Gió Lào
06-26-2011, 10:24 AM
Tôi là ABC. Năm nay tôi 20 tuổi.
Điều gì khiến cho tuổi 20 được ưu ái nhiều đến thế?
Như là khi làm chương trình kỉ niệm 20 năm thành lập khoa tôi đang theo học, tôi đã thầm cảm ơn rằng may mà khoa tôi chưa phải 30 năm, bởi vì khi ấy chúng tôi sẽ không thể nhặt đâu ra 5 bài hát để làm thành “Liên khúc 30” được. Nhưng số bài hát nói về tuổi 20 thì cực nhiều, và chúng tôi đã có một “Liên khúc 20” rất tuyệt.
Như là VTV6 đã tổ chức cuộc thi viết “Dấu ấn tuổi 20” chứ không phải là dấu ấn tuổi 18 hay dấu ấn tuổi 30, dù đối tượng của kênh truyền hình này là giới trẻ từ độ tuổi 16 đến 35.
Như là cuộc thi “Văn học tuổi 20” mặc dù được chính thức phát động từ nằm 1993, đến nay đã qua 4 lần tổ chức, nhưng nó vẫn là “Văn học tuổi 20” chứ không phải là “Văn học tuổi 24” :D Độ tuổi của người tham gia trải dài từ 1993 đến tít 1937 (theo thống kê của BTC), nhưng có hề gì, văn của họ vẫn là văn của tuổi 20.
…
Tuổi 20 đã nghiễm nhiên trở thành đại diện cho tuổi trẻ. Có lẽ vì khi 20 tuổi người ta rất thế này và rất thế kia, không hẳn còn là “-teen” nhưng để “-ty” như 28 30 thì còn lâu mới tới.
Khi 20 tuổi người ta rất trẻ con mà cũng rất người lớn, đôi khi phù phiếm như một cái kẹo bông nhưng có lúc đăm chiêu trăn trở như một ông già. 20 tuổi vẫn nằm trong vòng tay bố mẹ nhưng ước mơ và đột phá thì bay tự do không biên giới. 20 tuổi tâm lý rất cứng cáp vững vàng nhưng cũng cực mong manh. 20 tuổi chí khí ngang tàng nhưng cũng ý thức được đâu là giới hạn. 20 tuổi thì già dặn hơn 18 và trẻ trung hơn 22, dù 18 và 22 cũng được gom vào lớp người 20 tuổi.
Hình như ai cũng ít ăn cơm nhà đi khi 20 tuổi. Những người 20 tuổi hay bị bố mẹ bảo là “vác tù và”, mẹ nhắc mới biết cầm chổi phẩy qua cái nhà nhưng chẳng ai nhắc vẫn lao đi làm việc xã hội rất tích cực. Ở nhà quần áo bẩn thì máy giặt, quần áo sạch thì mẹ gấp, nhưng cứ đến hè là lại vác ba lô đi bằng được lên vùng sâu vùng xa, về vùng nghèo vùng khó để đắp đá làm đường, xắn quần lội ruộng. Ở nhà chỉ biết mỗi nấu mì, đi tình nguyện biết đạp xe ra chợ mua thức ăn cho một huyện người với vẻn vẹn mấy đồng tiền ít ỏi, về cong mông lên chẻ củi, quạt bếp, thổi cơm, thế mà cơm không hề bị khê, trong khi bình thường nấu bằng nồi cơm điện thì nay khô mai nhão. Ở nhà cầm điều khiển cày TV nhạc nhẽo máy tính cả ngày vẫn kêu chán, đi tình nguyện không điện không nước, tối mùa hè ngủ sớm mà nóng không dám kêu, cứ đến bữa ăn với giờ tắm là xách xô ra suối, nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn là nỗi thiếu thốn muôn đời…
Bố mẹ của những người 20 tuổi không bao giờ hiểu nổi tại sao con cái họ lại có thể có những quyết định như thế. Nhưng vì khi 20 tuổi người ta như thế, ở nhà muốn bố mẹ yêu chiều nhưng ra đời biết chủ động làm điều vui điều tốt cho xã hội. 20 tuổi nhiều lúc vô tâm bỏ qua nỗi lo lắng của gia đình, cũng là bởi đôi khi 20 tuổi muốn bứt ra khỏi cái an tòan để thử thách mình ở một môi trường khắc nghiệt hơn. Như là chỉ khi 20 tuổi hoặc có tinh thần 20 tuổi thì người ta mới đi leo Fansipan, còn lúc cứng tuổi hơn, bảo leo núi Nùng người ta cũng ngại. Có lẽ là chẳng khi nào người ta ham hố được trải nghiệm nhiều hơn khi 20.
20 tuổi của những năm 2000 tất nhiên khác hẳn 20 tuổi những năm 60 – 70. Thời bố mẹ chúng ta, 20 tuổi không phải hát “20 em tung tăng cho vui đời” mà là cầm súng ra chiến trận. 20 tuổi hồi ấy, có yêu gì thì cuối cùng cũng quy về yêu nước, tư tưởng rất mạch lạc vững vàng, bố tiền tuyến mẹ hậu phương, yêu nhau là sống chết bom đạn cũng chờ nhau, ngòai ra hòan tòan không có những thứ như là nhiếp ảnh, thời trang, design, hội họa hay đặc biệt là internet để đắm chìm và theo đuổi. 20 tuổi của “thế hệ ngón tay cái” hay “thế hệ ngón tay trỏ” có rất nhiều thứ để yêu, mà yêu kiểu không hề đơn giản. 20 tuổi bây giờ mà lỡ yêu nhiếp ảnh hay yêu tốc độ thì khá là tốn kém. 20 tuổi bây giờ dễ bị ghen kiểu dở hơi, ví dụ như là ghen với máy tính hay trò chơi điện tử, ghen với váy vóc nước hoa vì người yêu mình cứ mải mê với những cái đấy hơn cả mình. 20 tuổi bây giờ (hay là thời nào cũng thế) hay bị bố mẹ bảo là yêu đương mù quáng, không có tương lai. Là bởi vì những người 20 tuổi thì có biết tính toán bao giờ. Khi 30 40 người ta có vẻ hay cân nhắc giữa việc này việc khác, xem việc gì mang lại nhiều lợi ích hơn, việc gì mang lại nhiều tiền hơn. Nhưng 20 tuổi người ta chỉ nghĩ rất gọn: việc nào thích hơn?
20 tuổi giàu hoài bão hơn tất cả các tuổi khác. Khi 15 tuổi, cái ý “muốn” đấy thường ở dạng “ước mơ”. Khi 30 40 tuổi, nó là kiểu “dự định” (người ta hay nói là tôi “định” làm cái này tôi “định” làm cái khác). Nhưng khi 20 tuổi nó chắc chắn là hoài bão. Hòai bão thì to hơn ước mơ và viển vông hơn dự định. Mà viển vông và phù phiếm là đặc quyền của tuổi 20 (chứ khi 30 40 mà vẫn thế thì có khi nguy hiểm). Vì viển vông và phù phiếm, vì cả tính ngẫu hứng và đa cảm nữa nên đôi khi đang sống rất mải miết, làm việc rất hiệu quả, cống hiến rất tích cực, cái người 20 tuổi ấy bỗng nhiên dừng khựng lại, ngửa mặt lên hỏi “Mình đang làm cái quái gì thế này?” :)
Nói chung thì những người 20 tuổi rất khó hiểu và đáng yêu!
…..
30 năm nữa, khi những người đang 20 tuổi này trở thành bố mẹ của những người 20 tuổi khác, liệu rằng họ có hiểu nổi con cái mình không? Dù rằng sau rất rất nhiều lần khóc lóc vì cố gắng phân bua mà bố mẹ không hiểu nổi mình, tôi có nghĩ là chắc chắn sau này tôi sẽ làm một bà mẹ cực kỳ tâm lý, nhưng thật ra tôi cũng không dám thề. 20 tuổi của con tôi sẽ khác 20 tuổi của tôi bây giờ, và tôi nghi là tôi cũng chẳng thể hiểu nổi nó đâu.
Thế thì đọc “Tuổi hai mươi yêu dấu” của Nguyễn Huy Thiệp vào thời nào cũng hợp lý. Vì ngay mở đầu truyện đấy đã có câu: “Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì”.
Thế đấy, chẳng ai hiểu cóc khô gì :D
-----------------------------------------------------------
Nguồn: http://blog.baomoi.com/2010/12/
Điều gì khiến cho tuổi 20 được ưu ái nhiều đến thế?
Như là khi làm chương trình kỉ niệm 20 năm thành lập khoa tôi đang theo học, tôi đã thầm cảm ơn rằng may mà khoa tôi chưa phải 30 năm, bởi vì khi ấy chúng tôi sẽ không thể nhặt đâu ra 5 bài hát để làm thành “Liên khúc 30” được. Nhưng số bài hát nói về tuổi 20 thì cực nhiều, và chúng tôi đã có một “Liên khúc 20” rất tuyệt.
Như là VTV6 đã tổ chức cuộc thi viết “Dấu ấn tuổi 20” chứ không phải là dấu ấn tuổi 18 hay dấu ấn tuổi 30, dù đối tượng của kênh truyền hình này là giới trẻ từ độ tuổi 16 đến 35.
Như là cuộc thi “Văn học tuổi 20” mặc dù được chính thức phát động từ nằm 1993, đến nay đã qua 4 lần tổ chức, nhưng nó vẫn là “Văn học tuổi 20” chứ không phải là “Văn học tuổi 24” :D Độ tuổi của người tham gia trải dài từ 1993 đến tít 1937 (theo thống kê của BTC), nhưng có hề gì, văn của họ vẫn là văn của tuổi 20.
…
Tuổi 20 đã nghiễm nhiên trở thành đại diện cho tuổi trẻ. Có lẽ vì khi 20 tuổi người ta rất thế này và rất thế kia, không hẳn còn là “-teen” nhưng để “-ty” như 28 30 thì còn lâu mới tới.
Khi 20 tuổi người ta rất trẻ con mà cũng rất người lớn, đôi khi phù phiếm như một cái kẹo bông nhưng có lúc đăm chiêu trăn trở như một ông già. 20 tuổi vẫn nằm trong vòng tay bố mẹ nhưng ước mơ và đột phá thì bay tự do không biên giới. 20 tuổi tâm lý rất cứng cáp vững vàng nhưng cũng cực mong manh. 20 tuổi chí khí ngang tàng nhưng cũng ý thức được đâu là giới hạn. 20 tuổi thì già dặn hơn 18 và trẻ trung hơn 22, dù 18 và 22 cũng được gom vào lớp người 20 tuổi.
Hình như ai cũng ít ăn cơm nhà đi khi 20 tuổi. Những người 20 tuổi hay bị bố mẹ bảo là “vác tù và”, mẹ nhắc mới biết cầm chổi phẩy qua cái nhà nhưng chẳng ai nhắc vẫn lao đi làm việc xã hội rất tích cực. Ở nhà quần áo bẩn thì máy giặt, quần áo sạch thì mẹ gấp, nhưng cứ đến hè là lại vác ba lô đi bằng được lên vùng sâu vùng xa, về vùng nghèo vùng khó để đắp đá làm đường, xắn quần lội ruộng. Ở nhà chỉ biết mỗi nấu mì, đi tình nguyện biết đạp xe ra chợ mua thức ăn cho một huyện người với vẻn vẹn mấy đồng tiền ít ỏi, về cong mông lên chẻ củi, quạt bếp, thổi cơm, thế mà cơm không hề bị khê, trong khi bình thường nấu bằng nồi cơm điện thì nay khô mai nhão. Ở nhà cầm điều khiển cày TV nhạc nhẽo máy tính cả ngày vẫn kêu chán, đi tình nguyện không điện không nước, tối mùa hè ngủ sớm mà nóng không dám kêu, cứ đến bữa ăn với giờ tắm là xách xô ra suối, nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn là nỗi thiếu thốn muôn đời…
Bố mẹ của những người 20 tuổi không bao giờ hiểu nổi tại sao con cái họ lại có thể có những quyết định như thế. Nhưng vì khi 20 tuổi người ta như thế, ở nhà muốn bố mẹ yêu chiều nhưng ra đời biết chủ động làm điều vui điều tốt cho xã hội. 20 tuổi nhiều lúc vô tâm bỏ qua nỗi lo lắng của gia đình, cũng là bởi đôi khi 20 tuổi muốn bứt ra khỏi cái an tòan để thử thách mình ở một môi trường khắc nghiệt hơn. Như là chỉ khi 20 tuổi hoặc có tinh thần 20 tuổi thì người ta mới đi leo Fansipan, còn lúc cứng tuổi hơn, bảo leo núi Nùng người ta cũng ngại. Có lẽ là chẳng khi nào người ta ham hố được trải nghiệm nhiều hơn khi 20.
20 tuổi của những năm 2000 tất nhiên khác hẳn 20 tuổi những năm 60 – 70. Thời bố mẹ chúng ta, 20 tuổi không phải hát “20 em tung tăng cho vui đời” mà là cầm súng ra chiến trận. 20 tuổi hồi ấy, có yêu gì thì cuối cùng cũng quy về yêu nước, tư tưởng rất mạch lạc vững vàng, bố tiền tuyến mẹ hậu phương, yêu nhau là sống chết bom đạn cũng chờ nhau, ngòai ra hòan tòan không có những thứ như là nhiếp ảnh, thời trang, design, hội họa hay đặc biệt là internet để đắm chìm và theo đuổi. 20 tuổi của “thế hệ ngón tay cái” hay “thế hệ ngón tay trỏ” có rất nhiều thứ để yêu, mà yêu kiểu không hề đơn giản. 20 tuổi bây giờ mà lỡ yêu nhiếp ảnh hay yêu tốc độ thì khá là tốn kém. 20 tuổi bây giờ dễ bị ghen kiểu dở hơi, ví dụ như là ghen với máy tính hay trò chơi điện tử, ghen với váy vóc nước hoa vì người yêu mình cứ mải mê với những cái đấy hơn cả mình. 20 tuổi bây giờ (hay là thời nào cũng thế) hay bị bố mẹ bảo là yêu đương mù quáng, không có tương lai. Là bởi vì những người 20 tuổi thì có biết tính toán bao giờ. Khi 30 40 người ta có vẻ hay cân nhắc giữa việc này việc khác, xem việc gì mang lại nhiều lợi ích hơn, việc gì mang lại nhiều tiền hơn. Nhưng 20 tuổi người ta chỉ nghĩ rất gọn: việc nào thích hơn?
20 tuổi giàu hoài bão hơn tất cả các tuổi khác. Khi 15 tuổi, cái ý “muốn” đấy thường ở dạng “ước mơ”. Khi 30 40 tuổi, nó là kiểu “dự định” (người ta hay nói là tôi “định” làm cái này tôi “định” làm cái khác). Nhưng khi 20 tuổi nó chắc chắn là hoài bão. Hòai bão thì to hơn ước mơ và viển vông hơn dự định. Mà viển vông và phù phiếm là đặc quyền của tuổi 20 (chứ khi 30 40 mà vẫn thế thì có khi nguy hiểm). Vì viển vông và phù phiếm, vì cả tính ngẫu hứng và đa cảm nữa nên đôi khi đang sống rất mải miết, làm việc rất hiệu quả, cống hiến rất tích cực, cái người 20 tuổi ấy bỗng nhiên dừng khựng lại, ngửa mặt lên hỏi “Mình đang làm cái quái gì thế này?” :)
Nói chung thì những người 20 tuổi rất khó hiểu và đáng yêu!
…..
30 năm nữa, khi những người đang 20 tuổi này trở thành bố mẹ của những người 20 tuổi khác, liệu rằng họ có hiểu nổi con cái mình không? Dù rằng sau rất rất nhiều lần khóc lóc vì cố gắng phân bua mà bố mẹ không hiểu nổi mình, tôi có nghĩ là chắc chắn sau này tôi sẽ làm một bà mẹ cực kỳ tâm lý, nhưng thật ra tôi cũng không dám thề. 20 tuổi của con tôi sẽ khác 20 tuổi của tôi bây giờ, và tôi nghi là tôi cũng chẳng thể hiểu nổi nó đâu.
Thế thì đọc “Tuổi hai mươi yêu dấu” của Nguyễn Huy Thiệp vào thời nào cũng hợp lý. Vì ngay mở đầu truyện đấy đã có câu: “Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì”.
Thế đấy, chẳng ai hiểu cóc khô gì :D
-----------------------------------------------------------
Nguồn: http://blog.baomoi.com/2010/12/