PDA

View Full Version : Tương tác giữa con người và máy tính trong tương lai


Richyourlife
09-11-2010, 11:17 PM
http://voz.vn/wp-content/uploads/2010/09/6854-sixthsense_600_super.jpg

Hãy thử tưởng tượng khả năng tạo ra một chiếc iPad ngay trên bức tường nào hoặc ở bất kỳ bề mặt nào mà bạn muốn, thậm chí là trên một mẩu giấy, hoặc cơ hội điều khiển các máy tính và các cỗ máy vật lý khác bằng sóng điện não từ của bạn. Những điều đó không còn cách chúng ta quá xa nữa, mà đây chính là tương lai của tương tác giữa con người và máy tính (human-computer interaction), như những gì mà các nhà nghiên cứu về sáng tạo và các nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới đang thảo luận trên sân khấu chính tại hội nghị VMworld ở San Francisco vào sáng Thứ 5 vừa qua.

SixthSense, một công nghệ tương tác mới được tạo ra bởi một nhà nghiên cứu có tên là Pranav Mistry của Fluid Interfaces Group , trực thuộc phòng thí nghiệm MIT Media Lab, công nghệ này trang bị cho con người một máy chiếu nhỏ, một chiếc gương và một camera đeo quanh cổ (hoặc trên mũ bảo hiểm), và một vài điểm đánh dấu nhỏ bằng màu được đeo vào các ngón tay.

http://voz.vn/wp-content/uploads/2010/09/sixthsense13-600x450.jpg

Mẫu thiết bị này sẽ cho phép người dùng trình chiếu những gì có trên máy tính vào một bức tường, để kiểm tra e-mail và duyệt Web tương tự như những gì mà một chiếc Apple iPad đang hoạt động, ngoại trừ việc những thao tác với màn hình này chỉ cần thực hiện thông qua không khí mà không cần phải chạm vào một màn hình cảm ứng nào cả.

Đoạn video trình diễn của Mistry về SixthSense tại VMworld cho thấy anh ấy dùng công nghệ này để cầm lấy các bức ảnh với hai tay của mình; chiếu một bộ quay số của điện thoại vào lòng bàn tay; để phóng các tờ báo chứa bài phát biểu của tổng thống Obama; chơi một game đua xe thông qua… một mẩu giấy nhỏ; cập nhật các số liệu về một chuyến bay vào vé máy bay; và chơi lướt ván trên tàu điện ngầm ở Boston bằng cách sử dụng đôi chân mình như là những cái bàn trượt. Bạn thậm chí có thể “copy và paste” các văn bản từ những cuốn sách giấy, rồi đặt nó vào màn hình máy tính cá nhân của mình, những điều này sẽ diễn ra ở bất kỳ nơi đâu mà bạn muốn.

Mistry tin rằng các thiết bị hiện tại đang bị giới hạn quá nhiều, và người dùng chúng chỉ có thể tương tác với thông tin thường bị bó buộc và giới hạn trong các máy tính và Internet bằng các thao tác thường nhật của cuộc sống con người.

“Con người chúng ta sẽ không thích thú chút nào khi bị bó buộc vào những chiếc máy tính. Thực ra điều cuốn hút chúng ta chính là thông tin và nội dung của nó,” anh nói. “Chúng ta không cần phải có tới hai thế giới riêng biệt ” phân tách giữa số hóa (digital) và thực tại hiện hữu (physical).