát.

Lắng nghe thật sự đòi hỏi bạn phải gác qua một bên tất cả mọi thứ, đứng vào vị trí cùa người nói. Thường thì chúng ta chẳng mấy ai diễn thuyết được như các nhà hùng biện, vì vậy càng phải nghe. Khi được lắng nghe, người nói sẽ có cảm thức tự trọng về chính họ, họ sẽ càng nói những điều đáng nói. Bạn càng cố gắng tiếp thu thì họ cũng sẽ vui vẻ đón nhận bạn như bạn đã đón nhận họ. Khi bạn lắng nghe bạn sẽ đưa ra được phản hồi có giá trị nhất. Nói xuôi thì đơn giản vậy nhưng hầu như chẳng mấy khi chúng ta làm được. Ta thường đánh giá họ trước khi họ nói, thường thích điều khiển câu chuyện, thường dán vào mặt họ một cái nhãn có thể là chẳng đúng tí nào... Khi bạn còn những thứ đó trong đầu thì bạn sẽ chỉ hiểu được một phần điều họ muốn nói trong cái hệ quy chiếu mà bạn đã đặt ra. Bạn sẽ nói những điều họ không hiểu lắm vì nó đa nghĩa,sẽ nói những điều có khi họ biết tỏng rồi, sẽ tự biến mình thành một trò hề hoặc một kẻ trịch thượng. Họ sẽ mất cảm thức có giá trị về chính họ, sẽ càng nói vớ vẩn hơn, trong lòng họ bạn thật đáng cười. Điều đáng nói là khi bạn có nhu cầu được lắng nghe thì người khó chịu chính là bạn, cái vòng luẩn quẩn đó sẽ bám lấy bạn.

Có lẽ sau một cuộc nói chuyện tẻ nhạt như thế,bạn sẽ không nhận ra có thể người mà mình hằng tin tưởng có những điều cần xem lại hoặc những người mà mình thường thành kiến xấu lại có những điểm đáng nể... Có câu "Dù yêu cũng nên thấy cái dở. Dù ghét cũng nên thấy cái hay". Đặc biệt hoa quả ngọt ngào của sự láng nghe là một vũ điệu luân hồi của tình yêu: bạn được trân trọng và được lắng nghe như bạn đã trân trọng và đã lắng nghe.

Thực tế hơn,trong xã hội ngày nay, việc tạo dựng những mối quan hệ tốt đóng vai trò rất quan trọng trong con đường trưởng thành của chúng ta. Chúng ta không thể muốn một người tôn trọng, bảo vệ, lắng nghe, hiểu chúng ta khi chúng ta không tôn trọng, góp ý, lắng nghe họ nói. Điều đó càng làm chân lý "Tình yêu sinh tình yêu. Giá trị tạo giá trị" thêm đúng đắn và thực tế trong mọi hoàn cảnh.

Siu nhân mèo bay
06-27-2011, 04:18 AM
"Tình yêu sinh tình yêu. Giá trị tạo giá trị."
Em sẽ ghi nhớ câu này !

thang
10-09-2012, 10:45 AM
Tạo hóa thật khéo, cho con người 2 tai để NGHE, 2 mắt để NHÌN nhưng chỉ cho 1 miệng để NÓI thôi :-ss phải không các bạn!

thang
03-25-2013, 07:01 PM
Nghe xong rồi mới nói, thì câu nói đó có ý, có tứ, có độ trầm, độ nhấn, độ ngấu và sức thẩm thấu mới thú làm sao! Khác nào ly rượu ngon :)

thang
04-15-2013, 11:00 PM
Trẻ con thường trả lời "Vâng ạ!" khi nghe người lớn bảo ban, nhưng chớ tưởng nhầm là trẻ đã nghe và hiểu đâu, vì khi bạn nói "Lần sau đừng trả lời vâng ạ như thế nữa nhé" thì ngay lập tức sẽ được nghe câu trả lời quen thuộc "Vâng ạ!" :)

thang
07-07-2013, 06:42 AM
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.

- Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

- Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

- Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

- Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

- Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

- Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

(Sưu tầm)