miss cò
10-07-2010, 07:02 PM
Người ta gọi đây là “Phương pháp tiếp cận người tiêu dùng hữu hiệu nhất của những năm 90” (Richard Poe – Tổng biên tập tạp chí Business); là “ngành công nghiệp mỗi tuần sản sinh ra hai nhà triệu phú mới” (tạp chí Success). Tuy nhiên, Network Marketing cũng đươc gọi là “trò tháp ảo dành cho những người tham tiền, cả tin và liều lĩnh”; hay “kiểu làm ăn chụp giựt dùng người dụ người”. vậy thực hư đằng sau phương thức kinh doanh này là gì? Sức hấp dẫn và cơ hội đưa đến thành công vượt trội của nó nằm ở đâu? Tại sao nó lại luôn nằm chông chênh giữa khen – chê, được – mất, đúng – sai!
Cái lý của sự ra đời
Bạn rất thích đến một nhà hàng có thức ăn ngon, nhân viên phục vụ chu đáo với khung cảnh thoáng mát, lãng mạn. Bạn cũng thường giới thiệu nhà hàng đó cho bạn bè và người thân khi họ có nhu cầu. Khi ấy, bạn đã vô tình trở thành người tiếp thị cho nhà hàng đó mà không hề yêu cầu một quyền lợi nào. Bạn đã cung cấp, phát tán thông tin một cách vô tư và tự nguyện với mục đích hết sức trong sáng là để mọi người đều hài lòng như mình.
Đa phần chúng ta đều ở trong tình huống trên với việc vô tình tiếp thị cho rất nhiều sản phẩm làm cho chúng ta hài lòng mà không hề trả công. Các nhà kinh doanh đã dựa trên thói quen phổ biến này để khai thác trở thành một “vũ khí” cực kỳ hiệu quả trong việc phát triển hệ thống khách hàng và biến họ trở thành các nhà tiếp thị, các phân phối viên cho hãng. Bạn vẫn cung cấp thông tin về nhà hàng đó nhưng giờ đây khi đã tham gia vào Network Marketing (kinh doanh theo mạng), bạn đã được hưởng quyền lợi từ hành vi sử dụng của những người mà bạn quen biết. Quyền lợi ở đây là các khoản tiền mà bạn thu được từ phía những nhà phân phối dưới bạn, tức là những khách hàng mà bạn tìm kiếm được. Do đó, khi bạn càng có nhiều khách hàng – đồng thời là các nhà phân phối – thì mạng lưới của bạn càng rộng và số tiền bạn nhận được càng cao. Bạn sẽ có rất nhiều tiền chỉ nhờ áp dụng thói quen chia sẻ phổ biến một cách có hệ thống và có tổ chức. Nhưng nhìn vào số tiền mà bạn kiếm được (chắc chắn không nhỏ vì mạng lưới của bạn khá rộng), người ta sẽ đặt câu hỏi: “tiền ở đâu mà có nếu không từ giá sản phẩm bị đội lên qua các “tầng” nhà phân phối?”.
Tiền ở đâu mà có?
Đó là câu hỏi mà hầu hết những phân phối viên thường gặp phải, đồng thời cũng là điểm mà KDTM hay bị “đánh” nhất. Điều này xuất phát từ thực tế có khá nhiều người tham gia mô hình kinh doanh này đã nâng giá sản phẩm cao hơn so với thực tế để kiếm lời. Mặt hàng chỉ có giá trị 20.000 đồng nhưng được bán ra với giá gấp đôi 40.000 đồng, người mua biết mình bị lừa nhưng vì tiếc số tiền đã bỏ ra cộng với lòng tham nên lại bán sản phẩm đó với giá cao hơn nữa, 80.000 đồng. Cứ tiếp diễn như vậy theo cấp số nhân, đến người mua cuối cùng có thể sản phẩm đã bị đẩy lên tới cái giá “không tưởng” một triệu đồng chẳng hạn. Ở đây, KDTM bị biến tướng theo hướng trục lợi tiêu cực, không còn là bản chất của phương thức kinh doanh này. Đây là một trong các bài toán chiến lược mà các doanh nghiệp áp dụng mô hình này phải tìm ra lời giải nếu muốn tồn tại trên thị trường.
Để tiền tự tìm đến
Thực tế, trong KDTM, hệ thống nhà phân phối không xây dựng theo nguyên tắc cổ điển với các ban bệ, phòng ban mà được hình thành theo mô hình mạng lưới, trong đó quyền lợi của các phân phối viên gắn kết mật thiết với nhau. Các phân phối viên có thể tự do xây dựng mạng lưới của mình, tuyển dụng, đào tạo và phát triển mạng lưới đó, trong đó các thành viên cũng không phụ thuộc lẫn nhau. Hoa hồng của các phân phối viên dựa trên số sản phẩm họ bán được, riêng các nhà phân phối xây dựng được mạng lưới còn nhận được hoa hồng từ các thành viên trong hệ thống vì hàng hóa được phân phối và tiêu thụ qua mạng lưới đó. Vì vậy, thu nhập của các phân phối viên tăng theo cấp số nhân của nhân tùy theo quy mô mạng lưới họ xây dựng được. Nguyên tắc chia sẻ đã giúp các nhà phân phối viên kiếm được thu nhập một cách nhanh chóng và chính đáng. Nhiệm vụ còn lại là của nhà sản xuất, làm sao để quản lý được giá thành sản phẩm bán ra và quyền lợi của người tiêu dùng.
Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro này là tuyên truyền để cộng đồng và các nhà phân phối hiểu đúng và làm đúng bản chất của phương thức kinh doanh, niêm yết giá bán sản phẩm trên bao bì, trang web của đơn vị hay tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với giải pháp này, các doanh nghiệp vẫn phát triển tốt mạng lưới phân phối của mình và quản lý tốt uy tín thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Chắp cánh cho ước mơ làm chủ
KDTM đã xuất hiện hơn 50 năm qua và đang phát triển mạnh tại hơn 120 nước trên thế giới với hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ, phân phối sản phẩm cho hơn 60% hàng hóa trên thị trường như Amway, Oriflame, Avon … KDTM thực sự đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút hàng chục triệu người tham gia mỗi năm. Sự phát triển kỳ diệu đó chứng tỏ uy lực và sức hấp dẫn mạnh mẽ của ngành công nghiệp này.
KDTM du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và đến năm 2005 chính phủ đã ban hành nghị định 110/ND-CP nhằm hướng dẫn, tổ chức hoạt động KDTM. Mô hình kinh doanh này tạo cơ hội việc làm và thu nhập thêm cho hàng vạn người. Họ có thể khởi đầu sự nghiệp kinh doanh của mình mà không đòi hỏi địa điểm, vốn, trình độ và bằng cấp như kinh doanh truyền thống. Đồng thời, KDTM mang lại sự linh hoạt về thời gian, do đó họ có thể làm bán thời gian và tự thu xếp được thời gian làm việc của mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân trong nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Có thể nói, KDTM là môi trường đào tạo tốt nhất cho những ai muốn làm chủ. Tuy nhiên, do hình thức kinh doanh này tại Việt Nam còn khá mới mẻ nên nhận thức đầy đủ về KDTM còn có nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý, điều hành và người tham gia. Mặt khác, người tham gia kinh doanh theo mạng lại đa dạng về trình độ nhận thức, văn hóa, độ tuổi, nghề nghiệp ở tại các vùng miền khác nhau. Họ không phải nhân viên mà là đối tác của công ty, do vậy, công tác quản lý hết sức khó khăn và phức tạp. Ông Vũ Hồng Thái cũng chia sẻ “Để quản lý và hạn chế rủi ro, chúng tôi xây dựng hình ảnh công ty có hệ thống giá trị, triết lý kinh doanh đồng thời có quy định rõ ràng đối với nhà phân phối khi làm việc, khi sử dụng hình ảnh công ty, truyền thông dưới mọi hình thức thương hiệu Vina-Link. Đồng thời chúng tôi lập hệ thống cập nhật phản hồi để có thể điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro hoặc nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và uy tín công ty”.
Lời kết
Để không phải thanh minh cho câu hỏi “Ai Thị Kính – Ai Thị Màu”, các doanh nghiệp KDTM chân chính tại Việt Nam đã và đang cố sức xây dựng thương hiệu và văn hóa danh nghiệp với người tham gia cũng như cộng đồng, tập trung cho các nhiệm vụ quan trọng như: đầy đủ các giấy tờ pháp lý, đảm bảo và phát triển chất lượng sản phẩm, tuân thủ cam kết kinh doanh, tập trung cho công tác đào tạo – huấn luyện kỹ năng và văn hóa cho người tham gia, xây dựng các mô hình thủ lĩnh thành công, chính sách giá cả rõ ràng, sơ đồ trả thưởng dễ hiểu, không gây áp lực mua hàng cho người tham gia, phương thức trả thu nhập/thuế rõ ràng.
Nhiệm vụ của người tham gia chỉ còn là nghiên cứu. Tìm hiểu thật kỹ về đối tác trước khi tham gia.
Cái lý của sự ra đời
Bạn rất thích đến một nhà hàng có thức ăn ngon, nhân viên phục vụ chu đáo với khung cảnh thoáng mát, lãng mạn. Bạn cũng thường giới thiệu nhà hàng đó cho bạn bè và người thân khi họ có nhu cầu. Khi ấy, bạn đã vô tình trở thành người tiếp thị cho nhà hàng đó mà không hề yêu cầu một quyền lợi nào. Bạn đã cung cấp, phát tán thông tin một cách vô tư và tự nguyện với mục đích hết sức trong sáng là để mọi người đều hài lòng như mình.
Đa phần chúng ta đều ở trong tình huống trên với việc vô tình tiếp thị cho rất nhiều sản phẩm làm cho chúng ta hài lòng mà không hề trả công. Các nhà kinh doanh đã dựa trên thói quen phổ biến này để khai thác trở thành một “vũ khí” cực kỳ hiệu quả trong việc phát triển hệ thống khách hàng và biến họ trở thành các nhà tiếp thị, các phân phối viên cho hãng. Bạn vẫn cung cấp thông tin về nhà hàng đó nhưng giờ đây khi đã tham gia vào Network Marketing (kinh doanh theo mạng), bạn đã được hưởng quyền lợi từ hành vi sử dụng của những người mà bạn quen biết. Quyền lợi ở đây là các khoản tiền mà bạn thu được từ phía những nhà phân phối dưới bạn, tức là những khách hàng mà bạn tìm kiếm được. Do đó, khi bạn càng có nhiều khách hàng – đồng thời là các nhà phân phối – thì mạng lưới của bạn càng rộng và số tiền bạn nhận được càng cao. Bạn sẽ có rất nhiều tiền chỉ nhờ áp dụng thói quen chia sẻ phổ biến một cách có hệ thống và có tổ chức. Nhưng nhìn vào số tiền mà bạn kiếm được (chắc chắn không nhỏ vì mạng lưới của bạn khá rộng), người ta sẽ đặt câu hỏi: “tiền ở đâu mà có nếu không từ giá sản phẩm bị đội lên qua các “tầng” nhà phân phối?”.
Tiền ở đâu mà có?
Đó là câu hỏi mà hầu hết những phân phối viên thường gặp phải, đồng thời cũng là điểm mà KDTM hay bị “đánh” nhất. Điều này xuất phát từ thực tế có khá nhiều người tham gia mô hình kinh doanh này đã nâng giá sản phẩm cao hơn so với thực tế để kiếm lời. Mặt hàng chỉ có giá trị 20.000 đồng nhưng được bán ra với giá gấp đôi 40.000 đồng, người mua biết mình bị lừa nhưng vì tiếc số tiền đã bỏ ra cộng với lòng tham nên lại bán sản phẩm đó với giá cao hơn nữa, 80.000 đồng. Cứ tiếp diễn như vậy theo cấp số nhân, đến người mua cuối cùng có thể sản phẩm đã bị đẩy lên tới cái giá “không tưởng” một triệu đồng chẳng hạn. Ở đây, KDTM bị biến tướng theo hướng trục lợi tiêu cực, không còn là bản chất của phương thức kinh doanh này. Đây là một trong các bài toán chiến lược mà các doanh nghiệp áp dụng mô hình này phải tìm ra lời giải nếu muốn tồn tại trên thị trường.
Để tiền tự tìm đến
Thực tế, trong KDTM, hệ thống nhà phân phối không xây dựng theo nguyên tắc cổ điển với các ban bệ, phòng ban mà được hình thành theo mô hình mạng lưới, trong đó quyền lợi của các phân phối viên gắn kết mật thiết với nhau. Các phân phối viên có thể tự do xây dựng mạng lưới của mình, tuyển dụng, đào tạo và phát triển mạng lưới đó, trong đó các thành viên cũng không phụ thuộc lẫn nhau. Hoa hồng của các phân phối viên dựa trên số sản phẩm họ bán được, riêng các nhà phân phối xây dựng được mạng lưới còn nhận được hoa hồng từ các thành viên trong hệ thống vì hàng hóa được phân phối và tiêu thụ qua mạng lưới đó. Vì vậy, thu nhập của các phân phối viên tăng theo cấp số nhân của nhân tùy theo quy mô mạng lưới họ xây dựng được. Nguyên tắc chia sẻ đã giúp các nhà phân phối viên kiếm được thu nhập một cách nhanh chóng và chính đáng. Nhiệm vụ còn lại là của nhà sản xuất, làm sao để quản lý được giá thành sản phẩm bán ra và quyền lợi của người tiêu dùng.
Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro này là tuyên truyền để cộng đồng và các nhà phân phối hiểu đúng và làm đúng bản chất của phương thức kinh doanh, niêm yết giá bán sản phẩm trên bao bì, trang web của đơn vị hay tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với giải pháp này, các doanh nghiệp vẫn phát triển tốt mạng lưới phân phối của mình và quản lý tốt uy tín thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Chắp cánh cho ước mơ làm chủ
KDTM đã xuất hiện hơn 50 năm qua và đang phát triển mạnh tại hơn 120 nước trên thế giới với hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ, phân phối sản phẩm cho hơn 60% hàng hóa trên thị trường như Amway, Oriflame, Avon … KDTM thực sự đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút hàng chục triệu người tham gia mỗi năm. Sự phát triển kỳ diệu đó chứng tỏ uy lực và sức hấp dẫn mạnh mẽ của ngành công nghiệp này.
KDTM du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và đến năm 2005 chính phủ đã ban hành nghị định 110/ND-CP nhằm hướng dẫn, tổ chức hoạt động KDTM. Mô hình kinh doanh này tạo cơ hội việc làm và thu nhập thêm cho hàng vạn người. Họ có thể khởi đầu sự nghiệp kinh doanh của mình mà không đòi hỏi địa điểm, vốn, trình độ và bằng cấp như kinh doanh truyền thống. Đồng thời, KDTM mang lại sự linh hoạt về thời gian, do đó họ có thể làm bán thời gian và tự thu xếp được thời gian làm việc của mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân trong nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Có thể nói, KDTM là môi trường đào tạo tốt nhất cho những ai muốn làm chủ. Tuy nhiên, do hình thức kinh doanh này tại Việt Nam còn khá mới mẻ nên nhận thức đầy đủ về KDTM còn có nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý, điều hành và người tham gia. Mặt khác, người tham gia kinh doanh theo mạng lại đa dạng về trình độ nhận thức, văn hóa, độ tuổi, nghề nghiệp ở tại các vùng miền khác nhau. Họ không phải nhân viên mà là đối tác của công ty, do vậy, công tác quản lý hết sức khó khăn và phức tạp. Ông Vũ Hồng Thái cũng chia sẻ “Để quản lý và hạn chế rủi ro, chúng tôi xây dựng hình ảnh công ty có hệ thống giá trị, triết lý kinh doanh đồng thời có quy định rõ ràng đối với nhà phân phối khi làm việc, khi sử dụng hình ảnh công ty, truyền thông dưới mọi hình thức thương hiệu Vina-Link. Đồng thời chúng tôi lập hệ thống cập nhật phản hồi để có thể điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro hoặc nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và uy tín công ty”.
Lời kết
Để không phải thanh minh cho câu hỏi “Ai Thị Kính – Ai Thị Màu”, các doanh nghiệp KDTM chân chính tại Việt Nam đã và đang cố sức xây dựng thương hiệu và văn hóa danh nghiệp với người tham gia cũng như cộng đồng, tập trung cho các nhiệm vụ quan trọng như: đầy đủ các giấy tờ pháp lý, đảm bảo và phát triển chất lượng sản phẩm, tuân thủ cam kết kinh doanh, tập trung cho công tác đào tạo – huấn luyện kỹ năng và văn hóa cho người tham gia, xây dựng các mô hình thủ lĩnh thành công, chính sách giá cả rõ ràng, sơ đồ trả thưởng dễ hiểu, không gây áp lực mua hàng cho người tham gia, phương thức trả thu nhập/thuế rõ ràng.
Nhiệm vụ của người tham gia chỉ còn là nghiên cứu. Tìm hiểu thật kỹ về đối tác trước khi tham gia.