trada53t
11-20-2010, 11:25 PM
Ở Trung Hoa, nghi thức uống trà được hệ thống hóa từ thế kỷ thứ 8, khi Lục Vũ viết quyển Trà Kinh năm 760 ghi chép mọi chi tiết về trà. Lục Vũ đã ghi rõ về nghi thức uống trà hết sức công phu với 27 trà cụ và 20 người phục vụ. Vì rườm rà như thế cho nên kiểu uống trà này chỉ thực hiện ở giới thượng lưu. Có lẽ vì vậy Trà Đạo đã dần dần bị lỗi thời và đi vào quên lãng. Hơn nữa vào thời kỳ Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Trung Hoa (1279-1368) Trà Đạo Trung quốc đã biến mất hẵn. Sau đó một thời gian khá lâu, mặc dù người Trung Hoa đã cố gắng phục hồi ‘nghệ thuật uống trà’, nhưng hoàn toàn khác nghi thức của ngày xưa. Chỉ còn thấy Trà Đạo Nhật Bản và Đại Hàn với nghi thức dựa trên bốn điểm của Thiền học Hòa, Kính, Tinh và Tịch, còn được nghiêm túc lưu truyền mà thôi.
Theo truyền thuyết, người Trung hoa đã biết dùng trà gần 5,000 năm trước. Thuở ban đầu, vì chỉ được dùng như thuốc để chữa bệnh như trừ đàm, giải nhiệt nên gọi là lương thảo (cỏ tốt), linh thảo (cỏ nhiệm mầu), hay dùng như một loại rau gọi là khổ thái (rau đắng)... Dần dà khi nhận thấy uống trà đã làm con người tỉnh táo, giúp điều hòa tiêu hoá, bài tiết... thì trà đã trở thành món giải khát quí. Đến đời Tần (221-206BC), thay vì uống nước lá trà tươi, người ta đã nghĩ ra cách biến chế trà để bảo quản lâu dài và thêm hương vị. Đến cuối đời Hán (206BC-220AD) đã bắt đầu có Trà Phiến (trà phơi khô trộn với nước cơm đặc quánh rồi ép thành bánh, phải dùng cối giả vụn trước khi nấu uống). Về sau càng ngày càng xuất hiện nhiều loại trà có tên khác nhau. Ví dụ trà siêu cấp mà ‘phó thường dân’ như chúng ta chưa bao giờ được thưởng thức như Trảm mã trà, Trinh nữ trà hoặc Hầu trà. Trà thông dụng như trà Thiết Quan Âm, trà hương phiến (hoa hồng), trà sen, trà lài, trà Long Tỉnh (trà nầy hiện vẫn đang cung cấp cho Hoàng gia Anh), trà Ô Long, Lục trà... (Nếu quí độc giả có nhu cầu tìm hiểu về các loại trà xin nhắn về Chuyển Luân, chúng tôi sẽ viết thêm ở bài sau, chúng tôi cũng có dự định tổ chức một buổi ‘mạn trà’, kính mời quí vị nào có nhã hứng đến tham dự, chúng ta sẽ có dịp ‘đàm đạo’!).
Trong quyển Trà Kinh, Lục Vũ đã hệ thống hóa về Trà Trung quốc, gồm 10 mục như sau:
1. Nhất chi nguyên: Xác định nguồn gốc, hình dạng, công dụng, đặc tính cũng như quan hệ giữa phẩm chất trà và điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng trà.
2. Nhị chi cụ: Dụng cụ thu hoạch và chế biến trà.
3. Tam chi tạo: Thời điểm, phương pháp chế biến các loại trà.
4. Tứ chi khí: Dụng cụ nấu và uống trà.
5. Ngũ chi chữ: Kỹ thuật và nhiên liệu nấu trà như: than củi, phẩm chất và độ sôi của nước.
6. Lục chi ẩm: Nguồn gốc tục uống trà và những điều cần biết khi uống trà.
7. Thất chi sự: Những giai thoại, truyền thuyết về trà.
8. Bát chi xuất: Phân tích, so sánh phẩm chất trà của các vùng.
9. Cửu chi lược: Đơn giản hóa công trình chế biến cũng như dụng cụ pha nấu trà
10. Thập chi đồ: Chép Trà Kinh ra những tấm vải lụa như những bức tranh treo lên tường để tham khảo khi cần.
Theo Lục Vũ, trà ở rừng núi Giang Nam có hương thơm đặc biệt. Trà ngon phải là những đọt trà non hái từ những cây trà ‘vị thành niên’ nghĩa là chưa hoàn toàn trưởng thành. Muốn có tách trà tuyệt hảo thì phải nấu trà bằng nước suối lấy từ trên nguồn cao. Điều nầy thì người Nhật cũng xác nhận và luôn áp dụng.
Nước dùng để pha trà là yếu tố quan trọng để có trà ngon hay không. Theo Lục Vũ thì tốt nhất là dùng nước suối và là nước của những giòng chảy thật chậm len lỏi qua các khe đá. Không nên dùng nước chảy ào ạt. Nếu phải dùng nước sông thì phải múc nước giữa giòng, xa chỗ có người ở. Nước giếng thì phải là nước của những giếng thường được sử dụng. Tóm lại dùng nước càng tinh khiết thì càng ngon trà.
Độ nóng của nước cũng giữ vai trò quan trọng trong qui luật pha trà. Lục Vũ phân tích 4 giai đoạn nước đi đến sự sôi như sau:
1. Giải nhãn: (mắt cua), bong bóng nước li ti như mắt cua hiện dưới đáy nồi.
2. Ngư mục: (Mắt cá), bong bóng nước to hơn cỡ bằng mắt cá, bắt đầu có tiếng lao xao.
3. Liên chu: (chuỗi ngọc trai), bong bóng nước nổi quanh vách nồi như chuỗi ngọc trai.
4. Tùng phong linh: (Thông reo trong gió), nước reo sôi như tiếng thông reo.
Thuở ban đầu người ta nấu trà nên dĩ nhiên là nước phải sôi. Đến cuối thế kỷ thứ XIX thì chỉ đổ nước sôi vào trà, giai đoạn sang từ ấm nấu nước qua bình hay chén đựng lá trà thì nhiệt độ nước đã giảm. Người Nhật cho rằng trà hảo hạng (làm bằng những đọt trà non còn cuộn ống nhỏ như cây kim gút của cây trà trồng trong bóng mát ở vùng lạnh) cần phải pha bằng nước nóng khoảng 60-650C mà thôi.
Về các loại nước thì Lục Vũ cũng đã công phu thử pha trà bằng 20 thứ nước khác nhau rồi phân hạng thứ nhất là nước Lư sơn, Khang vương cốc, thứ nhì là nước suối đá ở Huệ sơn tự cũng trên Lư sơn, huyện Vô tích... Sau cùng hết là nước tuyết tan.
Cách pha trà cũng đã thay đổi qua nhiều giai đoạn:
1. Nấu trà: Thời nhà Đường (618 - 907), người ta nấu trà vì thế vị trà đắng, chát cho nên đôi khi người ta thêm ‘gia vị’ như gừng, bạc hà, muối để làm dịu bớt đi vị đắng, chát.
2. Điểm trà: Thời nhà Tống (960 - 1279), đã có trà phiến nên người ta bỏ trà đã tán thành bột vào chén, chế nước sôi vào khuấy mạnh và đều rồi uống.
3. Châm trà: Gần cuối triều nhà Minh (1368 - 1644), nhờ kỹ thuật chế biến trà ngày càng tinh xảo, người ta không còn nén trà thành phiến để khi pha phải nghiền thành bột nên cách pha trà từ từ giản dị, tiện lợi hơn. Người ta bỏ trà vào bình châm nước sôi, đợi nước thấm, hương vị cũng như màu sắc sẽ ra trà viên mãn . Cách pha trà nầy thông dụng cho đến ngày nay.
Trà được pha vào ấm hoặc bình chỉ mới bắt đầu thấy vào thế kỷ thứ XIV. Trước đó trà được pha trước hết vào chén tống rồi sau đó châm vào các chén quân. Một bộ đồ trà xưa gồm: dầm (dĩa đựng chén tống), tống (chén lớn để pha trà), quân (chén nhỏ để uống trà).
Trà ngon quí thì phải pha trong những ấm, bình chế tạo bằng nguyên liệu trứ danh. Ví dụ như chén trà sản xuất tại Việt châu được Đỗ Phủ tán tụng: ‘Da trắng như tuyết, tiếng trong như ngọc’ Nghệ thuật chạm khắc trang nhã, tinh vi, với những biểu hiện ảnh hưởng Phật giáo, Lão Trang, Khổng Mạnh như sen, tùng, cúc, trúc. . .đôi khi là vài câu thơ trong một bài thơ của thi nhân nổi tiếng, để người uống trà khi nâng ly vừa thưởng thức trà ngon vừa ngắm nhìn phong cảnh hay ngâm trọn bài thơ được viết dở dang một hai câu trong chén.
Bình trà thì có bình Tử Nê làm bằng đất sét Tử sa do một Hòa Thượng ở Kim Sa Tự tìm ra, chất đất sét rất mịn, hàm lượng sắt cao, chịu đựng độ nung đến 1,2000C. Bình Tử Nê cách nhiệt, giữ độ nóng lâu, rất nổi tiếng. Người xưa quan trọng hóa bình trà và chung uống trà đến nỗi đã ví bình trà là ‘động phủ của Tiên, tinh xá của Phật’. Đỗ Phủ cũng ví trà ngon rót từ bình quí là ‘Nghiêng vàng rót ngọc’. Vào thời nầy có những bình trà bằng đất nung giá lên đến mười mấy lượng vàng.
Trà làm cho sảng khoái tinh thần, không buồn ngủ, giúp tiêu hóa, khử độc, tiết chế tình dục nên đầu tiên được Tăng lữ Phật giáo dùng nhiều. Vì tôn kính Tam Bảo nên Phật tử cũng tạo thói quen uống trà. Từ thời Nam-Bắc triều (420-589), rồi đời Tùy (589-617), đời Đường (618-907) thì việc canh tác và chế biến trà chung quanh các chùa để cung ứng nhu cầu hằng ngày trong chùa và cũng để đãi khách viếng chùa. Rồi đến một ngày lan tràn đến dân chúng, thịnh hành tới mức già trẻ bé lớn, ai ai cũng uống trà. Trà trở thành một trong bảy thứ thiết yếu trong nhà: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm và trà. Trà cũng còn là một sính lễ không thể thiếu trong dịp cưới hỏi. Có thuyết nói rằng sở dĩ trà được dùng làm sính lễ cưới hỏi là vì người xưa hiểu là cây trà chỉ có thể sống ở một nơi cố định. Đã mọc nơi nào thì chỉ sống nơi đó mà thôi, nếu dời đi nơi khác trà sẽ không sống nữa, đó là tượng trưng cho sự chắc chắn, thủy chung. Có ý nghĩa là người con gái một khi đã nhận trà rồi thì không thể đổi thay.
Hơi lác đác vòng vo về trà, bây giờ xin trở lại với đề tài trà đạo.
Trà đạo Trung Hoa
Trà đạo Trung Hoa đặt trọng tâm vào nghệ thuật thưởng thức tạo hóa thiên nhiên. Ví dụ như trà thất là một căn nhà gỗ, mái tranh, giống như những am tự của các nhà tu ẩn dật. Mùi nhang thơm thoang thoảng tượng trưng cho mùi hương của vạn vật, thiên nhiên. Một bức tranh phong cảnh. Một tranh cuộn với bài thơ vịnh cảnh hữu tình. Những điệu nhạc mang âm hưởng tiếng gió vi vu hay tiếng hót của chim muông. Một bình hoa được cắm tỉa biểu hiện nét thiên nhiên của động, thực vật. Trà cụ cũng mang tính chất thiên nhiên, như bình và chung uống trà bằng đất nung màu trầm, tối. Trong trà đạo Trung hoa người ta không dùng trà bột mà dùng trà nguyên lá. Tóm lại điểm chính yếu là tất cả mọi chi tiết của buổi trà đạo đều để gợi lên vũ trụ và thiên nhiên. Tuyệt nhiên không thể chấp nhận có một chi tiết nào gợi cho người dự buổi trà đạo liên tưởng đến đời sống hiện đại, ví dụ như không thể dùng hộp đựng trà bằng plastic chẳng hạn.
Quy luật trà đạo Trung Hoa:
Những qui luật phải giữ nghiêm túc trong trà đạo Trung Hoa là:
1. Khách chỉ được thảo luận những đề tài liên quan đến nghệ thuật, thi tứ, triết lý và thảo luận trong ôn hòa chớ không được tranh cải.
2. Không ai được chiếm ưu thế trong cuộc đàm thoại.
3. Người chủ phải lưu ý không để chung trà của một người khách nào cạn trà quá lâu.
4. Ly trà thứ nhất phải nâng bằng hai tay, từ ly thứ hai thì dùng một tay khi đưa chung trà lên miệng uống.
5. Khi dùng một tay nâng ly trà phải là tay mặt. Bởi vì thuở xa xưa tay mặt dùng để xử dụng vũ khí. Nâng chung trà bằng tay mặt để chứng tỏ rằng không có ý định làm tổn hại người khác. Trong khi uống trà tay trái phải để yên trên đùi, tuyệt đối không được dùng vì tay nầy dùng để rửa ráy cho chính mình mà thôi.
Theo truyền thuyết, người Trung hoa đã biết dùng trà gần 5,000 năm trước. Thuở ban đầu, vì chỉ được dùng như thuốc để chữa bệnh như trừ đàm, giải nhiệt nên gọi là lương thảo (cỏ tốt), linh thảo (cỏ nhiệm mầu), hay dùng như một loại rau gọi là khổ thái (rau đắng)... Dần dà khi nhận thấy uống trà đã làm con người tỉnh táo, giúp điều hòa tiêu hoá, bài tiết... thì trà đã trở thành món giải khát quí. Đến đời Tần (221-206BC), thay vì uống nước lá trà tươi, người ta đã nghĩ ra cách biến chế trà để bảo quản lâu dài và thêm hương vị. Đến cuối đời Hán (206BC-220AD) đã bắt đầu có Trà Phiến (trà phơi khô trộn với nước cơm đặc quánh rồi ép thành bánh, phải dùng cối giả vụn trước khi nấu uống). Về sau càng ngày càng xuất hiện nhiều loại trà có tên khác nhau. Ví dụ trà siêu cấp mà ‘phó thường dân’ như chúng ta chưa bao giờ được thưởng thức như Trảm mã trà, Trinh nữ trà hoặc Hầu trà. Trà thông dụng như trà Thiết Quan Âm, trà hương phiến (hoa hồng), trà sen, trà lài, trà Long Tỉnh (trà nầy hiện vẫn đang cung cấp cho Hoàng gia Anh), trà Ô Long, Lục trà... (Nếu quí độc giả có nhu cầu tìm hiểu về các loại trà xin nhắn về Chuyển Luân, chúng tôi sẽ viết thêm ở bài sau, chúng tôi cũng có dự định tổ chức một buổi ‘mạn trà’, kính mời quí vị nào có nhã hứng đến tham dự, chúng ta sẽ có dịp ‘đàm đạo’!).
Trong quyển Trà Kinh, Lục Vũ đã hệ thống hóa về Trà Trung quốc, gồm 10 mục như sau:
1. Nhất chi nguyên: Xác định nguồn gốc, hình dạng, công dụng, đặc tính cũng như quan hệ giữa phẩm chất trà và điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng trà.
2. Nhị chi cụ: Dụng cụ thu hoạch và chế biến trà.
3. Tam chi tạo: Thời điểm, phương pháp chế biến các loại trà.
4. Tứ chi khí: Dụng cụ nấu và uống trà.
5. Ngũ chi chữ: Kỹ thuật và nhiên liệu nấu trà như: than củi, phẩm chất và độ sôi của nước.
6. Lục chi ẩm: Nguồn gốc tục uống trà và những điều cần biết khi uống trà.
7. Thất chi sự: Những giai thoại, truyền thuyết về trà.
8. Bát chi xuất: Phân tích, so sánh phẩm chất trà của các vùng.
9. Cửu chi lược: Đơn giản hóa công trình chế biến cũng như dụng cụ pha nấu trà
10. Thập chi đồ: Chép Trà Kinh ra những tấm vải lụa như những bức tranh treo lên tường để tham khảo khi cần.
Theo Lục Vũ, trà ở rừng núi Giang Nam có hương thơm đặc biệt. Trà ngon phải là những đọt trà non hái từ những cây trà ‘vị thành niên’ nghĩa là chưa hoàn toàn trưởng thành. Muốn có tách trà tuyệt hảo thì phải nấu trà bằng nước suối lấy từ trên nguồn cao. Điều nầy thì người Nhật cũng xác nhận và luôn áp dụng.
Nước dùng để pha trà là yếu tố quan trọng để có trà ngon hay không. Theo Lục Vũ thì tốt nhất là dùng nước suối và là nước của những giòng chảy thật chậm len lỏi qua các khe đá. Không nên dùng nước chảy ào ạt. Nếu phải dùng nước sông thì phải múc nước giữa giòng, xa chỗ có người ở. Nước giếng thì phải là nước của những giếng thường được sử dụng. Tóm lại dùng nước càng tinh khiết thì càng ngon trà.
Độ nóng của nước cũng giữ vai trò quan trọng trong qui luật pha trà. Lục Vũ phân tích 4 giai đoạn nước đi đến sự sôi như sau:
1. Giải nhãn: (mắt cua), bong bóng nước li ti như mắt cua hiện dưới đáy nồi.
2. Ngư mục: (Mắt cá), bong bóng nước to hơn cỡ bằng mắt cá, bắt đầu có tiếng lao xao.
3. Liên chu: (chuỗi ngọc trai), bong bóng nước nổi quanh vách nồi như chuỗi ngọc trai.
4. Tùng phong linh: (Thông reo trong gió), nước reo sôi như tiếng thông reo.
Thuở ban đầu người ta nấu trà nên dĩ nhiên là nước phải sôi. Đến cuối thế kỷ thứ XIX thì chỉ đổ nước sôi vào trà, giai đoạn sang từ ấm nấu nước qua bình hay chén đựng lá trà thì nhiệt độ nước đã giảm. Người Nhật cho rằng trà hảo hạng (làm bằng những đọt trà non còn cuộn ống nhỏ như cây kim gút của cây trà trồng trong bóng mát ở vùng lạnh) cần phải pha bằng nước nóng khoảng 60-650C mà thôi.
Về các loại nước thì Lục Vũ cũng đã công phu thử pha trà bằng 20 thứ nước khác nhau rồi phân hạng thứ nhất là nước Lư sơn, Khang vương cốc, thứ nhì là nước suối đá ở Huệ sơn tự cũng trên Lư sơn, huyện Vô tích... Sau cùng hết là nước tuyết tan.
Cách pha trà cũng đã thay đổi qua nhiều giai đoạn:
1. Nấu trà: Thời nhà Đường (618 - 907), người ta nấu trà vì thế vị trà đắng, chát cho nên đôi khi người ta thêm ‘gia vị’ như gừng, bạc hà, muối để làm dịu bớt đi vị đắng, chát.
2. Điểm trà: Thời nhà Tống (960 - 1279), đã có trà phiến nên người ta bỏ trà đã tán thành bột vào chén, chế nước sôi vào khuấy mạnh và đều rồi uống.
3. Châm trà: Gần cuối triều nhà Minh (1368 - 1644), nhờ kỹ thuật chế biến trà ngày càng tinh xảo, người ta không còn nén trà thành phiến để khi pha phải nghiền thành bột nên cách pha trà từ từ giản dị, tiện lợi hơn. Người ta bỏ trà vào bình châm nước sôi, đợi nước thấm, hương vị cũng như màu sắc sẽ ra trà viên mãn . Cách pha trà nầy thông dụng cho đến ngày nay.
Trà được pha vào ấm hoặc bình chỉ mới bắt đầu thấy vào thế kỷ thứ XIV. Trước đó trà được pha trước hết vào chén tống rồi sau đó châm vào các chén quân. Một bộ đồ trà xưa gồm: dầm (dĩa đựng chén tống), tống (chén lớn để pha trà), quân (chén nhỏ để uống trà).
Trà ngon quí thì phải pha trong những ấm, bình chế tạo bằng nguyên liệu trứ danh. Ví dụ như chén trà sản xuất tại Việt châu được Đỗ Phủ tán tụng: ‘Da trắng như tuyết, tiếng trong như ngọc’ Nghệ thuật chạm khắc trang nhã, tinh vi, với những biểu hiện ảnh hưởng Phật giáo, Lão Trang, Khổng Mạnh như sen, tùng, cúc, trúc. . .đôi khi là vài câu thơ trong một bài thơ của thi nhân nổi tiếng, để người uống trà khi nâng ly vừa thưởng thức trà ngon vừa ngắm nhìn phong cảnh hay ngâm trọn bài thơ được viết dở dang một hai câu trong chén.
Bình trà thì có bình Tử Nê làm bằng đất sét Tử sa do một Hòa Thượng ở Kim Sa Tự tìm ra, chất đất sét rất mịn, hàm lượng sắt cao, chịu đựng độ nung đến 1,2000C. Bình Tử Nê cách nhiệt, giữ độ nóng lâu, rất nổi tiếng. Người xưa quan trọng hóa bình trà và chung uống trà đến nỗi đã ví bình trà là ‘động phủ của Tiên, tinh xá của Phật’. Đỗ Phủ cũng ví trà ngon rót từ bình quí là ‘Nghiêng vàng rót ngọc’. Vào thời nầy có những bình trà bằng đất nung giá lên đến mười mấy lượng vàng.
Trà làm cho sảng khoái tinh thần, không buồn ngủ, giúp tiêu hóa, khử độc, tiết chế tình dục nên đầu tiên được Tăng lữ Phật giáo dùng nhiều. Vì tôn kính Tam Bảo nên Phật tử cũng tạo thói quen uống trà. Từ thời Nam-Bắc triều (420-589), rồi đời Tùy (589-617), đời Đường (618-907) thì việc canh tác và chế biến trà chung quanh các chùa để cung ứng nhu cầu hằng ngày trong chùa và cũng để đãi khách viếng chùa. Rồi đến một ngày lan tràn đến dân chúng, thịnh hành tới mức già trẻ bé lớn, ai ai cũng uống trà. Trà trở thành một trong bảy thứ thiết yếu trong nhà: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm và trà. Trà cũng còn là một sính lễ không thể thiếu trong dịp cưới hỏi. Có thuyết nói rằng sở dĩ trà được dùng làm sính lễ cưới hỏi là vì người xưa hiểu là cây trà chỉ có thể sống ở một nơi cố định. Đã mọc nơi nào thì chỉ sống nơi đó mà thôi, nếu dời đi nơi khác trà sẽ không sống nữa, đó là tượng trưng cho sự chắc chắn, thủy chung. Có ý nghĩa là người con gái một khi đã nhận trà rồi thì không thể đổi thay.
Hơi lác đác vòng vo về trà, bây giờ xin trở lại với đề tài trà đạo.
Trà đạo Trung Hoa
Trà đạo Trung Hoa đặt trọng tâm vào nghệ thuật thưởng thức tạo hóa thiên nhiên. Ví dụ như trà thất là một căn nhà gỗ, mái tranh, giống như những am tự của các nhà tu ẩn dật. Mùi nhang thơm thoang thoảng tượng trưng cho mùi hương của vạn vật, thiên nhiên. Một bức tranh phong cảnh. Một tranh cuộn với bài thơ vịnh cảnh hữu tình. Những điệu nhạc mang âm hưởng tiếng gió vi vu hay tiếng hót của chim muông. Một bình hoa được cắm tỉa biểu hiện nét thiên nhiên của động, thực vật. Trà cụ cũng mang tính chất thiên nhiên, như bình và chung uống trà bằng đất nung màu trầm, tối. Trong trà đạo Trung hoa người ta không dùng trà bột mà dùng trà nguyên lá. Tóm lại điểm chính yếu là tất cả mọi chi tiết của buổi trà đạo đều để gợi lên vũ trụ và thiên nhiên. Tuyệt nhiên không thể chấp nhận có một chi tiết nào gợi cho người dự buổi trà đạo liên tưởng đến đời sống hiện đại, ví dụ như không thể dùng hộp đựng trà bằng plastic chẳng hạn.
Quy luật trà đạo Trung Hoa:
Những qui luật phải giữ nghiêm túc trong trà đạo Trung Hoa là:
1. Khách chỉ được thảo luận những đề tài liên quan đến nghệ thuật, thi tứ, triết lý và thảo luận trong ôn hòa chớ không được tranh cải.
2. Không ai được chiếm ưu thế trong cuộc đàm thoại.
3. Người chủ phải lưu ý không để chung trà của một người khách nào cạn trà quá lâu.
4. Ly trà thứ nhất phải nâng bằng hai tay, từ ly thứ hai thì dùng một tay khi đưa chung trà lên miệng uống.
5. Khi dùng một tay nâng ly trà phải là tay mặt. Bởi vì thuở xa xưa tay mặt dùng để xử dụng vũ khí. Nâng chung trà bằng tay mặt để chứng tỏ rằng không có ý định làm tổn hại người khác. Trong khi uống trà tay trái phải để yên trên đùi, tuyệt đối không được dùng vì tay nầy dùng để rửa ráy cho chính mình mà thôi.