View Full Version : Tìm hiểu phong cách Nhật Bản tí nào hi hi
luomlat_goo
09-14-2010, 12:03 PM
Mở màn nhé,
Phong cách giao tiếp của người Nhật
Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kến chệc vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự ggiới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Hỏ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hộ thứ hai gặp lại.
Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.
Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.
Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
(lượm lặt)
luomlat_goo
09-14-2010, 12:12 PM
Tặng quà, một nghệ thuật của người Nhật
Với người Nhật Bản, họ tin rằng cách tặng quà cũng thể hiện văn hóa của người tặng ^^
Tại Nhật Bản, việc tặng quà từ lâu đã trở thành một thói quen thông thường, không cần phải nhân dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt, mà chỉ là một cách đơn giản để con người với con người thể hiện tình cảm với nhau. ( SƯỚNG NHỈ)
Bạn có thể tặng một món quà cảm ơn cho vị chủ nhà nơi bạn ở, hay chút gì nho nhỏ thể hiện sự quý mến và tôn trọng với người bạn đã mời bạn bữa tối, và cũng có thể là những món quà đơn giản cho những người bạn yêu quý vào một ngày đẹp trời nào đó. Tặng quà là một truyền thống thú vị và được yêu thích trong nền văn hóa của quốc gia này.
Nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn trong việc tặng quà cho người khác, vì nó rất khác so với việc tặng quà như của người Mỹ. Dù đây là một phong tục thân thiện nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ mắc phải những điều cấm kị trong phong cách tặng quà của người Nhật mà không biết. Điều đó thật chẳng tốt chút nào. Một món quà đặc biệt không ở giá trị vật chất của nó, mà là ở cách bạn gửi gắm tình cảm của mình cho người nhận qua sự chuẩn bị và cả cách bạn tặng cho người đó nữa. Nếu nói như vậy thì hẳn sẽ có nhiều người sẽ cảm thấy thật ngượng ngùng vì đã từng tặng đi những món quà thật đắt tiền mà không nghĩ đến cảm nhận của người nhận nó. Nhưng thật vậy đấy, những món quà đặc biệt nhất cần nhiều giá trị về tinh thần, nhiều ý nghĩa giữa người tặng và người nhận hơn những con số. Dưới đây là một số những quy tắc đơn giản bạn cần nắm rõ khi tặng quà cho ai ở Nhật Bản. Cứ tin rằng nếu làm theo, bạn chắc hẳn sẽ nhận lại được những lời cảm ơn chân thành nhất.
1: Nhớ đặt món quà của bạn cẩn thận trong một chiếc túi, dù nó có được bọc giấy gói hay không. Việc này sẽ khiến người nhận có cảm giác rằng bạn đã quan tâm và có sự chuẩn bị trước khi tặng quà, chứ không phải miễn cưỡng hay ép buộc gì. Nhưng dù sao bạn cũng nên gói món quà lại cho đẹp đẽ thì hơn là chỉ ném tạm vào túi.
2: Việc tặng quà chỉ nên là chuyện riêng tư. Cái này rất quan trọng nhé. Tặng quà cho ai trước mặt người khác đều khiến mọi người trở nên lúng túng và thiếu tự nhiên. Sẽ thật là khiếm nhã cho người đó nếu từ chối không nhận món quà của bạn, bạn cũng chẳng vui vẻ gì được đúng không?
3: Phải đưa món quà bằng cả hai tay nhé.
4: Không được tặng người Nhật món quà có liên quan tới số 4 và số 9. Số 4 phát âm gần giống với chữ “tử”, tặng ai món quà có bốn thứ giống như là bạn đang trù ẻo cho người đó gặp tai họa vậy, còn tặng những món quà dính dáng tới số 9 thì chỉ mang lại xui xẻo cho người được nhận. Vậy nên tốt nhất đừng đem tặng những gì có 4 phần, 4 mẩu dù chúng nằm trong cùng một món quà. Ví dụ như nếu muốn tặng ai những chiếc kẹo, thì bạn không nên tặng 4 cái, mà tốt hơn là tặng 3 hoặc 5 cái. Lựa chọn tốt nhất là hãy tặng những món quà mà không liên quan gì đến số lượng để đỡ gây ra hiểu lầm dù vô tình hay thế nào đi nữa. Ngoài ra thì bạn có thể tặng quà theo cặp hay theo đôi cũng rất tuyệt, vì con số 2 mang lại may mắn.
5: Đừng tặng cùng một món quà cho những người khác nhau. Bởi bạn biết đấy, vị trí trong xã hội được người Nhật Bản rất coi trọng. Ví dụ như nếu bạn tặng một chai sake cho một người nhân viên, rồi cũng tặng cho sếp của anh ta một chai rượu như vậy, thì ông ta sẽ thấy như đang bị bạn xúc phạm, khi đã đặt vị trí của ông ta ngang với nhân viên của mình và có cảm giác rằng anh nhân viên kia hoàn toàn không ‘xứng đáng’ được so sánh như thế.
6: Nếu khi tặng quà mà bị từ chối, thì bạn hãy thử đề nghị tặng quà thêm một lần nữa. Hoàn toàn là bình thường và lịch sự ở Nhật khi bạn từ chối món quà một, hai lần trước khi nhận nó. Một món quà tốt: là những món quà đặc biệt chỉ có thể tìm thấy ở những nơi khác, như những món đồ lưu niệm hay tranh ảnh; những món quà đem lại may mắn; những chiếc kẹo ngọt ngào hoặc những loại đồ ăn lạ lạ khác cũng hay lắm đấy. Đừng tặng những món quà: tất cả những gì liên quan tới số 4 hay số 9; những loại hoa màu trắng, hoa loa kèn; đồ trang sức hay tất cả những thứ quần áo, phụ kiện có thể khoác lên người và cả đồ trang trí trong nhà, nó sẽ khiến cho người nhận phải miễn cưỡng sử dụng, trưng bày ra dù họ có thích hay không.
(lượm lặt)
luomlat_goo
09-15-2010, 10:02 AM
Ngày 18/9, Đại sứ Nhật Bản Sakaba sẽ rời Việt Nam, sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2 năm 7 tháng trên cương vị Đại sứ Nhật Bản. Ông là một người rất yêu thích đất nước, con người Việt Nam và luôn tâm huyết vun đắp và thực tế đã mang lại nhiều thành quả cho sự hợp tác, giao lưu 2 nước.
Dưới đây là bài phát biểu của ông trong buổi tiệc chia tay Ngài đại sứ do các đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan liên quan đứng ra tổ chức:
****
Ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích trước sự có mặt đông đủ của các quí vị
trong buổi tiệc chia tay tôi ngày hôm nay. Là một Đại sứ, tôi vẫn biết
rằng đến một ngày nào đó, tôi cũng phải chia tay đất nước nơi mà mình
được cử tới, thế nhưng khi giờ phút phải nói lời chia tay đã đến, tôi
vẫn không thể cảm nhận được, trong tôi thấy rất buồn. Thời gian mà tôi
và nhà tôi được làm việc ở Việt Nam trong vòng hai năm bảy tháng qua
thật ngắn ngủi nhưng chúng tôi lấy làm hài lòng đã hoàn thành nhiệm vụ
nhờ sự ân cần và giúp đỡ to lớn của tất cả các quí vị. Một lần nữa, tôi
xin được vô cùng cảm ơn tất cả các quí vị có mặt tại đây.
Trong những tuần gần đây khi mà thông tin về việc tôi sắp hết nhiệm kỳ
được công bố, tôi rất biết ơn đông đảo các đồng nghiệp đã tổ chức tiệc
chia tay tôi. Trong các buổi tiệc đó, họ thường hỏi tôi “ Điều gì khiến
Ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam?” Khi đó tôi đã trả
lời “Đó là việc tôi đã đi thăm được toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam”.
Mặc dù sứ mệnh của nhà ngoại giao thường hay hướng trọng tâm vào các
thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tôi lại cố gắng đi về các miền
quê được càng nhiều càng tốt và tôi cũng thỉnh thoảng đi tới các địa bàn
vùng sâu vùng xa ở miền núi. Tôi sẽ không bao giờ quên từng gương mặt
rạng rỡ của người dân các dân tộc thiểu số mà tôi có dịp gặp họ trong
các chuyến đi công tác địa phương tới tỉnh Kon Tum hay Sơn La. Tôi tin
tưởng rằng đa dạng sắc tộc và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc là
nét độc đáo nhất của Việt Nam. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ cố gắng gìn giữ
lâu dài truyền thống quý báu đó.
Tiếp theo đó, tôi cũng được hỏi “Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp
nhất?” Đây là câu hỏi rất tế nhị và để trả lời thì tôi nghĩ rằng, là
một nhà ngoại giao tôi phải trả lời “Tôi không thể nói cụ thể một nơi
nào vì mỗi vùng miền đều có nét hấp dẫn riêng”, nhưng từ cách mà tôi và
vợ tôi lựa chọn đi nghỉ thì thành phố Hội An là địa điểm ưa thích nhất.
Hội An không những có khu nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu mà là địa điểm đi
dạo phố thật thú vị, đặc biệt Hội An còn có “Khu phố Cổ” được Tổ chức
UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong khu vực phố cổ có một chiếc
cầu mang tên “Cầu Nhật Bản”. Chiếc Cầu này gợi cho chúng tôi nhớ về khu
phố Nhật Bản, nơi các thương gia Nhật Bản sinh sống hồi thế kỷ thứ 16 -
17. Mùa hè năm nay, tôi và nhà tôi đã có hai chuyến đi nghỉ ngắn và cả
hai kỳ nghỉ đều hướng tới Hội An.
Câu hỏi thứ ba tôi hay nhận được là “Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất
là gì?” Câu hỏi này được đặt ra không đúng lắm, vì nó đương nhiên coi
người được hỏi là người yêu thích món ăn Việt Nam, tuy nhiên, là một
người rất mê ẩm thực Việt Nam, tôi không ngần ngại gì khi trả lời câu
hỏi. Món khoái khẩu của tôi là “Bún riêu” và “Bún bò Huế” và “Cao lâu”.
Bún riêu – món canh cua nấu chua vị tuyệt hảo; Bún bò Huế chứa nhiều
gia vị cay đặc trưng. Cao lâu là món đặc sản của Hội An, và tôi thích
chất mì cao lâu dai và cứng giống kiểu mì Udon của Nhật. Tôi ngẫu nhiên
chỉ nêu tên ở đây những món Việt Nam mà tôi ưa thích nhất, còn chắc
chắn rồi, Việt Nam là thiên đường cho tất cả các bạn yêu mến các món mì
bún phở.
Và rồi câu hỏi cuối cùng là một câu hỏi khá khó, “Ngài suy nghĩ thế nào
về đất nước hoặc con người Việt Nam?” Trên thực tế, tôi nhận được câu
hỏi như thế này vô cùng nhiều trong thời gian công tác hai năm rưỡi tại
Việt Nam, mỗi khi nhận được câu hỏi tôi laị tự hỏi mình sẽ trả lời thế
nào. Đặt câu hỏi này cho 100 người nước ngoài thì sẽ nhận được 100 câu
trả lời khác nhau. Đối với tôi, không khí đô thị tràn đầy sức sống của
thanh niên Việt Nam cùng với sự ồn ào và hỗn độn của họ là những yếu tố
làm cho Việt Nam hấp dẫn lạ thường. Về con người Việt Nam, có vẻ như họ
luôn có cái nhìn lạc quan về phía trước và tôi cảm nhận được sinh lực
mạnh mẽ toát lên từ phong cách sống của họ. Như tôi đã từng nói điều
này với giới trẻ, tôi muốn giới trẻ Việt Nam phải chú ý giữ gìn vệ sinh
sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ hơn. Nếu tôi
trả lời câu hỏi này một cách quá thẳng thắn, là một nhà ngoại giao, tôi
có nguy cơ bị “không được chấp thuận” và có lẽ tự dấn mình vào nguy cơ
bị trục xuất. Tuy vậy, trong trường hợp của tôi, nếu tôi bị yêu cầu
trục xuất thì tôi cũng không sao bởi vì tôi sẽ đi về trong vòng vài ngày
nữa. (Tôi nói đùa một chút thôi).
Bài phát biểu của tôi cũng đã khá dài. Giờ đây, tôi đã sẵn sàng chuẩn
bị rời Việt Nam, trong tôi có hai cảm xúc đan xen, một là cảm xúc hoàn
thành công việc, tôi đã làm tất cả những gì mà tôi có thể ở cương vị là
một Đại sứ, và cảm xúc thứ hai là mong muốn được làm việc ở đây thêm
chút nữa. Nhìn chung, tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng bởi vì tôi đã
được làm việc và sống trong vòng hai năm rưỡi qua ở Việt Nam với sự giúp
đỡ tận tình và nồng nhiệt của tất cả các quý vị có mặt trong buổi tiệc
ngày hôm nay. Xin cảm ơn các quí vị thật nhiều.
Xin chào. Hẹn gặp lại.
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.