duyniceboy
09-08-2010, 09:03 PM
Đàn súc vật chở hàng đang lầm lũi bước đi trên sa mạc cháy bỏng, bỗng trước mặt mọi người hiện lên cả một cái hồ lớn. Nhưng vài phút trôi qua, cái hồ ma ấy bắt đầu bị lớp sương mù màu đỏ nhạt bao phủ, mờ nhạt rồi bay vút lên trời và biến mất. Đó là ảo ảnh hồ, một thứ ảo ảnh phổ biến nhất.
http://www.maivoo.com/pictures_fullsize/15/caqvd1274752928.jpg
Thảo nguyên bao la trải dài vô tận. Mặt trời chói lọi đang nhô cao khỏi chân trời báo trước một ngày oi bức. Người đánh xe cho tôi cứ liếm môi hoài, thỉnh thoảng lại giục con ngựa xấu xí bước gióng một...
Ở phía trước hiện ra một mặt hồ lớn. Mặt nước hồ trải dài như một dải nước rộng dọc đường chân trời và nhận chìm cả những cột điện tín rung rinh với những cây bạch dương mọc thưa thớt trên thảo nguyên. Một con chim to vẫy cánh bay lên khỏi mặt nước và tiến lại phía chúng tôi, nó trở nên nhỏ dần trông thấy. Bỗng chẳng còn thấy hồ, chẳng còn thấy chim đâu nữa...
- Ảo ảnh mất rồi, - người đánh xe thốt lên phá vỡ cảnh im lìm. - Oi quá! - đoạn ông ta vẫy ngọn roi về phía chân trời xa xa. - Anh xem thế nào đến chiều cũng có giông.
Ảo ảnh phía chân trời
Đúng, đó chính là ảo ảnh, một trong những hiện tượng mà từ thời xa xưa, con người đã gắn nó với những sức mạnh bí ẩn, vô hình của tự nhiên. “Biển quỷ” - dân cư miền Bắc Phi hiện giờ còn gọi ảo ảnh như thế.
Ở phương Đông, ai cũng biết câu chuyện cổ tích về nàng tiên Morgana. Nàng thích trêu ghẹo những khách bộ hành mỏi mệt, chỉ cho họ thấy trên sa mạc những ốc đảo nở hoa, những hồ đầy ắp nước, những đô thị trù phú có những tháp giáo đường Hồi giáo với những vườn cây treo lơ lửng trên không trung. Nàng cho họ thấy chỉ để cám dỗ họ đi chệch đường. Sau đó, khi ảo ảnh đã tan ra trong không khí, nàng sẽ cười nhạo nỗi thất vọng của đám lữ khách ấy. Câu chuyện cổ này để lại dấu ấn của nó trong ngôn ngữ. Người ta gọi bất cứ hình ảnh hư ảo nào đánh lừa nào là phata-morgana, tức là nàng tiên Morgana.
Khi nói về ảo ảnh, người ta thường nghĩ đến một sa mạc cháy bỏng và đàn súc vật trở hàng đang lầm lũi bước đi trên biển cát nhấp nhô. Phía trước, bên đường chân trời mờ nhạt bỗng xuất hiện một bề mặt to lấp loáng. Cái gì vậy? Những con lạc đà dấn thêm vài bước, và trước mặt mọi người hiện lên cả một cái hồ lớn. Làn gió nhẹ làm mặt nước gợn lăn tăn.
Hồ nom rõ ràng đến nỗi không thể nghi ngờ gì về tính chất có thực của nó. Nhưng vài phút trôi qua, và cái hồ ma ấy bắt đầu bị lớp sương mù màu đỏ nhạt của sa mạc bao phủ, nó mất đi những đường nét rồi thình lình bay vút lên trời và mất hút.
Đó là ảo ảnh hồ, một thứ ảo ảnh phổ biến nhất, thường hay xuất hiện hơn cả. Trong những ngày nóng nực, những cái hồ trên sa mạc như vậy là một hiện tượng gặp ở Bắc phi. Chiều chiều, một khu vực nào đó bị nung đốt suốt ngày liền biến thành vùng đất ngập lụt. Tất cả những gì ở khoảng cách ba bốn cây số đều bị nước vây quanh. Những thôn xóm nom tựa như những hòn đảo giữa một cái hồ rộng. Càng lại gần làng, cái bờ của vùng nước ảo kia càng lùi ra xa và cái nhánh nước ngăn cách ta với làng dần dần trở nên hẹp lại cho đến khi biến mất hoàn toàn, còn cái hồ vẫn giữ nguyên hình dạng bắt đầu lùi xa dần và luôn luôn ở một khoảng cách không bao giờ đạt tới được.
Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng sông Vonga. Người ta cũng nhìn thấy ảo ảnh trên mặt đường láng nhựa: vào những ngày mặt trời thiêu đốt, có những “hố nước” trôi qua trước mũi xe như vừa mới qua cơn mưa vậy. Trên mặt hồ phản ánh những đám mây với bầu trời xanh. Ôtô chạy với vận tốc 60 kilômet một giờ, và suốt gần mười phút, ở phía trước luôn luôn nhìn thấy dải nước lừa dối kia. Và nếu những ảo ảnh tương tự không hề làm cho con người ta ngạc nhiên, thì những dạng ảo ảnh khác lại có thể không chỉ gây kinh ngạc, mà thậm chí còn dọa nạt được con người.
- Có lần tôi dừng lại bên lối vào một hẻm núi, - một người đã từng ở Angiêri kể lại, - và ngồi nghỉ trên một tảng đá. Bỗng nhiên ở bên dưới cách tôi chừng năm mươi mét, tôi nom thấy một người cũng ngồi trên một tảng đá. Khi tôi đứng dậy, người kia cũng đứng lên. Khi tôi lại gần người đó, thì anh ta cũng tiến lại phía tôi! Đến khi đến gần hơn thì vô cùng sửng sốt, tôi nhận ra chính mình trong con người đó. Sự giống nhau ấy làm tôi hoảng đến nỗi tôi chìa tay ra. Con người y hệt tôi kia cũng làm như vậy. Nhưng khi tôi quả quyết xáp lại gần hơn thì bóng ma biến mất.
Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, ở trên các biển, đều lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma - “Người Hà Lan bay”. Người thuyền trưởng của con tàu đó vì tội báng bổ chúa trời nên đã phải chịu tội suốt đời lang thang trên khắp các biển và đại dương mà không được bỏ neo ở đâu cả. Các thủy thủ tin rằng, việc gặp gỡ con tàu buồm ghê sợ đó là điềm báo trước tai họa đắm tàu.
http://www.maivoo.com/pictures_fullsize/15/caqvd1274752928.jpg
Thảo nguyên bao la trải dài vô tận. Mặt trời chói lọi đang nhô cao khỏi chân trời báo trước một ngày oi bức. Người đánh xe cho tôi cứ liếm môi hoài, thỉnh thoảng lại giục con ngựa xấu xí bước gióng một...
Ở phía trước hiện ra một mặt hồ lớn. Mặt nước hồ trải dài như một dải nước rộng dọc đường chân trời và nhận chìm cả những cột điện tín rung rinh với những cây bạch dương mọc thưa thớt trên thảo nguyên. Một con chim to vẫy cánh bay lên khỏi mặt nước và tiến lại phía chúng tôi, nó trở nên nhỏ dần trông thấy. Bỗng chẳng còn thấy hồ, chẳng còn thấy chim đâu nữa...
- Ảo ảnh mất rồi, - người đánh xe thốt lên phá vỡ cảnh im lìm. - Oi quá! - đoạn ông ta vẫy ngọn roi về phía chân trời xa xa. - Anh xem thế nào đến chiều cũng có giông.
Ảo ảnh phía chân trời
Đúng, đó chính là ảo ảnh, một trong những hiện tượng mà từ thời xa xưa, con người đã gắn nó với những sức mạnh bí ẩn, vô hình của tự nhiên. “Biển quỷ” - dân cư miền Bắc Phi hiện giờ còn gọi ảo ảnh như thế.
Ở phương Đông, ai cũng biết câu chuyện cổ tích về nàng tiên Morgana. Nàng thích trêu ghẹo những khách bộ hành mỏi mệt, chỉ cho họ thấy trên sa mạc những ốc đảo nở hoa, những hồ đầy ắp nước, những đô thị trù phú có những tháp giáo đường Hồi giáo với những vườn cây treo lơ lửng trên không trung. Nàng cho họ thấy chỉ để cám dỗ họ đi chệch đường. Sau đó, khi ảo ảnh đã tan ra trong không khí, nàng sẽ cười nhạo nỗi thất vọng của đám lữ khách ấy. Câu chuyện cổ này để lại dấu ấn của nó trong ngôn ngữ. Người ta gọi bất cứ hình ảnh hư ảo nào đánh lừa nào là phata-morgana, tức là nàng tiên Morgana.
Khi nói về ảo ảnh, người ta thường nghĩ đến một sa mạc cháy bỏng và đàn súc vật trở hàng đang lầm lũi bước đi trên biển cát nhấp nhô. Phía trước, bên đường chân trời mờ nhạt bỗng xuất hiện một bề mặt to lấp loáng. Cái gì vậy? Những con lạc đà dấn thêm vài bước, và trước mặt mọi người hiện lên cả một cái hồ lớn. Làn gió nhẹ làm mặt nước gợn lăn tăn.
Hồ nom rõ ràng đến nỗi không thể nghi ngờ gì về tính chất có thực của nó. Nhưng vài phút trôi qua, và cái hồ ma ấy bắt đầu bị lớp sương mù màu đỏ nhạt của sa mạc bao phủ, nó mất đi những đường nét rồi thình lình bay vút lên trời và mất hút.
Đó là ảo ảnh hồ, một thứ ảo ảnh phổ biến nhất, thường hay xuất hiện hơn cả. Trong những ngày nóng nực, những cái hồ trên sa mạc như vậy là một hiện tượng gặp ở Bắc phi. Chiều chiều, một khu vực nào đó bị nung đốt suốt ngày liền biến thành vùng đất ngập lụt. Tất cả những gì ở khoảng cách ba bốn cây số đều bị nước vây quanh. Những thôn xóm nom tựa như những hòn đảo giữa một cái hồ rộng. Càng lại gần làng, cái bờ của vùng nước ảo kia càng lùi ra xa và cái nhánh nước ngăn cách ta với làng dần dần trở nên hẹp lại cho đến khi biến mất hoàn toàn, còn cái hồ vẫn giữ nguyên hình dạng bắt đầu lùi xa dần và luôn luôn ở một khoảng cách không bao giờ đạt tới được.
Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng sông Vonga. Người ta cũng nhìn thấy ảo ảnh trên mặt đường láng nhựa: vào những ngày mặt trời thiêu đốt, có những “hố nước” trôi qua trước mũi xe như vừa mới qua cơn mưa vậy. Trên mặt hồ phản ánh những đám mây với bầu trời xanh. Ôtô chạy với vận tốc 60 kilômet một giờ, và suốt gần mười phút, ở phía trước luôn luôn nhìn thấy dải nước lừa dối kia. Và nếu những ảo ảnh tương tự không hề làm cho con người ta ngạc nhiên, thì những dạng ảo ảnh khác lại có thể không chỉ gây kinh ngạc, mà thậm chí còn dọa nạt được con người.
- Có lần tôi dừng lại bên lối vào một hẻm núi, - một người đã từng ở Angiêri kể lại, - và ngồi nghỉ trên một tảng đá. Bỗng nhiên ở bên dưới cách tôi chừng năm mươi mét, tôi nom thấy một người cũng ngồi trên một tảng đá. Khi tôi đứng dậy, người kia cũng đứng lên. Khi tôi lại gần người đó, thì anh ta cũng tiến lại phía tôi! Đến khi đến gần hơn thì vô cùng sửng sốt, tôi nhận ra chính mình trong con người đó. Sự giống nhau ấy làm tôi hoảng đến nỗi tôi chìa tay ra. Con người y hệt tôi kia cũng làm như vậy. Nhưng khi tôi quả quyết xáp lại gần hơn thì bóng ma biến mất.
Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, ở trên các biển, đều lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma - “Người Hà Lan bay”. Người thuyền trưởng của con tàu đó vì tội báng bổ chúa trời nên đã phải chịu tội suốt đời lang thang trên khắp các biển và đại dương mà không được bỏ neo ở đâu cả. Các thủy thủ tin rằng, việc gặp gỡ con tàu buồm ghê sợ đó là điềm báo trước tai họa đắm tàu.