reina172
09-10-2010, 02:16 AM
Chán cảnh công sở 8 tiếng ngày nào cũng như ngày nào. Chi nghỉ việc ở công ty, lấy số tiền hơn 200 triệu vừa tích lũy vừa vay bạn bè để mở beauty salon
Đó cũng là mơ ước từ bé của chị: Làm sếp và phải thật hoành tráng.
Khi ước mơ xa rời thực tế:
Lúc đầu, Chi rất hăm hở làm dự án của mình. Tự mình làm bản kế hoạch chi phí kinh doanh. Mọi thứ được tính toán kỹ càng, dù là chi tiết nhỏ nhất. Thế nhưng, khi lao vào thực hiện, tất cả hoàn toàn khác so với dự tính ban đầu. Trong đó, số tiền từ 7-10 triệu đồng dùng để thuê cửa hàng.
Nhưng, đi mỏi cả chân mà Chi vẫn không tìm được chỗ ưng ý, chỗ thuận lợi mở cửa hàng thì giá lại cao hơn giá đưa ra, chỗ được giá thì địa điểm không phù hợp. Cuối cùng Chi đành thuê một căn nhà nhỏ hơn dự tính với số tiền hơn 10 triệu đồng. Tương tự, các khoản chi phí khác tăng gần gấp đôi so với dự trù ban đầu. Nhiều lúc, chị nghĩ thôi không làm nữa, nhưng trót phóng lao phải theo lao.
Chỉ trong tháng đầu, việc kinh doanh vẫn không thuận lợi như trong mơ. Những ngày còn trong khuyến mại, còn có được vài người khách. Đến khi hết, cả tháng may ra có một người. Các cô nhân viên, hết buôn chuyện lại đọc báo khiến Chi vừa lo vừa buồn.
Hơn tháng, thấy tình hình kinh doanh không khả quan, bạn bè xúm lại đòi tiền. Chi lại chạy ngược chạy xuôi vay người nọ chả người kia, đến nay tiền nợ ngân hàng, bạn bè chẳng giảm mà ngày càng lớn hơn cũ.
Hãy biết tự lượng sức mình:
Câu chuyện trên là một ví dụ cho việc không biết lượng sức mình khi ở thương trường. Làm giàu mà mong muốn chính đáng mà ai cũng mơ tới. Nhưng để giàu lên vừa nhanh, vừa an toàn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng. Muốn như vậy, bạn cần làm theo 4 bước sau:
1. Đặt mục tiêu phù hợp với khả năng tài chính của mình:
Ngay trong bản kế hoạch, bạn phải dự trù được số tiền ban đầu mà bạn cần. Số tiền nên lớn hơn số tiền trong kế hoạch. Nếu số tiền không đủ, bạn có thể vay thêm bạn bè, người thân hay ngân hàng.
Nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi lao vào kinh doanh, mà cần số vốn quá cao so với số tiền bạn có, rủi ro sẽ rất lớn. Phá sản, không thể chi trả tiền, bán nhà…là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên cân nhắc.
2. Lường trước được rủi ro, chủ động để đối phó:
Đây là bước rất cần thiết, ai cũng phải chú ý khi có ý định kinh doanh. Không phải bất cứ ai cũng gặp thành công, thuận lợi ngay từ lần đầu tiên. Lúc đó, bạn cần phải hoạch định trước những rủi ro mình sẽ vấp phải. Nên lập kế hoạch dự phòng để không lúng túng khi đối phó.
3. Tìm kiếm những lời khuyên:
Những lời khuyên ở đây, bạn có thể thấy qua rất nhiều cuốn sách mà những người thành công và nổi tiếng đã viết. Những bài học họ nhận được, kinh nghiệm có được khi gặp thất bại, khó khăn… sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Internet cũng là một công cụ hữu hiệu nhất, chỉ cần bạn có chút kỹ năng tìm kiếm, là bạn sẽ tìm được rất nhiều lời khuyên dưới dạng hỏi đáp. Những lớp học ngắn hạn- nơi vừa bổ sung những kiến thức bạn thiếu hụt, vừa có thêm nhiều mối quan hệ mới.
4. Xây dựng một đội ngũ có chuyên môn:
Hãy kiếm tìm những người có thể bổ sung được những kỹ năng, thứ mà bạn thiếu để hoàn thiện đầy đủ. Bạn có thể đảm bảo về nguồn vốn nhưng tôi đảm bảo với bạn về kinh doanh. Sao chúng ta không hợp tác.
Đó cũng là mơ ước từ bé của chị: Làm sếp và phải thật hoành tráng.
Khi ước mơ xa rời thực tế:
Lúc đầu, Chi rất hăm hở làm dự án của mình. Tự mình làm bản kế hoạch chi phí kinh doanh. Mọi thứ được tính toán kỹ càng, dù là chi tiết nhỏ nhất. Thế nhưng, khi lao vào thực hiện, tất cả hoàn toàn khác so với dự tính ban đầu. Trong đó, số tiền từ 7-10 triệu đồng dùng để thuê cửa hàng.
Nhưng, đi mỏi cả chân mà Chi vẫn không tìm được chỗ ưng ý, chỗ thuận lợi mở cửa hàng thì giá lại cao hơn giá đưa ra, chỗ được giá thì địa điểm không phù hợp. Cuối cùng Chi đành thuê một căn nhà nhỏ hơn dự tính với số tiền hơn 10 triệu đồng. Tương tự, các khoản chi phí khác tăng gần gấp đôi so với dự trù ban đầu. Nhiều lúc, chị nghĩ thôi không làm nữa, nhưng trót phóng lao phải theo lao.
Chỉ trong tháng đầu, việc kinh doanh vẫn không thuận lợi như trong mơ. Những ngày còn trong khuyến mại, còn có được vài người khách. Đến khi hết, cả tháng may ra có một người. Các cô nhân viên, hết buôn chuyện lại đọc báo khiến Chi vừa lo vừa buồn.
Hơn tháng, thấy tình hình kinh doanh không khả quan, bạn bè xúm lại đòi tiền. Chi lại chạy ngược chạy xuôi vay người nọ chả người kia, đến nay tiền nợ ngân hàng, bạn bè chẳng giảm mà ngày càng lớn hơn cũ.
Hãy biết tự lượng sức mình:
Câu chuyện trên là một ví dụ cho việc không biết lượng sức mình khi ở thương trường. Làm giàu mà mong muốn chính đáng mà ai cũng mơ tới. Nhưng để giàu lên vừa nhanh, vừa an toàn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng. Muốn như vậy, bạn cần làm theo 4 bước sau:
1. Đặt mục tiêu phù hợp với khả năng tài chính của mình:
Ngay trong bản kế hoạch, bạn phải dự trù được số tiền ban đầu mà bạn cần. Số tiền nên lớn hơn số tiền trong kế hoạch. Nếu số tiền không đủ, bạn có thể vay thêm bạn bè, người thân hay ngân hàng.
Nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi lao vào kinh doanh, mà cần số vốn quá cao so với số tiền bạn có, rủi ro sẽ rất lớn. Phá sản, không thể chi trả tiền, bán nhà…là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên cân nhắc.
2. Lường trước được rủi ro, chủ động để đối phó:
Đây là bước rất cần thiết, ai cũng phải chú ý khi có ý định kinh doanh. Không phải bất cứ ai cũng gặp thành công, thuận lợi ngay từ lần đầu tiên. Lúc đó, bạn cần phải hoạch định trước những rủi ro mình sẽ vấp phải. Nên lập kế hoạch dự phòng để không lúng túng khi đối phó.
3. Tìm kiếm những lời khuyên:
Những lời khuyên ở đây, bạn có thể thấy qua rất nhiều cuốn sách mà những người thành công và nổi tiếng đã viết. Những bài học họ nhận được, kinh nghiệm có được khi gặp thất bại, khó khăn… sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Internet cũng là một công cụ hữu hiệu nhất, chỉ cần bạn có chút kỹ năng tìm kiếm, là bạn sẽ tìm được rất nhiều lời khuyên dưới dạng hỏi đáp. Những lớp học ngắn hạn- nơi vừa bổ sung những kiến thức bạn thiếu hụt, vừa có thêm nhiều mối quan hệ mới.
4. Xây dựng một đội ngũ có chuyên môn:
Hãy kiếm tìm những người có thể bổ sung được những kỹ năng, thứ mà bạn thiếu để hoàn thiện đầy đủ. Bạn có thể đảm bảo về nguồn vốn nhưng tôi đảm bảo với bạn về kinh doanh. Sao chúng ta không hợp tác.