RRRRRRR
12-19-2010, 12:56 PM
Sinh viên Việt Nam phải nhìn thấy đâu là khía cạnh có thể thay đổi và chủ động tạo ra sự thay đổi cho mình, đừng trông chờ người khác chỉ con đường mình đi.
GS David Pickus là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Bang Arizona, trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ.
Chuyến thăm gần đây tới Việt Nam đã khiến tôi suy nghĩ về tương lai của giáo dục. Tôi không bàn đến tương lai của nền giáo dục Việt Nam mà muốn đề cập đến giáo dục nói chung, trong một bối cảnh toàn cầu.
Vấn đề này đến với tôi từ sau khi tôi nhận được những lá thư xin ý kiến giúp đỡ từ các sinh viên người Việt. Trong thư, các em không nêu lên câu hỏi gì cụ thể, thậm chí cũng không yêu cầu một sự hỗ trợ rõ ràng nào cả. Nội dung thư thường được trình bày như sau: "Thưa Giáo sư, em biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Em muốn làm điều gì đó để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Nhưng em nên làm gì bây giờ?"
Trong những tình huống đó, tôi đều cố gắng đưa ra cho các em những lời khuyên mà tôi cho là hữu ích. Thường thì tôi gợi ý các em làm ba việc sau:
1. Cập nhật thông tin.
2. Học tiếng Anh (và các ngoại ngữ khác).
3. Không ngừng nỗ lực.
Không khó để nhận ra mục đích của lời khuyên trên. Đó là những việc mà các em có thể kiểm soát được, và chúng giúp loại bỏ tính thụ động - theo tôi, đức tính này là một trong những cản trở lớn nhất đối với sự nghiệp học tập của sinh viên.
Các sinh viên Việt Nam, dù theo học chuyên ngành nào chăng nữa, cũng nên tận dụng nguồn thông tin dồi dào, tự do, và tin cậy trên mạng Internet để tìm hiểu về các sự kiện nóng hổi đang diễn ra quanh mình. (Các em cũng nên học cách phân biệt và nghi ngờ những nguồn tin không đáng tin cậy).
Ngoài ra, còn một điều khác đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và hết sức đúng đắn, đó là nếu không có các kỹ năng tiếng Anh vững vàng, các em sẽ bị tách biệt khỏi các xu hướng thương mại và liên lạc trên toàn cầu.
http://vef.vn/assets/images/svvnchuan.jpg
Tuy vậy, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề thực sự ở đây là những gì mà tôi mong muốn lời khuyên của mình sẽ đem lại cho các em. Ta hãy cùng nhìn ra thế giới một chút để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sâu xa này.
Hai sự kiện mới đây về mối quan hệ Mỹ - Trung cho thấy rằng các tranh cãi về giáo dục sẽ chỉ là vô nghĩa chừng nào chúng ta còn chưa thống nhất được với nhau về mục đích của giáo dục. Vì thế mới có chuyện sau khi được xem những điểm số ấn tượng trong các bài kiểm tra của các em học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Arne Duncan thốt lên rằng nền giáo dục Trung Quốc đang "đánh bại" nền giáo dục Hoa Kỳ; trong khi đó, gần như cùng lúc, một bài viết của Ung Châu, chuyên gia giáo dục nổi tiếng, đăng tải trên Tạp chí New York Times lại cho rằng các cử nhân Trung Quốc không có đủ năng lực làm việc, bởi vì họ chỉ được đào tạo để làm tốt các bài kiểm tra, và rằng đây là một trường hợp "điểm cao, năng lực kém".
Có thể cho rằng hai sự kiện trên mâu thuẫn nhau, song tôi thì nghĩ khác. Chúng đều phản ánh những quan điểm hợp lý về tương lai của giáo dục. Trong những năm tới, thế giới sẽ cần thêm nhiều sinh viên có kiến thức - Trung Quốc đã và đang đào tạo được khá nhiều cử nhân như vậy.
Đồng thời, thế giới cũng đòi hỏi con người phải phát triển tư duy phê phán mạnh mẽ hơn nữa, nên cũng cần giáo dục học sinh sinh viên theo chiều hướng này.
Hiện tại, các sinh viên hàng đầu của Mỹ (nhưng không phải phần lớn) có thể thỏa mãn yêu cầu thứ hai này, và các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ có lợi nếu theo gương họ.
Điều này dẫn tới vấn đề chính, phù hợp nhất đối với Việt Nam, mà tôi muốn nói tới. Lời khuyên thứ ba của tôi dành cho các em sinh viên là "không ngừng nỗ lực". Tôi xin lưu ý rằng rất hiếm khi chúng ta hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn ngay từ những nỗ lực ban đầu, và rằng thất bại thường đem lại cho chúng ta những cơ hội quý giá để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
Sở dĩ tôi nhắc lại lời khuyên vốn đã "xưa như Diễm" này là vì kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự thụ động. Thực tình, tôi còn muốn nói rằng tương lai của giáo dục tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nằm ở chỗ chúng ta phải thuyết phục được học sinh, sinh viên tin rằng thái độ thụ động là rào cản chính đối với thành công trong tương lai của các em.
Tránh né sự thụ động thôi chưa đủ. Cần phải nỗ lực hết sức để làm cho các em hiểu được rõ thái độ này có thể gây hại tới các cơ hội thành công trong tương lai của các em như thế nào.
Tới đây tôi xin đưa ra một định nghĩa trực tiếp về "sự thụ động". Thụ động không có nghĩa là "lười biếng", và sinh viên thụ động không phải là người có tư cách đạo đức kém.
Ngược lại, đó có thể là những người rất tử tế và có trách nhiệm. Thụ động là khi một sinh viên trông chờ người khác chỉ đường dắt lối cho mình đạt được các mục tiêu của bản thân; và vấn đề của thái độ này nằm ở chỗ nó khiến người sinh viên không thể đối mặt với chính mình, không thể học tập và làm việc độc lập, và cũng không thể phản ứng trước những thay đổi của hoàn cảnh.
Không nên phê bình thái độ thụ động ở sinh viên, bởi việc đó chẳng giúp ích gì cho các em cả. Thay vào đó, hãy làm sao để các em nhận thấy rằng sự thụ động đang cản trở chính các em trên con đường tìm kiếm những giải pháp riêng cho mình.
Để làm được điều này không phải dễ, dù tại quốc gia nào đi chăng nữa. Tôi xin dừng bút với một lời nhận xét ở đây. Những quan sát của tôi về các học sinh, sinh viên ở Việt Nam đã mang lại cho tôi cảm giác rằng các em đang bị giằng xé giữa hai cảm xúc đối ngược nhau một cách mạnh mẽ.
Một mặt, các em cảm thấy mình là người vô danh, là một phần mờ nhạt trong đám đông. Các em ngồi thành từng nhóm lớn, học tập và sinh hoạt theo nhóm với một cảm nhận chung chung, và thường là mơ hồ, rằng mình có thể đi theo con đường mà người lớn đã xác định giúp mình.
Mặt khác, các em lại đồng thời đòi hỏi được định hình cho mình một cái tôi. Thực ra, các em cảm thấy rất rõ ràng những áp lực đặt lên vai mình trong tư cách cá nhân cũng như những cơ hội tiềm ẩn đang chờ đợi phía trước.
Chính sự kết hợp giữa hai loại cảm xúc này đã dẫn tới những băn khoăn dạng như "Em nên làm thế nào" gửi cho tôi. Các em sẽ không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nếu chưa biết xác định được đâu là những khía cạnh của cuộc sống mà các em có khả năng thay đổi, và học cách chủ động tạo ra sự thay đổi đó.
Dĩ nhiên, chỉ đơn thuần nói rằng "sự thụ động" là một vấn đề sẽ chẳng mang lại giải pháp nào cả. Các vấn đề của thế giới bên ngoài cũng không vì thế mà bớt đi phần căng thẳng. Nhưng tôi cho rằng điều này có thể giúp chúng ta suy nghĩ được rõ ràng hơn về tương lai của giáo dục.
Chúng ta nên tự hỏi xem mình có chuẩn bị đầy đủ "hành trang" cho các em học sinh, sinh viên để họ sẵn sàng gánh vác lấy trách nhiệm hay không, và cũng nên hỏi xem các em có cảm thấy rằng những gì mình được trang bị là đã đủ hay chưa. Việc làm này sẽ giúp các em tự bước đi trên chính đôi chân của mình.
Đây không phải là một thách thức riêng cho nước Mỹ, Trung Quốc, hay Việt Nam. Đây là một thách thức đối với cả nhân loại.
GS David Pickus là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Bang Arizona, trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ.
Chuyến thăm gần đây tới Việt Nam đã khiến tôi suy nghĩ về tương lai của giáo dục. Tôi không bàn đến tương lai của nền giáo dục Việt Nam mà muốn đề cập đến giáo dục nói chung, trong một bối cảnh toàn cầu.
Vấn đề này đến với tôi từ sau khi tôi nhận được những lá thư xin ý kiến giúp đỡ từ các sinh viên người Việt. Trong thư, các em không nêu lên câu hỏi gì cụ thể, thậm chí cũng không yêu cầu một sự hỗ trợ rõ ràng nào cả. Nội dung thư thường được trình bày như sau: "Thưa Giáo sư, em biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Em muốn làm điều gì đó để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Nhưng em nên làm gì bây giờ?"
Trong những tình huống đó, tôi đều cố gắng đưa ra cho các em những lời khuyên mà tôi cho là hữu ích. Thường thì tôi gợi ý các em làm ba việc sau:
1. Cập nhật thông tin.
2. Học tiếng Anh (và các ngoại ngữ khác).
3. Không ngừng nỗ lực.
Không khó để nhận ra mục đích của lời khuyên trên. Đó là những việc mà các em có thể kiểm soát được, và chúng giúp loại bỏ tính thụ động - theo tôi, đức tính này là một trong những cản trở lớn nhất đối với sự nghiệp học tập của sinh viên.
Các sinh viên Việt Nam, dù theo học chuyên ngành nào chăng nữa, cũng nên tận dụng nguồn thông tin dồi dào, tự do, và tin cậy trên mạng Internet để tìm hiểu về các sự kiện nóng hổi đang diễn ra quanh mình. (Các em cũng nên học cách phân biệt và nghi ngờ những nguồn tin không đáng tin cậy).
Ngoài ra, còn một điều khác đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và hết sức đúng đắn, đó là nếu không có các kỹ năng tiếng Anh vững vàng, các em sẽ bị tách biệt khỏi các xu hướng thương mại và liên lạc trên toàn cầu.
http://vef.vn/assets/images/svvnchuan.jpg
Tuy vậy, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề thực sự ở đây là những gì mà tôi mong muốn lời khuyên của mình sẽ đem lại cho các em. Ta hãy cùng nhìn ra thế giới một chút để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sâu xa này.
Hai sự kiện mới đây về mối quan hệ Mỹ - Trung cho thấy rằng các tranh cãi về giáo dục sẽ chỉ là vô nghĩa chừng nào chúng ta còn chưa thống nhất được với nhau về mục đích của giáo dục. Vì thế mới có chuyện sau khi được xem những điểm số ấn tượng trong các bài kiểm tra của các em học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Arne Duncan thốt lên rằng nền giáo dục Trung Quốc đang "đánh bại" nền giáo dục Hoa Kỳ; trong khi đó, gần như cùng lúc, một bài viết của Ung Châu, chuyên gia giáo dục nổi tiếng, đăng tải trên Tạp chí New York Times lại cho rằng các cử nhân Trung Quốc không có đủ năng lực làm việc, bởi vì họ chỉ được đào tạo để làm tốt các bài kiểm tra, và rằng đây là một trường hợp "điểm cao, năng lực kém".
Có thể cho rằng hai sự kiện trên mâu thuẫn nhau, song tôi thì nghĩ khác. Chúng đều phản ánh những quan điểm hợp lý về tương lai của giáo dục. Trong những năm tới, thế giới sẽ cần thêm nhiều sinh viên có kiến thức - Trung Quốc đã và đang đào tạo được khá nhiều cử nhân như vậy.
Đồng thời, thế giới cũng đòi hỏi con người phải phát triển tư duy phê phán mạnh mẽ hơn nữa, nên cũng cần giáo dục học sinh sinh viên theo chiều hướng này.
Hiện tại, các sinh viên hàng đầu của Mỹ (nhưng không phải phần lớn) có thể thỏa mãn yêu cầu thứ hai này, và các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ có lợi nếu theo gương họ.
Điều này dẫn tới vấn đề chính, phù hợp nhất đối với Việt Nam, mà tôi muốn nói tới. Lời khuyên thứ ba của tôi dành cho các em sinh viên là "không ngừng nỗ lực". Tôi xin lưu ý rằng rất hiếm khi chúng ta hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn ngay từ những nỗ lực ban đầu, và rằng thất bại thường đem lại cho chúng ta những cơ hội quý giá để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
Sở dĩ tôi nhắc lại lời khuyên vốn đã "xưa như Diễm" này là vì kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự thụ động. Thực tình, tôi còn muốn nói rằng tương lai của giáo dục tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nằm ở chỗ chúng ta phải thuyết phục được học sinh, sinh viên tin rằng thái độ thụ động là rào cản chính đối với thành công trong tương lai của các em.
Tránh né sự thụ động thôi chưa đủ. Cần phải nỗ lực hết sức để làm cho các em hiểu được rõ thái độ này có thể gây hại tới các cơ hội thành công trong tương lai của các em như thế nào.
Tới đây tôi xin đưa ra một định nghĩa trực tiếp về "sự thụ động". Thụ động không có nghĩa là "lười biếng", và sinh viên thụ động không phải là người có tư cách đạo đức kém.
Ngược lại, đó có thể là những người rất tử tế và có trách nhiệm. Thụ động là khi một sinh viên trông chờ người khác chỉ đường dắt lối cho mình đạt được các mục tiêu của bản thân; và vấn đề của thái độ này nằm ở chỗ nó khiến người sinh viên không thể đối mặt với chính mình, không thể học tập và làm việc độc lập, và cũng không thể phản ứng trước những thay đổi của hoàn cảnh.
Không nên phê bình thái độ thụ động ở sinh viên, bởi việc đó chẳng giúp ích gì cho các em cả. Thay vào đó, hãy làm sao để các em nhận thấy rằng sự thụ động đang cản trở chính các em trên con đường tìm kiếm những giải pháp riêng cho mình.
Để làm được điều này không phải dễ, dù tại quốc gia nào đi chăng nữa. Tôi xin dừng bút với một lời nhận xét ở đây. Những quan sát của tôi về các học sinh, sinh viên ở Việt Nam đã mang lại cho tôi cảm giác rằng các em đang bị giằng xé giữa hai cảm xúc đối ngược nhau một cách mạnh mẽ.
Một mặt, các em cảm thấy mình là người vô danh, là một phần mờ nhạt trong đám đông. Các em ngồi thành từng nhóm lớn, học tập và sinh hoạt theo nhóm với một cảm nhận chung chung, và thường là mơ hồ, rằng mình có thể đi theo con đường mà người lớn đã xác định giúp mình.
Mặt khác, các em lại đồng thời đòi hỏi được định hình cho mình một cái tôi. Thực ra, các em cảm thấy rất rõ ràng những áp lực đặt lên vai mình trong tư cách cá nhân cũng như những cơ hội tiềm ẩn đang chờ đợi phía trước.
Chính sự kết hợp giữa hai loại cảm xúc này đã dẫn tới những băn khoăn dạng như "Em nên làm thế nào" gửi cho tôi. Các em sẽ không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nếu chưa biết xác định được đâu là những khía cạnh của cuộc sống mà các em có khả năng thay đổi, và học cách chủ động tạo ra sự thay đổi đó.
Dĩ nhiên, chỉ đơn thuần nói rằng "sự thụ động" là một vấn đề sẽ chẳng mang lại giải pháp nào cả. Các vấn đề của thế giới bên ngoài cũng không vì thế mà bớt đi phần căng thẳng. Nhưng tôi cho rằng điều này có thể giúp chúng ta suy nghĩ được rõ ràng hơn về tương lai của giáo dục.
Chúng ta nên tự hỏi xem mình có chuẩn bị đầy đủ "hành trang" cho các em học sinh, sinh viên để họ sẵn sàng gánh vác lấy trách nhiệm hay không, và cũng nên hỏi xem các em có cảm thấy rằng những gì mình được trang bị là đã đủ hay chưa. Việc làm này sẽ giúp các em tự bước đi trên chính đôi chân của mình.
Đây không phải là một thách thức riêng cho nước Mỹ, Trung Quốc, hay Việt Nam. Đây là một thách thức đối với cả nhân loại.