RRRRRRR
05-13-2011, 04:58 PM
Ai cũng nghĩ bán trà đá là công việc bình dân, còn các chủ quán trà đá thì lúc nào cũng than “kiếm chác đáng bao nhiêu, không đủ tiền nuôi hai đứa con ở quê ăn học”, nhưng thực tế nghề này đã “hái ra nhà” cho nhiều người…
Hái ra tiền
Lên Hà Nội lập nghiệp “trà đá” được 10 năm thì chị Liên, bán hàng trà đá trên đường Lĩnh Nam (Hà Nội) mua được 1 mảnh đất gần 60 m2 để dựng tạm căn nhà cấp 4.
Không có vốn liếng, lại vừa từ quê ra không thông thuộc đường phố, chị Liên đành đánh liều mua ít bàn ghế, ít chè mạn, vài gói kẹo lạc và dăm ba cân hoa quả, mở một quán trà đá nhỏ trên phố Yết Kiêu.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/13/10/20110513101741_mua%20he%20lam%20an%20boi%20thu.jpg
Mùa hè là thời điểm "làm ăn bội thu" của các hàng trà đá
“So với nghề phu hồ hay buôn đồng nát, thì bán trà đá nhàn hơn rất nhiều, tiền kiếm được nếu chăm chỉ và biết chi tiêu tiết kiệm thì cũng kha khá”, chị Liên nói.
Cách đây hơn 5 năm, giá trà đá chỉ có 500 đồng/cốc, người bán trà đá hồi đó cũng chưa nhiều như bây giờ, nên kiếm ăn khá dễ dàng.
“Tôi bán trà đá 10 năm thì tích góp mua được 1 mảnh đất ở Lĩnh Nam. Giá đất hồi đó cũng rẻ hơn bây giờ rất nhiều. Mảnh đất tôi mua chưa đến 100 triệu đồng. Lúc đầu gia đình tôi chỉ xây tạm căn nhà cấp 4, sau đó 2 năm mới đủ tiền xây nhà mái bằng 2 tầng”, chị Liên chia sẻ.
Giống như chị Liên, bác Minh, bán trà đá trên đường Ngụy Như Kon Tum, gần Làng sinh viên Hacinco(Thanh Xuân), cũng hớn hở khoe mảnh đất 40m2 trên phố Trung Văn, Hà Nội. Khu đất này bác Minh đã mua cách đây hơn 2 năm.
Bác Minh làm nghề bán trà đá, tính đến nay đã ngót 20 năm. Bác Minh bắt đầu dời quên Hưng Yên ra Hà Nội bán trà đá từ năm 20 tuổi. Do phải nuôi 3 con ăn học, nên đến tận năm 2009, bác Minh mới quyết định bán căn nhà ở quê đi, cùng với số tiền tích góp bán trà đá hơn 10 năm để mua 1 mảnh đất Hà Nội.
“Làm nghề này tưởng kiếm không đáng bao nhiêu, nhưng mấy chục năm qua đã kiếm tiền nuôi cả gia đình tôi. Có lẽ vì thế, càng ngày càng có nhiều quán trà đá mới mở”, bác Minh nói.
Trà đá vốn được coi là nghề bình dân, nhưng thực sự đây là nghề “hái ra tiền”. Chỉ cần bỏ vốn vài trăm nghìn đầu tư ban đầu là có thể lập nghiệp.
Theo chị Huế, một người bán hàng trên phố Ngụy Như Kon Tum tiết lộ, chỉ cần mua 1kg trà mạn, giá khoảng 100 nghìn đồng là có thể dùng cả tuần. Mỗi ngày chỉ phải mua thêm khoảng 20 nghìn đồng tiền đá thì có thể bán cho vài trăm lượt khách.
... nhờ siêu lợi nhuận
Trong khi đó, giá mỗi cốc trà đá từ 1.000 – 2.000 đồng, có nơi là 3.000 đồng. Mỗi ngày, theo chị Huế, quán của chị thường có hơn 200 khách đến. Như vậy, chỉ tính riêng tiền trà đá, ít nhất mỗi ngày chị Huế cũng lời hơn 200 nghìn đồng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/13/10/20110513101741_ban%20ve%20so.jpg
Nhiều quán bán trà đá còn kiêm luôn cả bán vé số
Ngoài ra, các loại đồ giải khát khác và đồ “nhắm” thêm như hoa quả, hạt hướng dương cũng là những món hái ra tiền. Thí dụ, mỗi cân xoài xanh (khoảng 3 quả/kg) nếu mua đúng mùa thì có giá từ 10.000 – 12.000 đồng, nhưng giá của mỗi đĩa xoài xanh (mỗi đĩa là 1 quả xoài) thì thường từ 15.000 – 20.000 đồng, tùy theo địa điểm đông hay ít khách mà người bán đưa ra giá. Như vậy, giá của mỗi cân xoài được bán ra đã đội lên gấp 4 – 5 lần.
Khi được hỏi “mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền”, chị Huế chỉ cười trừ: “Bán ở đây toàn sinh viên, ăn thua gì. Hơn nữa cả ngày toàn phải chạy công an, nên cũng có làm ăn được mấy đâu”. Nhưng theo nhiều khách quen ở đây, thì mỗi ngày thu nhập của chị không dưới 400 nghìn đồng.
Mùa nóng là thời điểm làm ăn phát đạt nhất của nghề này. Khác với các dịch vụ giải khát khác, khách hàng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng mới “giải nhiệt” được, thì trà đá, chỉ cần vài nghìn đồng, khách hàng đã có được một chỗ ngồi thoáng mát và một ly nước mát lạnh.
Đặc biệt, những quán trà đá trước cổng các bệnh viện, bến xe, sân vận động, trường học hay các khu giải trí thì mùa hè được coi là mùa bội thu vì lượng khách tăng vọt.
Phố Phủ Doãn, cạnh bệnh viên Việt Đức, tuy có đến cả chục quán cóc bán trà đá, nhưng ngay từ mấy ngày đầu hè này đã luôn quá tải, thậm chí nhiều người không có ghế, sẵn sàng lấy dép kê và ngồi luôn trên nền vỉa hè.
Sầm uất hơn cả là khu vực trước sân vận động Mỹ Đình, tập trung tại đây có đến hàng chục quán trà đá. Tuy ban ngày không đông đúc, chỉ hoạt động chủ yếu từ 5h chiều đến 11h đêm, nhưng đây vẫn được đánh giá là “mảnh đất vàng” của nghề trà đá.
Chị Mơ, mở quán trên đường Lê Đức Thọ, gần siêu thị Fivimart cho biết: “Tuy chỉ bán buổi tối, nhưng cũng ăn đứt nhiều chỗ khác. Cũng vì vậy, việc bán hàng ở đây cũng rất phức tạp. Nếu không tỏ ra máu mặt, sẵn sàng “chiến đấu” thì rất dễ bị bắt nạt, tranh giành khách. Nhưng nếu ổn định được chỗ ngồi rồi thì mỗi tối cũng được vài ba trăm nghìn là ít”.
Quán nước của chị Mơ do mới mở nên vẫn ở xa khu trung tâm. Nếu ở ngay khu vực trước cổng sân vận động quốc gia Mỹ Đình thì theo chị Mơ, mỗi tối, mỗi quán có thể kiếm đến cả triệu đồng.
“Khách vào đó thường không chỉ uống mỗi cốc trà đá rồi đi về. Thường là học sinh, sinh viên cần chỗ ngồi để tán gẫu, ngắm cảnh đêm. Vì thế, ngoài việc phải thuê thêm một chiếc chiếu để ngồi (mỗi chiếc 10.000 đồng) thì thường dùng thêm nhiều loại nước giải khát, hoa quả hay đồ nhắm khác. Lãi nhất là món mực nướng, mỗi đĩa chủ quán có thể kiếm vài chục nghìn tiền lời”, chị Mơ tiết lộ.
Còn theo anh Dũng, bán hàng trà đá và nước mía ngay sát cổng sân vận động quốc gia Mỹ Đình, mấy ngày nay do thời tiết nắng nóng nên khách đến quá đông khiến hai vợ chồng anh chạy cuống lên, vẫn không kịp.
“Sắp tới, nếu khách đông thế này, vợ chồng tôi chắc phải kéo mấy đứa cháu họ ở quê lên phụ giúp”, anh Dũng nói.
Khách đông, lời lớn đã khiến cho thu nhập của không ít người bán trà đá trở thành niềm mơ ước của nhiều người lao động, thậm chí đối với cả đồng lương của giới công chức.
Tuy nhiên, nghề này còn được coi là siêu lợi nhuận vì ngoài bán trà đá, nhiều chủ hàng còn kiêm luôn chân ghi lô đề, thậm chí bán kèm sổ xổ, kiếm tiền theo phần trăm.
Bác L., chủ một quán quen trên phố Lương Định Của (Hà Nội) cho biết, vì khu vực này hơi ít khách, nên bác thường bán kèm thêm sổ xố và thậm chí ghi lô đề cho những người có nhu cầu.
Vé sổ xố thì ăn theo số lượng bán (khoảng 5%), còn lô đề thì nhà cái chi cho 3% tổng số tiền ghi được.
“Nghề này tuy kiếm ăn được nhưng phải thận trọng, nếu bị phát hiện là phiền phức với công an lắm. Vì vậy, nếu khách mới đến thì chỉ bán vé số, còn khách quen thì thường gọi điện đến đặt số, còn tiền thì đưa sau cũng được”, bác L. nói.
Hái ra tiền
Lên Hà Nội lập nghiệp “trà đá” được 10 năm thì chị Liên, bán hàng trà đá trên đường Lĩnh Nam (Hà Nội) mua được 1 mảnh đất gần 60 m2 để dựng tạm căn nhà cấp 4.
Không có vốn liếng, lại vừa từ quê ra không thông thuộc đường phố, chị Liên đành đánh liều mua ít bàn ghế, ít chè mạn, vài gói kẹo lạc và dăm ba cân hoa quả, mở một quán trà đá nhỏ trên phố Yết Kiêu.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/13/10/20110513101741_mua%20he%20lam%20an%20boi%20thu.jpg
Mùa hè là thời điểm "làm ăn bội thu" của các hàng trà đá
“So với nghề phu hồ hay buôn đồng nát, thì bán trà đá nhàn hơn rất nhiều, tiền kiếm được nếu chăm chỉ và biết chi tiêu tiết kiệm thì cũng kha khá”, chị Liên nói.
Cách đây hơn 5 năm, giá trà đá chỉ có 500 đồng/cốc, người bán trà đá hồi đó cũng chưa nhiều như bây giờ, nên kiếm ăn khá dễ dàng.
“Tôi bán trà đá 10 năm thì tích góp mua được 1 mảnh đất ở Lĩnh Nam. Giá đất hồi đó cũng rẻ hơn bây giờ rất nhiều. Mảnh đất tôi mua chưa đến 100 triệu đồng. Lúc đầu gia đình tôi chỉ xây tạm căn nhà cấp 4, sau đó 2 năm mới đủ tiền xây nhà mái bằng 2 tầng”, chị Liên chia sẻ.
Giống như chị Liên, bác Minh, bán trà đá trên đường Ngụy Như Kon Tum, gần Làng sinh viên Hacinco(Thanh Xuân), cũng hớn hở khoe mảnh đất 40m2 trên phố Trung Văn, Hà Nội. Khu đất này bác Minh đã mua cách đây hơn 2 năm.
Bác Minh làm nghề bán trà đá, tính đến nay đã ngót 20 năm. Bác Minh bắt đầu dời quên Hưng Yên ra Hà Nội bán trà đá từ năm 20 tuổi. Do phải nuôi 3 con ăn học, nên đến tận năm 2009, bác Minh mới quyết định bán căn nhà ở quê đi, cùng với số tiền tích góp bán trà đá hơn 10 năm để mua 1 mảnh đất Hà Nội.
“Làm nghề này tưởng kiếm không đáng bao nhiêu, nhưng mấy chục năm qua đã kiếm tiền nuôi cả gia đình tôi. Có lẽ vì thế, càng ngày càng có nhiều quán trà đá mới mở”, bác Minh nói.
Trà đá vốn được coi là nghề bình dân, nhưng thực sự đây là nghề “hái ra tiền”. Chỉ cần bỏ vốn vài trăm nghìn đầu tư ban đầu là có thể lập nghiệp.
Theo chị Huế, một người bán hàng trên phố Ngụy Như Kon Tum tiết lộ, chỉ cần mua 1kg trà mạn, giá khoảng 100 nghìn đồng là có thể dùng cả tuần. Mỗi ngày chỉ phải mua thêm khoảng 20 nghìn đồng tiền đá thì có thể bán cho vài trăm lượt khách.
... nhờ siêu lợi nhuận
Trong khi đó, giá mỗi cốc trà đá từ 1.000 – 2.000 đồng, có nơi là 3.000 đồng. Mỗi ngày, theo chị Huế, quán của chị thường có hơn 200 khách đến. Như vậy, chỉ tính riêng tiền trà đá, ít nhất mỗi ngày chị Huế cũng lời hơn 200 nghìn đồng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/13/10/20110513101741_ban%20ve%20so.jpg
Nhiều quán bán trà đá còn kiêm luôn cả bán vé số
Ngoài ra, các loại đồ giải khát khác và đồ “nhắm” thêm như hoa quả, hạt hướng dương cũng là những món hái ra tiền. Thí dụ, mỗi cân xoài xanh (khoảng 3 quả/kg) nếu mua đúng mùa thì có giá từ 10.000 – 12.000 đồng, nhưng giá của mỗi đĩa xoài xanh (mỗi đĩa là 1 quả xoài) thì thường từ 15.000 – 20.000 đồng, tùy theo địa điểm đông hay ít khách mà người bán đưa ra giá. Như vậy, giá của mỗi cân xoài được bán ra đã đội lên gấp 4 – 5 lần.
Khi được hỏi “mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền”, chị Huế chỉ cười trừ: “Bán ở đây toàn sinh viên, ăn thua gì. Hơn nữa cả ngày toàn phải chạy công an, nên cũng có làm ăn được mấy đâu”. Nhưng theo nhiều khách quen ở đây, thì mỗi ngày thu nhập của chị không dưới 400 nghìn đồng.
Mùa nóng là thời điểm làm ăn phát đạt nhất của nghề này. Khác với các dịch vụ giải khát khác, khách hàng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng mới “giải nhiệt” được, thì trà đá, chỉ cần vài nghìn đồng, khách hàng đã có được một chỗ ngồi thoáng mát và một ly nước mát lạnh.
Đặc biệt, những quán trà đá trước cổng các bệnh viện, bến xe, sân vận động, trường học hay các khu giải trí thì mùa hè được coi là mùa bội thu vì lượng khách tăng vọt.
Phố Phủ Doãn, cạnh bệnh viên Việt Đức, tuy có đến cả chục quán cóc bán trà đá, nhưng ngay từ mấy ngày đầu hè này đã luôn quá tải, thậm chí nhiều người không có ghế, sẵn sàng lấy dép kê và ngồi luôn trên nền vỉa hè.
Sầm uất hơn cả là khu vực trước sân vận động Mỹ Đình, tập trung tại đây có đến hàng chục quán trà đá. Tuy ban ngày không đông đúc, chỉ hoạt động chủ yếu từ 5h chiều đến 11h đêm, nhưng đây vẫn được đánh giá là “mảnh đất vàng” của nghề trà đá.
Chị Mơ, mở quán trên đường Lê Đức Thọ, gần siêu thị Fivimart cho biết: “Tuy chỉ bán buổi tối, nhưng cũng ăn đứt nhiều chỗ khác. Cũng vì vậy, việc bán hàng ở đây cũng rất phức tạp. Nếu không tỏ ra máu mặt, sẵn sàng “chiến đấu” thì rất dễ bị bắt nạt, tranh giành khách. Nhưng nếu ổn định được chỗ ngồi rồi thì mỗi tối cũng được vài ba trăm nghìn là ít”.
Quán nước của chị Mơ do mới mở nên vẫn ở xa khu trung tâm. Nếu ở ngay khu vực trước cổng sân vận động quốc gia Mỹ Đình thì theo chị Mơ, mỗi tối, mỗi quán có thể kiếm đến cả triệu đồng.
“Khách vào đó thường không chỉ uống mỗi cốc trà đá rồi đi về. Thường là học sinh, sinh viên cần chỗ ngồi để tán gẫu, ngắm cảnh đêm. Vì thế, ngoài việc phải thuê thêm một chiếc chiếu để ngồi (mỗi chiếc 10.000 đồng) thì thường dùng thêm nhiều loại nước giải khát, hoa quả hay đồ nhắm khác. Lãi nhất là món mực nướng, mỗi đĩa chủ quán có thể kiếm vài chục nghìn tiền lời”, chị Mơ tiết lộ.
Còn theo anh Dũng, bán hàng trà đá và nước mía ngay sát cổng sân vận động quốc gia Mỹ Đình, mấy ngày nay do thời tiết nắng nóng nên khách đến quá đông khiến hai vợ chồng anh chạy cuống lên, vẫn không kịp.
“Sắp tới, nếu khách đông thế này, vợ chồng tôi chắc phải kéo mấy đứa cháu họ ở quê lên phụ giúp”, anh Dũng nói.
Khách đông, lời lớn đã khiến cho thu nhập của không ít người bán trà đá trở thành niềm mơ ước của nhiều người lao động, thậm chí đối với cả đồng lương của giới công chức.
Tuy nhiên, nghề này còn được coi là siêu lợi nhuận vì ngoài bán trà đá, nhiều chủ hàng còn kiêm luôn chân ghi lô đề, thậm chí bán kèm sổ xổ, kiếm tiền theo phần trăm.
Bác L., chủ một quán quen trên phố Lương Định Của (Hà Nội) cho biết, vì khu vực này hơi ít khách, nên bác thường bán kèm thêm sổ xố và thậm chí ghi lô đề cho những người có nhu cầu.
Vé sổ xố thì ăn theo số lượng bán (khoảng 5%), còn lô đề thì nhà cái chi cho 3% tổng số tiền ghi được.
“Nghề này tuy kiếm ăn được nhưng phải thận trọng, nếu bị phát hiện là phiền phức với công an lắm. Vì vậy, nếu khách mới đến thì chỉ bán vé số, còn khách quen thì thường gọi điện đến đặt số, còn tiền thì đưa sau cũng được”, bác L. nói.