PDA

View Full Version : Ngô Bảo Châu - giải thưởng Fields và những góc nhìn


RRRRRRR
08-26-2010, 11:44 AM
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2019469_anhNBC.jpg


GS Ngô Bảo Châu: "Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào"


Trong 70 năm qua (1936 – 2006), cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Năm nay, có hai người dưới 40 tuổi là Ngô Bảo Châu và một người Brazil trong tổng số 20 người được báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới.

"Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen: phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào, thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức".
GS. Ngô Bảo Châu


Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972)

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2020624_Ngo3.jpg Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields. (Ảnh chụp từ màn hình tường thuật trực tiếp của đại hội Toán học)

Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện Toán học (Việt Nam).
1978-1982: Học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ
!982-1986: Học sinh Trường THCS Trưng Vương
1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)
1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức
1990-1991: Học tại ĐH Tổng hợp Paris 6, Pháp
1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường Sư phạm cấp cao Paris (ENS)
1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.
1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại Trường ĐH Tổng hợp Paris 13.
2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)
2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.
2004- nay: Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11 (Pháp)
2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.
2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.
2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)
2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.
2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.
2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam
2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.
Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)


Sự kiện "Ngô Bảo Châu" đang là thông tin nóng hổi nhất trong thời gian qua. Đằng sau vinh quang của bản thân, gia đình, dân tộc là những góc nhìn khác nhau...
Xin mời mọi người cùng chia sẻ! :)

thang
08-26-2010, 12:03 PM
Xin mở màn: o:-) bằng một bài toán lớp một:

"Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn"

Thử hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó!

=> Bạn nào giải được thì cho mình hỏi luôn:
"Toán học là gì vậy ta?"

a
08-26-2010, 03:10 PM
Xin mở màn: o:-) bằng một bài toán lớp một:

"Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn"

Thử hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó!

=> Bạn nào giải được thì cho mình hỏi luôn:
"Toán học là gì vậy ta?"

1. Toán học là môn khoa học dậy cách tính toán và suy luận dựa trên những công thức và mệnh đề đã được chứng minh và kiểm chứng.
2. Bài toán trên có 2 cách giải
a. Giải theo kiểu số học
b. Giải theo kiểu đại số

thang
08-26-2010, 03:21 PM
2. Bài toán trên có 2 cách giải
a. Giải theo kiểu số học
b. Giải theo kiểu đại số

Câu trả lời rất hay đấy bạn a ạ :) Nếu chứng minh được rằng Số học và Đại số là như nhau thì ta sẽ dùng Công cụ nào tiện hơn =))

Xin tiếp tục mạn đàm:

Toán học là đếm, là cộng trừ nhân chia, là phương trình này nọ...để giúp con người trao đổi, mua bán, chia chát mọi vật (tiền vàng, thóc lúa, đất đai...) với nhau một cách dễ dàng hơn...Hiện đại hơn nữa, ngày nay toán học giúp chúng ta xây dựng nhà cửa, đường xá, chế tạo ra ôtô, tàu hỏa...một cách tốt nhất.

Nhưng rồi Toán học cũng tự nó phát triển giống như Nghệ thuật, Triết học, Tôn giáo...dần tách rời khỏi cuộc sống thực...Bởi lẽ những gì nhìn thấy được thì nhiều người nhìn rồi, những gì sờ thấy được thì nhiều người sờ rồi...

Giống như lòng ham hiểu biết của con người đã giúp tìm ra Châu Mỹ...thì mọi thời đại lòng ham hiểu biết đã thôi thúc chúng ta khám phá những điều trừu tượng hơn. Có lẽ đó chính là động lực của bao con người say mê với Toán học.

Cả thế giới này chỉ có vài (chục) giáo sư hiểu được "Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands". Còn lại cả tỉ người, chắc vẫn chỉ lờ mờ hiểu rằng đó là một cái gì đó rất siêu phàm, 30 năm mới giải được, còn ứng dụng ra sao thì chịu. Phương tiện thông tin đại chúng ở mình cũng chưa chỗ nào có những giải thích một cách nôm na về ý nghĩa của công trình này!
Ngay đến công trình thế kỷ là thuyết Tương đối của Eistein mà người ta còn tìm ra cách ví von: Đó là sự khác nhau của 3 phút ngồi trên lửa và 3 phút ngồi bên cạnh người yêu :)

Từ góc nhìn nào đó, chúng ta có thể ví Bổ đề này giống như việc chứng minh được sự đồng nhất giữa cơ thể người với chuột bạch ở trong y học vậy.
Điều này giống như việc thay vì mất công nghiên cứu con người đầy phức tạp và rủi ro cao, chúng ta chỉ cần nghiên cứu những chú chuột bạch ở trong phòng thí nghiệm mà thôi! Thật là một phát minh tuyệt vời!
Thành tựu của GS Ngô Bảo Châu, nói một cách nôm na thì nó na ná như vậy. Vì chứng minh được tính tương quan giữa Đại số và Giải tích nên những định lý mà Đại số thấy khó quá thì ta dùng Giải tích để làm, và ngược lại. Thật tiện lợi vô cùng!

duyniceboy
08-26-2010, 05:18 PM
Hum bữa,thấy phỏng vấn giao lưu Ngô Bảo Châu trên VTV6.
Ông đó có phong cách rất chi là khác người.
Đứng trả lời giao lưu.Và cứ với mỗi câu hỏi thì ổng đi lên trước vài ba bước rồi đi xuống vài bước.(Chắc học nhiều wá nên không nhớ đc phải đi qua đi lại để hồi tưởng).Và thấy ổng cởi mắt kiếng ra xoa xoa thái dương rồi cúi mặt xuống đất trả lời 1 số câu hỏi hơi hóc búa.
Trả lời thì rất lưu lóat thậm chí có phần nhanh.
Đúng là 1 phong cách rất khác thường.

a
08-27-2010, 10:55 AM
Câu trả lời rất hay đấy bạn a ạ :) Nếu chứng minh được rằng Số học và Đại số là như nhau thì ta sẽ dùng Công cụ nào tiện hơn =))

Xin tiếp tục mạn đàm:

Toán học là đếm, là cộng trừ nhân chia, là phương trình này nọ...để giúp con người trao đổi, mua bán, chia chát mọi vật (tiền vàng, thóc lúa, đất đai...) với nhau một cách dễ dàng hơn...Hiện đại hơn nữa, ngày nay toán học giúp chúng ta xây dựng nhà cửa, đường xá, chế tạo ra ôtô, tàu hỏa...một cách tốt nhất.

Nhưng rồi Toán học cũng tự nó phát triển giống như Nghệ thuật, Triết học, Tôn giáo...dần tách rời khỏi cuộc sống thực...Bởi lẽ những gì nhìn thấy được thì nhiều người nhìn rồi, những gì sờ thấy được thì nhiều người sờ rồi...

Giống như lòng ham hiểu biết của con người đã giúp tìm ra Châu Mỹ...thì mọi thời đại lòng ham hiểu biết đã thôi thúc chúng ta khám phá những điều trừu tượng hơn. Có lẽ đó chính là động lực của bao con người say mê với Toán học.

Cả thế giới này chỉ có vài (chục) giáo sư hiểu được "Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands". Còn lại cả tỉ người, chắc vẫn chỉ lờ mờ hiểu rằng đó là một cái gì đó rất siêu phàm, 30 năm mới giải được, còn ứng dụng ra sao thì chịu. Phương tiện thông tin đại chúng ở mình cũng chưa chỗ nào có những giải thích một cách nôm na về ý nghĩa của công trình này!
Ngay đến công trình thế kỷ là thuyết Tương đối của Eistein mà người ta còn tìm ra cách ví von: Đó là sự khác nhau của 3 phút ngồi trên lửa và 3 phút ngồi bên cạnh người yêu :)

Từ góc nhìn nào đó, chúng ta có thể ví Bổ đề này giống như việc chứng minh được sự đồng nhất giữa cơ thể người với chuột bạch ở trong y học vậy.
Điều này giống như việc thay vì mất công nghiên cứu con người đầy phức tạp và rủi ro cao, chúng ta chỉ cần nghiên cứu những chú chuột bạch ở trong phòng thí nghiệm mà thôi! Thật là một phát minh tuyệt vời!
Thành tựu của GS Ngô Bảo Châu, nói một cách nôm na thì nó na ná như vậy. Vì chứng minh được tính tương quan giữa Đại số và Giải tích nên những định lý mà Đại số thấy khó quá thì ta dùng Giải tích để làm, và ngược lại. Thật tiện lợi vô cùng!

Giải theo cách đại số:
Giả sử gà là x, chó là y
-> 2x + 4y=100
x+y=36
-> x=22, y=14
Hay là gà có 22 con, chó có 14 con

Giải theo cách số học
Giả sử có tất cả 36 con gà
tức là ta có 36x2=72 cái chân
như vậy là thừa 100-72 = 28 cái chân
tức là trong 36 con đó, những con chó (4 chân) sẽ là 28/2=14
vậy gà là 36-14=22 con

a
08-27-2010, 11:03 AM
Sau khi học phổ thông, chúng ta cũng thấy được sự tương quan giữa số học và đại số rồi. Cao hơn nữa thì là Giải tích, rồi tích phân...
Tất nhiên số học là cơ bản, nên dù công cụ đại số có hay hơn chúng ta vẫn thấy cái đẹp của số học, đó là cách suy luận nghiêng về tính tự nhiên hơn là logic của Đại số.
Và phải nắm vững được phương pháp luận số học (tức là học tốt ở cấp 1, cấp 2) ta mới có thể dùng được công cụ Đại số, và học tốt Đại số mới có thể hiểu được Giải tích.
Học Đại số mà quên số học thì cũng như cây mà rễ hỏng, cây càng cao thì sẽ càng yếu càng dễ gục, cành không vươn ra được.

Nói riêng trường hợp TS Ngô Bảo Châu, ông cũng toàn học các trường nổi tiếng và cũng có nền tảng vững chắc, trải qua một quá trình phấn đấu mới có ngày hôm nay.
Vậy thì chúng ta cũng phải không ngừng học hỏi phấn đấu và cố gắng.

Quan trọng nhất không phải là bằng cấp, giải thưởng, mà phải vượt qua được sức ỳ của chính bản thân mình thôi ạ

luomlat_goo
08-27-2010, 05:13 PM
Phải chăng sự kiện Ngô Bảo Châu lần này có thể nhìn theo góc độ: "Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân"?

luomlat_goo
08-28-2010, 07:31 AM
Từ bài toán số học giản dị về gà và chó, sau này chúng ta cũng biết tới bài toán vật lý quen thuộc của định luật Ôm (Ohm):

"2 bóng đèn, một loại có điện trở 20 Ôm, 1 loại có điện trở 30 Ôm, mắc nối tiếp vào nguồn điện 100 vôn. Thử hỏi điện áp trên mỗi bóng đèn đó là bao nhiêu vôn?"

Để giải bài toán này, chúng ta dùng Định luật Ôm để ra 2 phương trình đại số:
1) x + y = 100 (phương trình điện áp)
2) x/20 = y/30 (phương trình dòng điện)
Trong đó, x và y là điện áp cần tìm.

Sau khi giải ta có x=40 vôn, y=60 vôn.

Như vậy, cả 2 bài toán ở trên (bài toán gà và chó, với bài toán vật lý về dòng điện), chúng ta có chung một cách giải đối với x, y. Liệu có phải ngẫu nhiên hay không? Liệu trong đời sống thực tế có nhiều hiện tượng, sự việc...có thể giải bằng x, y như trên hay không?
Đó chính là một gợi ý nhỏ liên quan tới Bổ đề rất cao siêu của GS Ngô Bảo Châu, theo cách hiểu của tui :))

thang
08-29-2010, 11:33 AM
Đúng là thực tế còn nhiều bài toán như trên:
->Có tổng số 36 quả, vừa cam, vừa táo. Giá 2k/1 quả cam, 4k/1 quả táo. Người mua bỏ ra 100k thì mua được mấy quả cam, mấy quả táo?
...

Khái quát hóa tất cả những bài toán trên ta có:
(Tập hợp số lượng) x (Tập hợp chủng loại) = (Tổng số lượng)

Tập hợp số lượng có thể là số chân, giá thành, hay điện trở......
Tập hợp chủng loại có thể là gà, chó, hay là cam, táo, hay là điện áp....
và nhiều thứ khác nữa.

Bởi vậy, để biết được Tập hợp chủng loại, ta chỉ cần:

Tập hợp chủng loại = Tổng số lượng / Tập hợp số lượng

là xong!!!

Đó là một phần nhỏ của Bổ đề vô cùng trừu tượng của GS Ngô Bảo Châu.

Câu chuyện ở đây là gì? "Mọi thứ dù phức tạp và trừu tượng đến đâu thì đều có xuất phát điểm hết sức giản dị !".
Mọi suy nghĩ, việc làm, hãy bắt đầu từ việc giản dị các bạn nhé!

reina172
08-29-2010, 06:07 PM
ngô bảo châu.hôm nay tớ vừa được gặp xong dấy,cả phó thủ tướng nguyễn thiện nhân nữa, tiếc là không có kiểu ảnh nào để cho mọi người biết vì tớ đang làm việc không được chụp hình.
nhìn vị giáo sư 38 tuổi, giản dị lắm.tớ còn được thấy 3 đứa con gái nữa.hiiio

thang
08-29-2010, 10:30 PM
Một góc nhìn khác:
Trong một gia đình 5 anh em, tự nhiên có một người giỏi xuất sắc, được vinh danh.

Nếu từ thủa cơ hàn, 4 người còn lại chia cơm sẻ áo, nhường nhịn, động viên cho người còn lại thì khi vinh quang, đó là niềm vui chung.

Nhưng nếu từ thủa cơ hàn, 5 người đã mạnh ai người đó lo thì liệu khi vinh hiển, niềm vui đó có còn là niềm vui chung được nữa không? Hay chỉ là niềm vui nho nhỏ, vì cùng sinh ra trong một "nôi"?

Bài học: "Cùng chia sẻ cho nhau thủa cơ hàn, để khi vinh hiển, đó là niềm vui chung"

a
08-30-2010, 10:18 AM
vấn đề anh đưa ra lại thuộc phạm trù khác rồi
Nhưng tựu chung vẫn là tổng, hợp và lượng, có điều nó ở phạm trù nhân văn và con người
Cái này khó giải quyết rồi ạ