bb91
08-15-2010, 11:21 PM
Nhỏ nhất như con chuột và kiêu dũng nhất như con rồng, mười hai con giáp trong lịch can - chi vẫn mãi thôi thúc lẽ nghĩ suy của muôn vạn kiếp đời trong cái nghiệp tận hằng của sự hiểu và cả “sự” làm người.
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:TcsxPbqK1ZAS7M:l
Trong mười hai con giáp, con chuột bé nhỏ nhưng là loài tinh ma nhất. Nó có thể “sa chĩnh gạo” để hớn hở suốt đời. Vì con rồng mang mệnh vua, không ai biết và không ai nhìn thấy nên ngựa là loài to xác nhất dù có con trâu đứng đó trong cù lần, thô kệch. Chín con có bốn chân, hai không chân (tất nhiên vẫn có người cho rằng rồng có chân) và chỉ duy nhất loài gà có hai chân. Gà là đại biểu duy nhất của một “hội đồng” chỉ có hai chân. Đây không thể là ngẫu nhiên bởi mười hai con giáp là tư duy có chọn lọc để tạo nên sự khúc chiết tự lâu rồi.
Cứ nhìn ngắm loài gà là tôi lại nghĩ đến loài người. Không phải chỉ bởi chúng có hai chân, có “đôi tay” bất lực không thể bay, không thể cầm nắm hay sờ mó mà bởi tôi luôn nghĩ chúng như là hiện thân của tuổi xa xưa, dại dột của loài người.
1. Gà có cái đầu quá nhỏ trong một thế giới rộng lớn của sự hiểu biết. Do vậy, gà không bao giờ có khả năng để “hoá giải” những vấn đề phức tạp chẳng hạn như một cái trứng hay mười hai cái trứng, hoặc không, nó vẫn nằm ấp như thường. Đối với loài gà, vũ trụ là một cái gì đó vừa đủ để sinh tồn. Không khi nào loài vật này băn khoăn lũ gà con là con ai mà chúng chỉ cần biết đó là con mình. Một khi gà mẹ nghĩ rằng đó là con mình thì tất cả những điều còn lại là vô nghĩa. Khoảng không gian sinh tồn hợp lý đối với gà mẹ là lợi ích có thể nhất cho lũ con của nó. Gà là loài vật cho thấy một hình ảnh rõ ràng và dễ hiểu nhất về mơ ước phồn thực của loài người. Một bầy con đông đúc, quây quần ấm cúng xung quang gà mẹ bao giờ cũng là sự thoả mãn đầy hưng phấn và cả nỗi xúc động. Quan hệ giữa mẹ con nhà gà là một mối quan hệ sòng phẳng, rành mạch như quan hệ của người... Mỹ! Trong thời gian nuôi con, gà mẹ hy sinh tất cả cho lũ con của nó. Thế nhưng, một khi con nó đã trưởng thành là dứt khoát, không thương tiếc; nó “cắt đứt” mọi mối ràng buộc, một lần và mãi mãi. Đây là bài học mà ngay cả con người cũng còn thua xa. Con người vẫn luôn luôn muốn dựa dẫm vào nhau cho dù đã thật sự trưởng thành.
2. “Bươi quào” để kiếm ăn là dẫn chứng đầy đủ nhất của kiếp gà. Cần cù, chăm chỉ suốt ngày không lúc nào ngừng nghỉ, loài gà cho thấy rõ một hình ảnh thật chân xác về sự vất vả và khó nhọc để sinh tồn. Đây cũng là loại vật duy nhất trên thế giới này kiếm ăn bằng... chân, tất nhiên không kể các cầu thủ bóng đá! Do không có móng vuốt và sự nhanh nhẹn như loài mèo; không có nọc độc như loài rắn nên sự khó khăn của gà càng như phải nhân lên gấp bội. Hàng chục lượt, thậm chí là hàng trăm lần cào bới nhiều khi chẳng kiếm được gì. Loài gà chấp nhận điều đó như là một mặc nhiên của số phận và không hề phàn nàn, không hề thất vọng, không hề hết kiên nhẫn và bền bỉ. Không phải ngẫu nhiên mà loài gà gần gũi, thân thiết đến thế với làng quê xưa. Chúng như là một ánh phản chân xác của những người suốt đời “một nắng hai sương”; quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sự khó nhọc của gà không khác gì người nông dân: được ăn hay không còn tuỳ thuộc vào mệnh trời. Một trận bão khi lúa vừa chín tới rất giống với những trận mưa dài lê thê khiến loài gà chẳng thể bươi cào, nhưng vẫn phải sống, phải tồn tại trong đói rét.
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSIaAw7V3sSDlC9mZBSIJxF8uDdUcnDo KJcbLx05I1btmWnYug&t=1&usg=__s1Rhqlwvj4H-1wx8KM2swSY7tjA=
3. Có lẽ chẳng có loài vật nào ngay cả trong giấc ngủ cũng phải chịu đựng khó khăn tội nghiệp như loài gà. Hai chân của chúng bám chắc vào một nhánh cây hay một khúc tre. Chúng vừa ngủ vừa phải giữ thăng bằng. Xét trên ý nghĩa sinh lý học, gà là loài không bao giờ có được một giấc ngủ sâu. Đó là chưa kể con gà trống cứ gáy suốt đêm để chờ trời sáng. Gà trống gáy thì tất nhiên các ả gà mái cũng chẳng thể ngủ yên. Loài gà còn là loài vật độc nhất tắm không cần nước. Cát và đất là những “hạt nước” của chúng. Mặc dầu kỳ cục vậy nhưng chúng vẫn “kỳ cọ” rất cẩn thận trong một lần tắm khá dài. Như thế để thấy rằng ngay cả “thú vui” tắm táp, họ hàng gà cũng cực nhọc và tất nhiên là hổng giống ai.
4. Loài gà trong suy nghĩ của tôi là loài vật number one về tính kiên nhẫn. Suốt ngày nằm trên ổ rơm để ấp trứng. Nếu trời mưa, gà mái có thể nằm lỳ suốt mấy ngày. Đó là một tư thế vô cùng khó: cánh phải luôn xoè ra để che cho hết ổ trứng; chân và thân mình thì phải hạn chế cử động hết cỡ bởi nếu ngược lại là mất nhiệt, trứng khó nở thành con. Tình mẫu tử trong những ngày ấp trứng là một sự thiêng liêng khó giải thích. Ta sẽ dễ cho qua bằng cái chậc lưỡi về bản năng sinh tồn. Làm sao lại đơn giản đến thế khi quan sát một thực tế: từ lúc những cái mỏ tý hon nhô ra khỏi vỏ trứng cũng là lúc gà mẹ tục tục gọi con và sẽ tiếp tục gọi như thế, không ngừng nghỉ suốt mấy tháng ròng. Gà mẹ sẽ không bao giờ rời xa đàn con dù chỉ vài bước. Nó yếu ớt và dễ bị tấn công lắm nhưng nó sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để bảo vệ đàn con của nó. Khi kiếm được thức ăn, gà mẹ luôn nhường cho con, nó chỉ ăn cái phần còn thừa lại sau khi đàn con đã no nê. Mỗi lần nhìn đàn gà con tíu tít xung quanh mẹ chúng, bao giờ ta cũng có cảm giác thật là dễ chịu về sự ấm cúng; về cái lẽ da diết của sự sẻ chia, về hạnh phúc của những điều cho và nhận...
5. Trong cuộc sống của những người nông dân xưa, những con vật xung quanh họ là một phần của chính bản thân họ. Về mặt này, Ngô Thừa Ân là một thiên tài: bốn thầy trò Đường Tăng và cả con ngựa bạch là năm thuộc tính của một con người.
Người nông dân xưa kia, trong quan hệ với con trâu hay con bò là quan hệ chịu ơn bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trâu ơi ta bảo trâu này; Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta. Với con chó là quan hệ “bạn bè”, quan hệ tin cậy, quan hệ khen ngợi đối với một loài vật không bao giờ phản bội và có “tinh thần trách nhiệm” rất cao. Với loài lợn (heo) thì rõ ràng là mối quan hệ của dành dụm; một cách để tiết kiệm sức lao động và lương thực, thực phẩm dôi, dư...
Hầu như không có nhà nào không nuôi gà. Gà trở thành loài vật gần gũi nhất và dễ nuôi. Thậm chí có những gia đình (trước đây) chẳng cho gà ăn bao giờ. Ở Nghệ Tĩnh quê tôi có câu: “Cơm mô cho đầy bụng chó, ló (lúa) mô cho đầy điều gà”. Sự thực, mỗi ngày, đối với người nông dân xưa, gà luôn cho những quả trứng “vàng”. Đó là nguồn thực phẩm quý giá, vừa phải mà gần như là không... tốn tiền.
Vậy thì vì sao gà trở thành một trong mười hai con giáp? Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Tất nhiên người viết bài này cũng chỉ mạn phép để nhàn đàm trong Tết Con Gà mà thôi. 5 vấn đề tôi nêu ở trên là những khái quát “sơ sơ” khi men rượu nồng của ngày Tết đang lơ lất trong mắt ai. Nhưng dù sao cũng phải “nhìn thẳng vào sự thật”.
Trước hết, gà là loài vật gần gũi nhất với sân và vườn nhà. Ngày nào chúng cũng có thể đem đến niềm vui trong những tiếng tục ta, tục tác rộn ràng. Đây là phần dường như không thể thiếu được mỗi ngày. Thứ hai, gà là biểu tượng, thậm chí là “tấm gương”, ánh phản của sự cần cù, lam lũ, cam chịu và bổn phận của chính bản thân con người. Con trâu cũng cam chịu và vất vả nhưng nó im lặng quá, nó “khô khan” quá. Thứ ba, gà là hiện thân đích thực, rõ ràng, đầy đủ của thời gian. Thậm chí trong cách nghĩ của tôi, gà gần như là Chronus - vị thần thời gian trong thần thoại Hy Lạp. Tiếng gà gáy đã trở thành phần nhất định phải có trong mọi kiếp đời.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSdXQ2KVnYJWkZzu0xNoJOHhq459LIqv 4oer5OtbSPw5uYDO4s&t=1&usg=__qoGufxJ5NuD2YkUmka5ehCuBGGs=
Nếu có chút thời gian sau những giờ lao động mệt mỏi và suy tư nào đó, bạn hãy thử quan sát một đàn gà con đang ríu rít, dại khờ với những ánh mắt trong veo xung quanh mẹ nó; tôi bảo đảm một cách chắc chắn rằng, nhất định bạn sẽ mỉm cười và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Đôi khi chỉ bấy nhiêu thôi, loài GÀ đã vô cùng xứng đáng để “sánh vai” cùng hổ và rồng mà chẳng hề phải xấu hổ một tẹo nào...
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2007/09/05/118899334314.JPG
T.V.H
(nguồn: TCSH số 192)
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:TcsxPbqK1ZAS7M:l
Trong mười hai con giáp, con chuột bé nhỏ nhưng là loài tinh ma nhất. Nó có thể “sa chĩnh gạo” để hớn hở suốt đời. Vì con rồng mang mệnh vua, không ai biết và không ai nhìn thấy nên ngựa là loài to xác nhất dù có con trâu đứng đó trong cù lần, thô kệch. Chín con có bốn chân, hai không chân (tất nhiên vẫn có người cho rằng rồng có chân) và chỉ duy nhất loài gà có hai chân. Gà là đại biểu duy nhất của một “hội đồng” chỉ có hai chân. Đây không thể là ngẫu nhiên bởi mười hai con giáp là tư duy có chọn lọc để tạo nên sự khúc chiết tự lâu rồi.
Cứ nhìn ngắm loài gà là tôi lại nghĩ đến loài người. Không phải chỉ bởi chúng có hai chân, có “đôi tay” bất lực không thể bay, không thể cầm nắm hay sờ mó mà bởi tôi luôn nghĩ chúng như là hiện thân của tuổi xa xưa, dại dột của loài người.
1. Gà có cái đầu quá nhỏ trong một thế giới rộng lớn của sự hiểu biết. Do vậy, gà không bao giờ có khả năng để “hoá giải” những vấn đề phức tạp chẳng hạn như một cái trứng hay mười hai cái trứng, hoặc không, nó vẫn nằm ấp như thường. Đối với loài gà, vũ trụ là một cái gì đó vừa đủ để sinh tồn. Không khi nào loài vật này băn khoăn lũ gà con là con ai mà chúng chỉ cần biết đó là con mình. Một khi gà mẹ nghĩ rằng đó là con mình thì tất cả những điều còn lại là vô nghĩa. Khoảng không gian sinh tồn hợp lý đối với gà mẹ là lợi ích có thể nhất cho lũ con của nó. Gà là loài vật cho thấy một hình ảnh rõ ràng và dễ hiểu nhất về mơ ước phồn thực của loài người. Một bầy con đông đúc, quây quần ấm cúng xung quang gà mẹ bao giờ cũng là sự thoả mãn đầy hưng phấn và cả nỗi xúc động. Quan hệ giữa mẹ con nhà gà là một mối quan hệ sòng phẳng, rành mạch như quan hệ của người... Mỹ! Trong thời gian nuôi con, gà mẹ hy sinh tất cả cho lũ con của nó. Thế nhưng, một khi con nó đã trưởng thành là dứt khoát, không thương tiếc; nó “cắt đứt” mọi mối ràng buộc, một lần và mãi mãi. Đây là bài học mà ngay cả con người cũng còn thua xa. Con người vẫn luôn luôn muốn dựa dẫm vào nhau cho dù đã thật sự trưởng thành.
2. “Bươi quào” để kiếm ăn là dẫn chứng đầy đủ nhất của kiếp gà. Cần cù, chăm chỉ suốt ngày không lúc nào ngừng nghỉ, loài gà cho thấy rõ một hình ảnh thật chân xác về sự vất vả và khó nhọc để sinh tồn. Đây cũng là loại vật duy nhất trên thế giới này kiếm ăn bằng... chân, tất nhiên không kể các cầu thủ bóng đá! Do không có móng vuốt và sự nhanh nhẹn như loài mèo; không có nọc độc như loài rắn nên sự khó khăn của gà càng như phải nhân lên gấp bội. Hàng chục lượt, thậm chí là hàng trăm lần cào bới nhiều khi chẳng kiếm được gì. Loài gà chấp nhận điều đó như là một mặc nhiên của số phận và không hề phàn nàn, không hề thất vọng, không hề hết kiên nhẫn và bền bỉ. Không phải ngẫu nhiên mà loài gà gần gũi, thân thiết đến thế với làng quê xưa. Chúng như là một ánh phản chân xác của những người suốt đời “một nắng hai sương”; quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sự khó nhọc của gà không khác gì người nông dân: được ăn hay không còn tuỳ thuộc vào mệnh trời. Một trận bão khi lúa vừa chín tới rất giống với những trận mưa dài lê thê khiến loài gà chẳng thể bươi cào, nhưng vẫn phải sống, phải tồn tại trong đói rét.
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSIaAw7V3sSDlC9mZBSIJxF8uDdUcnDo KJcbLx05I1btmWnYug&t=1&usg=__s1Rhqlwvj4H-1wx8KM2swSY7tjA=
3. Có lẽ chẳng có loài vật nào ngay cả trong giấc ngủ cũng phải chịu đựng khó khăn tội nghiệp như loài gà. Hai chân của chúng bám chắc vào một nhánh cây hay một khúc tre. Chúng vừa ngủ vừa phải giữ thăng bằng. Xét trên ý nghĩa sinh lý học, gà là loài không bao giờ có được một giấc ngủ sâu. Đó là chưa kể con gà trống cứ gáy suốt đêm để chờ trời sáng. Gà trống gáy thì tất nhiên các ả gà mái cũng chẳng thể ngủ yên. Loài gà còn là loài vật độc nhất tắm không cần nước. Cát và đất là những “hạt nước” của chúng. Mặc dầu kỳ cục vậy nhưng chúng vẫn “kỳ cọ” rất cẩn thận trong một lần tắm khá dài. Như thế để thấy rằng ngay cả “thú vui” tắm táp, họ hàng gà cũng cực nhọc và tất nhiên là hổng giống ai.
4. Loài gà trong suy nghĩ của tôi là loài vật number one về tính kiên nhẫn. Suốt ngày nằm trên ổ rơm để ấp trứng. Nếu trời mưa, gà mái có thể nằm lỳ suốt mấy ngày. Đó là một tư thế vô cùng khó: cánh phải luôn xoè ra để che cho hết ổ trứng; chân và thân mình thì phải hạn chế cử động hết cỡ bởi nếu ngược lại là mất nhiệt, trứng khó nở thành con. Tình mẫu tử trong những ngày ấp trứng là một sự thiêng liêng khó giải thích. Ta sẽ dễ cho qua bằng cái chậc lưỡi về bản năng sinh tồn. Làm sao lại đơn giản đến thế khi quan sát một thực tế: từ lúc những cái mỏ tý hon nhô ra khỏi vỏ trứng cũng là lúc gà mẹ tục tục gọi con và sẽ tiếp tục gọi như thế, không ngừng nghỉ suốt mấy tháng ròng. Gà mẹ sẽ không bao giờ rời xa đàn con dù chỉ vài bước. Nó yếu ớt và dễ bị tấn công lắm nhưng nó sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để bảo vệ đàn con của nó. Khi kiếm được thức ăn, gà mẹ luôn nhường cho con, nó chỉ ăn cái phần còn thừa lại sau khi đàn con đã no nê. Mỗi lần nhìn đàn gà con tíu tít xung quanh mẹ chúng, bao giờ ta cũng có cảm giác thật là dễ chịu về sự ấm cúng; về cái lẽ da diết của sự sẻ chia, về hạnh phúc của những điều cho và nhận...
5. Trong cuộc sống của những người nông dân xưa, những con vật xung quanh họ là một phần của chính bản thân họ. Về mặt này, Ngô Thừa Ân là một thiên tài: bốn thầy trò Đường Tăng và cả con ngựa bạch là năm thuộc tính của một con người.
Người nông dân xưa kia, trong quan hệ với con trâu hay con bò là quan hệ chịu ơn bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trâu ơi ta bảo trâu này; Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta. Với con chó là quan hệ “bạn bè”, quan hệ tin cậy, quan hệ khen ngợi đối với một loài vật không bao giờ phản bội và có “tinh thần trách nhiệm” rất cao. Với loài lợn (heo) thì rõ ràng là mối quan hệ của dành dụm; một cách để tiết kiệm sức lao động và lương thực, thực phẩm dôi, dư...
Hầu như không có nhà nào không nuôi gà. Gà trở thành loài vật gần gũi nhất và dễ nuôi. Thậm chí có những gia đình (trước đây) chẳng cho gà ăn bao giờ. Ở Nghệ Tĩnh quê tôi có câu: “Cơm mô cho đầy bụng chó, ló (lúa) mô cho đầy điều gà”. Sự thực, mỗi ngày, đối với người nông dân xưa, gà luôn cho những quả trứng “vàng”. Đó là nguồn thực phẩm quý giá, vừa phải mà gần như là không... tốn tiền.
Vậy thì vì sao gà trở thành một trong mười hai con giáp? Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Tất nhiên người viết bài này cũng chỉ mạn phép để nhàn đàm trong Tết Con Gà mà thôi. 5 vấn đề tôi nêu ở trên là những khái quát “sơ sơ” khi men rượu nồng của ngày Tết đang lơ lất trong mắt ai. Nhưng dù sao cũng phải “nhìn thẳng vào sự thật”.
Trước hết, gà là loài vật gần gũi nhất với sân và vườn nhà. Ngày nào chúng cũng có thể đem đến niềm vui trong những tiếng tục ta, tục tác rộn ràng. Đây là phần dường như không thể thiếu được mỗi ngày. Thứ hai, gà là biểu tượng, thậm chí là “tấm gương”, ánh phản của sự cần cù, lam lũ, cam chịu và bổn phận của chính bản thân con người. Con trâu cũng cam chịu và vất vả nhưng nó im lặng quá, nó “khô khan” quá. Thứ ba, gà là hiện thân đích thực, rõ ràng, đầy đủ của thời gian. Thậm chí trong cách nghĩ của tôi, gà gần như là Chronus - vị thần thời gian trong thần thoại Hy Lạp. Tiếng gà gáy đã trở thành phần nhất định phải có trong mọi kiếp đời.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSdXQ2KVnYJWkZzu0xNoJOHhq459LIqv 4oer5OtbSPw5uYDO4s&t=1&usg=__qoGufxJ5NuD2YkUmka5ehCuBGGs=
Nếu có chút thời gian sau những giờ lao động mệt mỏi và suy tư nào đó, bạn hãy thử quan sát một đàn gà con đang ríu rít, dại khờ với những ánh mắt trong veo xung quanh mẹ nó; tôi bảo đảm một cách chắc chắn rằng, nhất định bạn sẽ mỉm cười và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Đôi khi chỉ bấy nhiêu thôi, loài GÀ đã vô cùng xứng đáng để “sánh vai” cùng hổ và rồng mà chẳng hề phải xấu hổ một tẹo nào...
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2007/09/05/118899334314.JPG
T.V.H
(nguồn: TCSH số 192)