thang
02-22-2011, 02:10 PM
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
VĂN CAO
Nhạc sỹ Văn Cao – tác giả “Tiến quân ca” – còn là một nhà thơ. Thơ và nhạc hợp thành đôi cánh nâng tâm hồn ông bay cao, kể cả khi thể xác ông không con nữa. Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, Văn Cao viết bài thơ “Thời gian” giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.
Đối với Văn Cao, thời gian không vô hình mà là một khối vật chất có thể cân đo đong đếm, có thể cầm được trên tay. Thời gian là chiều thứ 4 của không gian, được phân bổ cho mỗi người không nhiều lắm:
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá”
Cứ cho cuộc sống của mỗi người trung bình là 80 năm, mỗi người đều có thể cầm quỹ thời gian ấy trên tay để sử dụng. Quỹ thời gian như nhiên liệu cho chiếc xe đời người, trái tim còn đập trong lồng ngực là nhiên liệu mất dần. Mỗi ngày thời gian trôi qua kẽ tay một ít. Thời gian càng trôi qua thì thể xác như những chiếc lá sẽ khô, sẽ bị huỷ diệt.
Câu thơ ngắn gọn, hiình tượng ẩn dụ có tính khái quát cao hé mở một góc nhìn về thời gian vaö cuộc sống nghiệt ngã của đời người mà ai cũng phải trải qua, đấy là quy luật của sinh và tử.
Đoạn cuối cuộc đời nhìn lại cuộc sống chỉ còn lại những kỷ niệm “kỷ niệm là những gì còn lại trong trí óc hiện tại về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua” (Từ điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học). Kỷ niệm ấy có tồn taị không?:
“Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.”
Những viên sỏi kỷ niệm đã hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.
Cuộc sống của mỗi người có hạn, sự sống luôn tiếp diễn. Ý nghĩa của cuộc sống ở đâu, người đi trước tồn tại ở người đi sau cái gì? Đó là điều trăn trở muôn thuở của nhân loại. Văn Cao gói ghém quan niệm của mình qua 3 câu thơ cuối của bài “ thời gian”:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Những câu thơ, những bài hát sẽ thoát khỏi thể xác Văn Cao, của những người sáng tạo ra cái đẹp sẽ xanh mãi trên cây đời, toả bóng mát, toả hương thơm trong vô tận của thời gian .
Thời gian làm khô chiếc – lá – đời – người nhưng lại làm tươi xanh chiếc – lá -thơ chiếc – lá – nhạc. Tại sao Thơ và Nhạc (cái đẹp) laị có sức sống vượt thời gian? Có lẽ con người dù sống trong không gian, thời gian nào cũng hướng tới cái đẹp, và cái đẹp được nuôi dưỡng sinh sôi mãi trong những thế hệ đi sau : “và đôi mắt em như hai giếng nước”. Nếu không có những ”giếng nước” của các thế hệ đi sau chăm tưới thì làm sao cây – thơ, cây – nhạc mãi xanh!
Bài thơ “Thời gian” có 7 câu thơ chia thành 12 dòng như một bức tranh thuỷ mạc với những nét chấm phá ngoạn mục. Với tranh Thủy Mạc hồn của bức tranh nằm ở những khoảng trống do nét chấm phá tạo ra. Bài thơ “thời gian” cũng vậy, điều tác giả muốn nói đều nằm ở bên ngoài con chữ, phía sau những hình ảnh do con chữ tạo ra.
Mỗi người tự nghiệm lại đời mình, tự cảm đời mình cũng là một cách hiểu thời gian của Văn Cao.
Nguyễn Nho Khiêm
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
VĂN CAO
Nhạc sỹ Văn Cao – tác giả “Tiến quân ca” – còn là một nhà thơ. Thơ và nhạc hợp thành đôi cánh nâng tâm hồn ông bay cao, kể cả khi thể xác ông không con nữa. Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, Văn Cao viết bài thơ “Thời gian” giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.
Đối với Văn Cao, thời gian không vô hình mà là một khối vật chất có thể cân đo đong đếm, có thể cầm được trên tay. Thời gian là chiều thứ 4 của không gian, được phân bổ cho mỗi người không nhiều lắm:
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá”
Cứ cho cuộc sống của mỗi người trung bình là 80 năm, mỗi người đều có thể cầm quỹ thời gian ấy trên tay để sử dụng. Quỹ thời gian như nhiên liệu cho chiếc xe đời người, trái tim còn đập trong lồng ngực là nhiên liệu mất dần. Mỗi ngày thời gian trôi qua kẽ tay một ít. Thời gian càng trôi qua thì thể xác như những chiếc lá sẽ khô, sẽ bị huỷ diệt.
Câu thơ ngắn gọn, hiình tượng ẩn dụ có tính khái quát cao hé mở một góc nhìn về thời gian vaö cuộc sống nghiệt ngã của đời người mà ai cũng phải trải qua, đấy là quy luật của sinh và tử.
Đoạn cuối cuộc đời nhìn lại cuộc sống chỉ còn lại những kỷ niệm “kỷ niệm là những gì còn lại trong trí óc hiện tại về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua” (Từ điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học). Kỷ niệm ấy có tồn taị không?:
“Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.”
Những viên sỏi kỷ niệm đã hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.
Cuộc sống của mỗi người có hạn, sự sống luôn tiếp diễn. Ý nghĩa của cuộc sống ở đâu, người đi trước tồn tại ở người đi sau cái gì? Đó là điều trăn trở muôn thuở của nhân loại. Văn Cao gói ghém quan niệm của mình qua 3 câu thơ cuối của bài “ thời gian”:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Những câu thơ, những bài hát sẽ thoát khỏi thể xác Văn Cao, của những người sáng tạo ra cái đẹp sẽ xanh mãi trên cây đời, toả bóng mát, toả hương thơm trong vô tận của thời gian .
Thời gian làm khô chiếc – lá – đời – người nhưng lại làm tươi xanh chiếc – lá -thơ chiếc – lá – nhạc. Tại sao Thơ và Nhạc (cái đẹp) laị có sức sống vượt thời gian? Có lẽ con người dù sống trong không gian, thời gian nào cũng hướng tới cái đẹp, và cái đẹp được nuôi dưỡng sinh sôi mãi trong những thế hệ đi sau : “và đôi mắt em như hai giếng nước”. Nếu không có những ”giếng nước” của các thế hệ đi sau chăm tưới thì làm sao cây – thơ, cây – nhạc mãi xanh!
Bài thơ “Thời gian” có 7 câu thơ chia thành 12 dòng như một bức tranh thuỷ mạc với những nét chấm phá ngoạn mục. Với tranh Thủy Mạc hồn của bức tranh nằm ở những khoảng trống do nét chấm phá tạo ra. Bài thơ “thời gian” cũng vậy, điều tác giả muốn nói đều nằm ở bên ngoài con chữ, phía sau những hình ảnh do con chữ tạo ra.
Mỗi người tự nghiệm lại đời mình, tự cảm đời mình cũng là một cách hiểu thời gian của Văn Cao.
Nguyễn Nho Khiêm