luomlat_goo
08-22-2010, 01:55 PM
Thỉnh thoảng thay đổi đề tài chút...Thấy có bài viết hay về cách nuôi dạy trẻ, đem post để cả nhà tham khảo cho...tương lai \\:)//
Trích theo "50 Ways to Bring Out Your Child's Best của Thomas Armstrong".
1. Cho con bạn có cơ hội tự tìm ra hứng thú của mình (nhận thức bản thân)
Phương pháp giáo dục truyền thống, kiểu nhồi vịt sẽ khiến tất cả mọi người quen với "tiếp nhận" chứ không học được cách tìm ra "cảm hứng" của mình trong quá trình học tập. Đào tạo cảm hứng của một người sẽ mang đến Cho cuộc sống rất nhiều niềm vui. Thế nên người lớn nên tạo cho con trẻ một môi trường thật phong phú, đồng thời cho phép con trẻ tìm hiểu và học tập theo cách của mình.
Trong quá trình học tập, tránh cho con áp lực dẫn đến phản tác dụng. Xây dụng kinh nghiệm học tập vui vẻ thoải mái, trước tiên hãy dẫn dắt con trẻ tìm ra động cơ học tập thì mới tìm ra hứng thú của chúng ở đâu.
2. Cho con tiếp xúc với các hoạt động khác nhau, kích thích bộc lộ tài năng của con trẻ.
Cho con trẻ cơ hội tiếp xúc với các loại hình hoạt động khác nhau, ví dụ như âm nhạc, chiêm ngưỡng tác phẩm hội hoạ, chụp ảnh trong vườn bách thú, thám hiểm thiên văn, địa lý, luyện tập thể dục thể thao... Đừng bao giờ tính toán trước kết quả con cái ta sẽ học được những gì. Người lớn có thể đứng bên ngoài quan sát để có thể tìm thấy khả năng của con cái trong một vài lĩnh vực nào đó một cách chính xác hơn. Ví dụ trong một buổi nghe hoà nhạc, đối với trẻ có phản ứng đặc biệt với tiết tấu âm nhạc, rất có thể trẻ đó có khả năng tiềm tàng về âm nhạc. Hoặc đối với trẻ thích quan sát côn trùng, rất có thể trẻ đó nhạy cảm với môn động vật học.
3. Cho phép con cái ta mắc sai lầm (dậy khả năng phán đoán đúng)
Con trẻ không có đủ kinh nghiệm cũng chưa chín muồi về khả năng suy luận logic nên thường không biết phán đoán đâu là đúng đâu là sai.
Nhưng cùng với sự trưởng thành, tri thức của con trẻ cũng tăng dần lên, bắt đầu có khả năng đưa ra quyết định chính xác. Trong quá trình đó, kinh nghiệm tích luỹ là rất quan trọng, nó cũng chính là con trẻ băt buộc phải có cơ hội học tập cách đưa ra quyết định. Trong quá trình học tập, đương nhiên sẽ có những phán đoán sai ví dụ như trời mùa đông lại mặc áo cộc tay... Với sự định hướng hỗ trợ của người lớn, những kinh nghiệm sai đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp trẻ đưa ra phán đoán chính xác cho những lần sau.
4. Thường xuyên nêu cho con các câu hỏi mở (dậy con khả năng tư duy độc lập)
Câu hỏi của cha mẹ có thể cho con cái tâm lý hiếu kỳ với môi trường xung
quanh khiến trẻ động não suy nghĩ. Nhưng vấn đề đặt câu hỏi là rất quan
trọng. Những câu hỏi kiểu Yes/ No không thực sự giúp trẻ suy nghĩ. Ví dụ như những câu hỏi như "Có phải vậy không?" "Có đúng không?" "Có được không?"
Tốt nhất, các câu hỏi đưa ra cho trẻ nên dùng phương pháp mở rộng, ví dụ như: " Con thấy thế nào?" "Con có cách gì không?" "Tại sao lại xuất hiện cầu vồng?"
Cách hỏi trẻ theo phương pháp mở rộng sẽ cho cha mẹ hiểu trẻ hơn từ những câu trả lời. Trẻ có thực sự hiểu ý câu hỏi của cha mẹ không và còn đạt được mục đích luyện cho trẻ có khả năng suy nghĩ, tư duy.
5. Xây dựng một chuyên gia gia đình đặc biệt (Tăng cường quan hệ gia đình và phát triển khả năng sáng tạo)
Hãy chọn một ngày lễ, ngày đặc biệt nào đó hoặc một ngày mọi người đều thích. Cả gia đình tổ chức một hoạt động gì đó, ví dụ như: Thi kể chuyện, tráo đổi vị trí... để cùng chia xẻ khả năng sáng tạo của mỗi người, cũng để con trẻ bộc lộ khả năng ở một lĩnh vực khác.
6. Không ép con học (xây dựng kinh nghiệm học tập vui vẻ)
Các ông bố bà mẹ hiện đại đều mong con cái mình giỏi giang hơn người khác, họ sắp xếp cho con cái học cả ngày, sau giờ đến trường là học phụ đạo và các môn nghệ thuật mà không hề hỏi xem con cái có muốn học hay không. Con cái chủ động muốn học mới khiến trẻ phát triển khả năng chuyên tâm. Mà chuyên tâm lại là điều kiện quan trọng trong học tập. Bị ép phải học một môn nào đó sẽ không giúp gì cho trẻ và tạo ra kinh nghiệm học tập không vui ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ sau này. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên ép trẻ học mà nên khích lệ trẻ học, để trẻ tìm thấy niềm vui trong học tập mà chủ động học.
7. Ta có thể kỳ vọng vào trẻ, nhưng phải hợp lý (trưởng thành theo từng bước đi của trẻ)
Mỗi ông bố bà mẹ đều mong con mình thành rồng, thành phượng, giỏi giang, vượt trội hơn so với trẻ khác, vì vậy thường nảy sinh những kỳ vọng quá cao. Chờ đợi quá nhiều so với khả năng của trẻ sẽ khiến trẻ thấy mình vô dụng và buông xuôi. Nếu các ông bố bà mẹ chờ mong đúng với thực lực của con cái mình, sau khi con cái đạt đến mục tiêu đó hãy tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sẽ khiến trẻ càng nhanh chóng đạt được mục tiêu cha mẹ đề ra.
8. Chia xẻ với con cái công việc của bạn (tăng cường quan hệ gia đình)
Ở rất nhiều bang của Mỹ có ngày của Bố và ngày của Mẹ. Trong những ngày này, các ông bố, bà mẹ được phép đưa con đến nơi họ làm việc, để con trẻ có cơ hội hiểu nội dung và những vất vả của bố mẹ trong công việc. Điều đó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Ngoài ra, bố mẹ sẽ là hình mẫu cho trẻ nếu có thái độ chăm chỉ làm việc.
9. Cho trẻ một môi trường cảm quan phong phú (khả năng cảm quan nhạy bén)
Trẻ từ 0 ~ 4 tuổi là giai đoạn phát triển cơ quan cảm giác nhạy bén nhất.
Cần có những kích thích đa dạng cho cơ quan cảm giác của trẻ, giúp trẻ phát triển khái niệm. Cha mẹ có thể xây dựng cho trẻ cơ hội vận dụng các cảm quan ứng dụng, như thị giác, thính giác, vị giác...
10. Hãy giữ lòng nhiệt tình trong học tập, con cái sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ bạn (dậy con thái độ học tập đúng đắn)
Rất nhiều ông bố, bà mẹ suốt ngày nhắc nhở con cái mình phải học tập chăm chỉ nhưng không nhìn thấy kết quả tích cực từ con cái. Phương pháp tốt nhất là dậy con qua bản thân mình. Cha mẹ có thể thường xuyên giữ được nhiệt tình học tập và tìm tòi cái mới, qua cha mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến thái độ học tập của trẻ.
11. Không cần "dán mác" cho trẻ (phát triển khái niệm tự thân)
Thời gian trước tuổi đi học là thời gian quan trọng để trẻ phát triển khái niệm tự thân. Khi còn chưa có khái niệm này, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng của những người xung quanh. Do vậy, đừng tuỳ tiện "dán mác" cho trẻ, ví dụ như: "con vẫn còn bé", "lớn lên con sẽ biết".... sẽ gây hạn chế cho sự phát triển và năng lực của trẻ.
12. Cha mẹ và con cái cùng đọc sách (dậy con thói quen tốt là chăm đọc sách)
Thói quen đọc sách phải được rèn luyện từ nhỏ. Theo một báo cáo, ngay từ nhỏ, trẻ thường xuyên nghe người lớn đọc truyện hoặc tự xem truyện, khi lớn lên trẻ sẽ nhanh chóng có thói quen chăm đọc sách.
13. Kể cho trẻ nghe những chuyện cười, hóm hỉnh để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
14. Không nên khắt khe hoặc xét nét đối với những việc trẻ làm
Khi trẻ chia xẻ tác phẩm của chúng với ta, chúng thường mong đợi được cha mẹ khẳng định thành quả đó. Hãy đừng lấy tiêu chuẩn người lớn của ta ra đánh giá thành quả của trẻ. Khi trẻ chưa đến trường, chúng sẽ có giai đoạn coi mình là trung tâm trong gia đình, bất cứ một lời phê bình nào của cha mẹ cũng khiến trẻ bị tổn thương trầm trọng. Người lớn chúng ta hãy học cách dùng từ ngữ truyền đạt cho trẻ những thông tin chính hướng. Ví dụ như: "Con dùng nhiều màu thật, có đỏ này, có xanh này, có vàng này. Màu sắc phong phú ghê." và hạn chế những câu kiểu như: "Sao con vẽ linh tinh thế này, màu sắc nhiều quá."
Thông tin chính hưỡng sẽ khiến trẻ được động viên, tiếp tục thể hiện những hành động tốt. Ngược lại, trẻ sẽ thu mình hoặc chây ỳ không học cách tiến lên nữa nếu như trẻ chỉ nhận được những thông tin mang tính tiêu cực.
15. Nói chuyện với con và học cách lắng nghe.
Mỗi ngày hãy bỏ vài chục phút để nói chuyện phiếm với con. Việc này rất quan trọng, từ những lúc nói chuyện với con, ta sẽ biết được ý nghĩ của trẻ, biết được nhu cầu của trẻ. Trong quá trình đó, người lớn chúng ta cũng sẽ học được cách lắng nghe, rất nhiều các bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn nghe trẻ nói hết đã ngắt lời chỉnh quan niệm không đúng của trẻ ngay lập tức. Với thái độ của cha mẹ như vậy, trẻ sẽ dần không muốn chia xẻ với cha mẹ về suy nghĩ của mình nữa, vô hình chung tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ với con.
(còn tiếp)
Trích theo "50 Ways to Bring Out Your Child's Best của Thomas Armstrong".
1. Cho con bạn có cơ hội tự tìm ra hứng thú của mình (nhận thức bản thân)
Phương pháp giáo dục truyền thống, kiểu nhồi vịt sẽ khiến tất cả mọi người quen với "tiếp nhận" chứ không học được cách tìm ra "cảm hứng" của mình trong quá trình học tập. Đào tạo cảm hứng của một người sẽ mang đến Cho cuộc sống rất nhiều niềm vui. Thế nên người lớn nên tạo cho con trẻ một môi trường thật phong phú, đồng thời cho phép con trẻ tìm hiểu và học tập theo cách của mình.
Trong quá trình học tập, tránh cho con áp lực dẫn đến phản tác dụng. Xây dụng kinh nghiệm học tập vui vẻ thoải mái, trước tiên hãy dẫn dắt con trẻ tìm ra động cơ học tập thì mới tìm ra hứng thú của chúng ở đâu.
2. Cho con tiếp xúc với các hoạt động khác nhau, kích thích bộc lộ tài năng của con trẻ.
Cho con trẻ cơ hội tiếp xúc với các loại hình hoạt động khác nhau, ví dụ như âm nhạc, chiêm ngưỡng tác phẩm hội hoạ, chụp ảnh trong vườn bách thú, thám hiểm thiên văn, địa lý, luyện tập thể dục thể thao... Đừng bao giờ tính toán trước kết quả con cái ta sẽ học được những gì. Người lớn có thể đứng bên ngoài quan sát để có thể tìm thấy khả năng của con cái trong một vài lĩnh vực nào đó một cách chính xác hơn. Ví dụ trong một buổi nghe hoà nhạc, đối với trẻ có phản ứng đặc biệt với tiết tấu âm nhạc, rất có thể trẻ đó có khả năng tiềm tàng về âm nhạc. Hoặc đối với trẻ thích quan sát côn trùng, rất có thể trẻ đó nhạy cảm với môn động vật học.
3. Cho phép con cái ta mắc sai lầm (dậy khả năng phán đoán đúng)
Con trẻ không có đủ kinh nghiệm cũng chưa chín muồi về khả năng suy luận logic nên thường không biết phán đoán đâu là đúng đâu là sai.
Nhưng cùng với sự trưởng thành, tri thức của con trẻ cũng tăng dần lên, bắt đầu có khả năng đưa ra quyết định chính xác. Trong quá trình đó, kinh nghiệm tích luỹ là rất quan trọng, nó cũng chính là con trẻ băt buộc phải có cơ hội học tập cách đưa ra quyết định. Trong quá trình học tập, đương nhiên sẽ có những phán đoán sai ví dụ như trời mùa đông lại mặc áo cộc tay... Với sự định hướng hỗ trợ của người lớn, những kinh nghiệm sai đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp trẻ đưa ra phán đoán chính xác cho những lần sau.
4. Thường xuyên nêu cho con các câu hỏi mở (dậy con khả năng tư duy độc lập)
Câu hỏi của cha mẹ có thể cho con cái tâm lý hiếu kỳ với môi trường xung
quanh khiến trẻ động não suy nghĩ. Nhưng vấn đề đặt câu hỏi là rất quan
trọng. Những câu hỏi kiểu Yes/ No không thực sự giúp trẻ suy nghĩ. Ví dụ như những câu hỏi như "Có phải vậy không?" "Có đúng không?" "Có được không?"
Tốt nhất, các câu hỏi đưa ra cho trẻ nên dùng phương pháp mở rộng, ví dụ như: " Con thấy thế nào?" "Con có cách gì không?" "Tại sao lại xuất hiện cầu vồng?"
Cách hỏi trẻ theo phương pháp mở rộng sẽ cho cha mẹ hiểu trẻ hơn từ những câu trả lời. Trẻ có thực sự hiểu ý câu hỏi của cha mẹ không và còn đạt được mục đích luyện cho trẻ có khả năng suy nghĩ, tư duy.
5. Xây dựng một chuyên gia gia đình đặc biệt (Tăng cường quan hệ gia đình và phát triển khả năng sáng tạo)
Hãy chọn một ngày lễ, ngày đặc biệt nào đó hoặc một ngày mọi người đều thích. Cả gia đình tổ chức một hoạt động gì đó, ví dụ như: Thi kể chuyện, tráo đổi vị trí... để cùng chia xẻ khả năng sáng tạo của mỗi người, cũng để con trẻ bộc lộ khả năng ở một lĩnh vực khác.
6. Không ép con học (xây dựng kinh nghiệm học tập vui vẻ)
Các ông bố bà mẹ hiện đại đều mong con cái mình giỏi giang hơn người khác, họ sắp xếp cho con cái học cả ngày, sau giờ đến trường là học phụ đạo và các môn nghệ thuật mà không hề hỏi xem con cái có muốn học hay không. Con cái chủ động muốn học mới khiến trẻ phát triển khả năng chuyên tâm. Mà chuyên tâm lại là điều kiện quan trọng trong học tập. Bị ép phải học một môn nào đó sẽ không giúp gì cho trẻ và tạo ra kinh nghiệm học tập không vui ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ sau này. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên ép trẻ học mà nên khích lệ trẻ học, để trẻ tìm thấy niềm vui trong học tập mà chủ động học.
7. Ta có thể kỳ vọng vào trẻ, nhưng phải hợp lý (trưởng thành theo từng bước đi của trẻ)
Mỗi ông bố bà mẹ đều mong con mình thành rồng, thành phượng, giỏi giang, vượt trội hơn so với trẻ khác, vì vậy thường nảy sinh những kỳ vọng quá cao. Chờ đợi quá nhiều so với khả năng của trẻ sẽ khiến trẻ thấy mình vô dụng và buông xuôi. Nếu các ông bố bà mẹ chờ mong đúng với thực lực của con cái mình, sau khi con cái đạt đến mục tiêu đó hãy tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sẽ khiến trẻ càng nhanh chóng đạt được mục tiêu cha mẹ đề ra.
8. Chia xẻ với con cái công việc của bạn (tăng cường quan hệ gia đình)
Ở rất nhiều bang của Mỹ có ngày của Bố và ngày của Mẹ. Trong những ngày này, các ông bố, bà mẹ được phép đưa con đến nơi họ làm việc, để con trẻ có cơ hội hiểu nội dung và những vất vả của bố mẹ trong công việc. Điều đó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Ngoài ra, bố mẹ sẽ là hình mẫu cho trẻ nếu có thái độ chăm chỉ làm việc.
9. Cho trẻ một môi trường cảm quan phong phú (khả năng cảm quan nhạy bén)
Trẻ từ 0 ~ 4 tuổi là giai đoạn phát triển cơ quan cảm giác nhạy bén nhất.
Cần có những kích thích đa dạng cho cơ quan cảm giác của trẻ, giúp trẻ phát triển khái niệm. Cha mẹ có thể xây dựng cho trẻ cơ hội vận dụng các cảm quan ứng dụng, như thị giác, thính giác, vị giác...
10. Hãy giữ lòng nhiệt tình trong học tập, con cái sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ bạn (dậy con thái độ học tập đúng đắn)
Rất nhiều ông bố, bà mẹ suốt ngày nhắc nhở con cái mình phải học tập chăm chỉ nhưng không nhìn thấy kết quả tích cực từ con cái. Phương pháp tốt nhất là dậy con qua bản thân mình. Cha mẹ có thể thường xuyên giữ được nhiệt tình học tập và tìm tòi cái mới, qua cha mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến thái độ học tập của trẻ.
11. Không cần "dán mác" cho trẻ (phát triển khái niệm tự thân)
Thời gian trước tuổi đi học là thời gian quan trọng để trẻ phát triển khái niệm tự thân. Khi còn chưa có khái niệm này, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng của những người xung quanh. Do vậy, đừng tuỳ tiện "dán mác" cho trẻ, ví dụ như: "con vẫn còn bé", "lớn lên con sẽ biết".... sẽ gây hạn chế cho sự phát triển và năng lực của trẻ.
12. Cha mẹ và con cái cùng đọc sách (dậy con thói quen tốt là chăm đọc sách)
Thói quen đọc sách phải được rèn luyện từ nhỏ. Theo một báo cáo, ngay từ nhỏ, trẻ thường xuyên nghe người lớn đọc truyện hoặc tự xem truyện, khi lớn lên trẻ sẽ nhanh chóng có thói quen chăm đọc sách.
13. Kể cho trẻ nghe những chuyện cười, hóm hỉnh để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
14. Không nên khắt khe hoặc xét nét đối với những việc trẻ làm
Khi trẻ chia xẻ tác phẩm của chúng với ta, chúng thường mong đợi được cha mẹ khẳng định thành quả đó. Hãy đừng lấy tiêu chuẩn người lớn của ta ra đánh giá thành quả của trẻ. Khi trẻ chưa đến trường, chúng sẽ có giai đoạn coi mình là trung tâm trong gia đình, bất cứ một lời phê bình nào của cha mẹ cũng khiến trẻ bị tổn thương trầm trọng. Người lớn chúng ta hãy học cách dùng từ ngữ truyền đạt cho trẻ những thông tin chính hướng. Ví dụ như: "Con dùng nhiều màu thật, có đỏ này, có xanh này, có vàng này. Màu sắc phong phú ghê." và hạn chế những câu kiểu như: "Sao con vẽ linh tinh thế này, màu sắc nhiều quá."
Thông tin chính hưỡng sẽ khiến trẻ được động viên, tiếp tục thể hiện những hành động tốt. Ngược lại, trẻ sẽ thu mình hoặc chây ỳ không học cách tiến lên nữa nếu như trẻ chỉ nhận được những thông tin mang tính tiêu cực.
15. Nói chuyện với con và học cách lắng nghe.
Mỗi ngày hãy bỏ vài chục phút để nói chuyện phiếm với con. Việc này rất quan trọng, từ những lúc nói chuyện với con, ta sẽ biết được ý nghĩ của trẻ, biết được nhu cầu của trẻ. Trong quá trình đó, người lớn chúng ta cũng sẽ học được cách lắng nghe, rất nhiều các bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn nghe trẻ nói hết đã ngắt lời chỉnh quan niệm không đúng của trẻ ngay lập tức. Với thái độ của cha mẹ như vậy, trẻ sẽ dần không muốn chia xẻ với cha mẹ về suy nghĩ của mình nữa, vô hình chung tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ với con.
(còn tiếp)