duyniceboy
11-14-2010, 08:13 PM
:) Tình cờ hôm nay đọc báo tuổi trẻ thấy có bài hội thảo về tình yêu ở trường đh BK HCM khá thú vị nên post cho mọi người xem chơi
Yêu kiểu... trai bách khoa
TT - Cách đây vài tuần, tôi có cuộc trò chuyện với sinh viên năm 3 Trường đại học Bách khoa TP.HCM về “Tình yêu sinh viên”. Hội trường đông nghịt, phải huy động thêm ghế phụ. Tôi chọn cách đặt câu hỏi để các bạn tự do phát biểu thoải mái.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462586
Câu chuyện dĩ nhiên xoay quanh đề tài yêu, quan niệm về sống thử, “cho” và hậu quả...
Yêu học tốt hơn hay dở hơn?
Câu này chỉ khoảng 1/3 bạn giơ tay ủng hộ “yêu học tốt”. Một chàng phân tích: “Khi yêu có “động cơ đốt trong, đốt ngoài” cộng thêm một chút sĩ nên học tốt hơn”. Bạn khác phụ họa: “Yêu giống như được uống thuốc bổ cực mạnh nên tỉnh táo hơn”.
Phe kia cho rằng “yêu tâm trí cứ để ở chỗ nàng”, lo sắp xếp cuộc hẹn, chở nàng đi chơi, gặp lúc không tiền phải vay mượn, vừa dẫn nàng vào quán ăn vừa hồi hộp. Đã vậy còn nhõng nhẽo, giận hờn, cứ bắt khẳng định “yêu suốt đời”, vui buồn chập chờn vô cùng mệt mỏi. “Yêu làm sao học tốt lên được”, phe này chiếm đa số.
“Vậy tại sao tụi mình cứ yêu?” - câu hỏi đặt ra. Một bạn nhanh nhảu: “Thấy con gái ai chả khoái”. Cả hội trường cười ồ tán thưởng.
“Vậy yêu có nên “cho hết” hay không? Đa số các bạn đồng ý rằng “yêu thì phải hết mình chứ làm gì có chuyện “chay tịnh”. Vả lại bạn gái cũng đồng ý thì tại sao mình không “tới” luôn!
Sống thử thì ít có hôn nhân thật
Gay cấn nhất là khi tôi đưa ra câu hỏi: “Có nên sống thử trước hôn nhân?”. Một bạn nam ở chính giữa hội trường giơ tay phát biểu: “Sống thử có lợi là hiểu biết hết về nhau, nếu thấy hợp thì tiến tới, không thì chia tay, đâu có gì. Các bạn gái cũng đồng ý mới “thử” được chứ bộ...”.
- Vậy nếu bạn gái có bầu, các bạn có làm đám cưới không? - Cả hội trường rộ lên “tất nhiên là không rồi”.
Đừng lạm dụng “tự biên tự diễn”
Một bạn nãy giờ có vẻ băn khoăn giơ tay: “Cho em hỏi con trai ngoài... thủ dâm thì làm gì để giải tỏa ham muốn?”. Một câu hỏi rất thực tế và cần thiết. Ham muốn sẽ xuất hiện khi bạn gặp bạn gái trong hoàn cảnh riêng tư, khi bạn rảnh rỗi, khi bạn gặp cô gái có thân hình khêu gợi hoặc khi bạn xem phim ướt át, kích dục. Nếu chúng ta có niềm đam mê khoa học, âm nhạc hay một môn thể thao thì làm gì còn thời gian cho ham muốn trỗi dậy.
Một bạn ở cuối hội trường có vẻ như từng trải qua tình huống gay cấn này kêu lên: “Thì chi ra 3 triệu rưỡi là xong”. Bạn khác ở bên phải tôi lại nói: “Đến bệnh viện công chỉ có 800.000 đồng”. Các chàng trai của Trường Bách khoa tỏ ra có “kinh nghiệm trận mạc” trong lĩnh vực tình trường ra trò.
Tôi lại hỏi: “Vì sao mình yêu, mình ăn ở với người ta rồi lại không cưới đi cho rồi?”. Hầu như tất cả đều trả lời “tại chưa tốt nghiệp, chưa có tiền”. Thế là các bạn trở lại với thực tế “vật chất có trước, tinh thần có sau”. Chỉ có một bạn đưa ra ý kiến rằng “nếu vậy thì tìm hiểu biện pháp ngừa thai để tránh có bầu”. Quả là hiếm hoi. Tất nhiên có những bạn không áp dụng đúng nên bạn gái vẫn “dính”. Yêu chung chung thì không sao chứ “yêu sâu” mà thiếu hiểu biết thì hậu quả khôn lường.
Sau khi phân tích những hậu quả mà bạn gái phải gánh chịu khi sống thử, tôi đưa ra câu hỏi: “Có bạn nào đồng ý yêu và cưới một bạn gái mà biết chắc chắn bạn ấy từng sống thử?”, cả hội trường ồ lên “tất nhiên là không rồi”.
Tôi hỏi: “Các bạn có tính đến bạn gái sẽ suy sụp, sẽ mất niềm tin, sẽ oán hận nếu chúng ta bỏ rơi họ?”. Cả hội trường im phăng phắc. Lát sau một bạn đưa ra sáng kiến “sống chung nhưng không làm gì”! Đúng là “chưa từng” hoặc như các bạn chế giễu là “giới tính thứ 5 mất tiêu rồi”.
Một mắt nhắm, một mắt mở
Ba giờ trao đổi với sinh viên khoa xây dựng Trường đại học Bách khoa xem ra món ăn tinh thần này chưa đã. Tuy nhiên các bạn đã ý thức được rằng không thể đồng nghĩa yêu = tình dục, càng không nên liều lĩnh để bạn gái có bầu. Hai chữ “trách nhiệm” được các bạn nhấn mạnh, tuy nhiên họ cũng đề nghị các bạn gái đừng dùng tình dục để ràng buộc hay mồi nhử khiến “thằng con trai” trong họ không làm chủ được.
Thiết nghĩ nếu các bạn gái được nghe các chàng trai nói, hẳn các bạn sẽ hiểu mình cũng có lỗi trong vụ “cho” để minh chứng tình yêu, trong khi hôn nhân thì cả hai đều chưa tính đến. Ít nhất cũng nên “một mắt nhắm, một mắt mở” để đánh giá liệu tình yêu đủ chín hay hãy còn non để rồi thối cuống rụng xuống gốc. Lúc ấy than vãn, nuối tiếc hay “ôm bầu tâm sự” thì chàng đã cao chạy xa bay mất rồi.
TS.BS LÊ THÚY TƯƠI
Yêu kiểu... trai bách khoa
TT - Cách đây vài tuần, tôi có cuộc trò chuyện với sinh viên năm 3 Trường đại học Bách khoa TP.HCM về “Tình yêu sinh viên”. Hội trường đông nghịt, phải huy động thêm ghế phụ. Tôi chọn cách đặt câu hỏi để các bạn tự do phát biểu thoải mái.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462586
Câu chuyện dĩ nhiên xoay quanh đề tài yêu, quan niệm về sống thử, “cho” và hậu quả...
Yêu học tốt hơn hay dở hơn?
Câu này chỉ khoảng 1/3 bạn giơ tay ủng hộ “yêu học tốt”. Một chàng phân tích: “Khi yêu có “động cơ đốt trong, đốt ngoài” cộng thêm một chút sĩ nên học tốt hơn”. Bạn khác phụ họa: “Yêu giống như được uống thuốc bổ cực mạnh nên tỉnh táo hơn”.
Phe kia cho rằng “yêu tâm trí cứ để ở chỗ nàng”, lo sắp xếp cuộc hẹn, chở nàng đi chơi, gặp lúc không tiền phải vay mượn, vừa dẫn nàng vào quán ăn vừa hồi hộp. Đã vậy còn nhõng nhẽo, giận hờn, cứ bắt khẳng định “yêu suốt đời”, vui buồn chập chờn vô cùng mệt mỏi. “Yêu làm sao học tốt lên được”, phe này chiếm đa số.
“Vậy tại sao tụi mình cứ yêu?” - câu hỏi đặt ra. Một bạn nhanh nhảu: “Thấy con gái ai chả khoái”. Cả hội trường cười ồ tán thưởng.
“Vậy yêu có nên “cho hết” hay không? Đa số các bạn đồng ý rằng “yêu thì phải hết mình chứ làm gì có chuyện “chay tịnh”. Vả lại bạn gái cũng đồng ý thì tại sao mình không “tới” luôn!
Sống thử thì ít có hôn nhân thật
Gay cấn nhất là khi tôi đưa ra câu hỏi: “Có nên sống thử trước hôn nhân?”. Một bạn nam ở chính giữa hội trường giơ tay phát biểu: “Sống thử có lợi là hiểu biết hết về nhau, nếu thấy hợp thì tiến tới, không thì chia tay, đâu có gì. Các bạn gái cũng đồng ý mới “thử” được chứ bộ...”.
- Vậy nếu bạn gái có bầu, các bạn có làm đám cưới không? - Cả hội trường rộ lên “tất nhiên là không rồi”.
Đừng lạm dụng “tự biên tự diễn”
Một bạn nãy giờ có vẻ băn khoăn giơ tay: “Cho em hỏi con trai ngoài... thủ dâm thì làm gì để giải tỏa ham muốn?”. Một câu hỏi rất thực tế và cần thiết. Ham muốn sẽ xuất hiện khi bạn gặp bạn gái trong hoàn cảnh riêng tư, khi bạn rảnh rỗi, khi bạn gặp cô gái có thân hình khêu gợi hoặc khi bạn xem phim ướt át, kích dục. Nếu chúng ta có niềm đam mê khoa học, âm nhạc hay một môn thể thao thì làm gì còn thời gian cho ham muốn trỗi dậy.
Một bạn ở cuối hội trường có vẻ như từng trải qua tình huống gay cấn này kêu lên: “Thì chi ra 3 triệu rưỡi là xong”. Bạn khác ở bên phải tôi lại nói: “Đến bệnh viện công chỉ có 800.000 đồng”. Các chàng trai của Trường Bách khoa tỏ ra có “kinh nghiệm trận mạc” trong lĩnh vực tình trường ra trò.
Tôi lại hỏi: “Vì sao mình yêu, mình ăn ở với người ta rồi lại không cưới đi cho rồi?”. Hầu như tất cả đều trả lời “tại chưa tốt nghiệp, chưa có tiền”. Thế là các bạn trở lại với thực tế “vật chất có trước, tinh thần có sau”. Chỉ có một bạn đưa ra ý kiến rằng “nếu vậy thì tìm hiểu biện pháp ngừa thai để tránh có bầu”. Quả là hiếm hoi. Tất nhiên có những bạn không áp dụng đúng nên bạn gái vẫn “dính”. Yêu chung chung thì không sao chứ “yêu sâu” mà thiếu hiểu biết thì hậu quả khôn lường.
Sau khi phân tích những hậu quả mà bạn gái phải gánh chịu khi sống thử, tôi đưa ra câu hỏi: “Có bạn nào đồng ý yêu và cưới một bạn gái mà biết chắc chắn bạn ấy từng sống thử?”, cả hội trường ồ lên “tất nhiên là không rồi”.
Tôi hỏi: “Các bạn có tính đến bạn gái sẽ suy sụp, sẽ mất niềm tin, sẽ oán hận nếu chúng ta bỏ rơi họ?”. Cả hội trường im phăng phắc. Lát sau một bạn đưa ra sáng kiến “sống chung nhưng không làm gì”! Đúng là “chưa từng” hoặc như các bạn chế giễu là “giới tính thứ 5 mất tiêu rồi”.
Một mắt nhắm, một mắt mở
Ba giờ trao đổi với sinh viên khoa xây dựng Trường đại học Bách khoa xem ra món ăn tinh thần này chưa đã. Tuy nhiên các bạn đã ý thức được rằng không thể đồng nghĩa yêu = tình dục, càng không nên liều lĩnh để bạn gái có bầu. Hai chữ “trách nhiệm” được các bạn nhấn mạnh, tuy nhiên họ cũng đề nghị các bạn gái đừng dùng tình dục để ràng buộc hay mồi nhử khiến “thằng con trai” trong họ không làm chủ được.
Thiết nghĩ nếu các bạn gái được nghe các chàng trai nói, hẳn các bạn sẽ hiểu mình cũng có lỗi trong vụ “cho” để minh chứng tình yêu, trong khi hôn nhân thì cả hai đều chưa tính đến. Ít nhất cũng nên “một mắt nhắm, một mắt mở” để đánh giá liệu tình yêu đủ chín hay hãy còn non để rồi thối cuống rụng xuống gốc. Lúc ấy than vãn, nuối tiếc hay “ôm bầu tâm sự” thì chàng đã cao chạy xa bay mất rồi.
TS.BS LÊ THÚY TƯƠI