kinhcan88
08-07-2010, 11:03 PM
Khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp của con người, đó cũng đồng thời là phép lịch sự.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với một số người, khiêm tốn chưa chắc bao giờ cũng tốt.
Không nên khiêm tốn với kẻ ngạo mạn
Khi bạn trò chuyện với một người giỏi giang, uyên bác, tinh thông mọi lĩnh vực thì bạn nên tỏ ra khiêm tốn, lắng nghe, học hỏi và dĩ nhiên, bạn sẽ thu thập được nhiều điều bổ ích từ phía họ. Nhưng nếu người đối diện với bạn là một kẻ ngạo mạn, luôn đặt mình cao hơn mọi người thì nhất thiết bạn phải khẳng định được ưu thế vốn có của mình. Ở trường hợp này, bạn càng tỏ ra khiêm tốn, cung kính thì họ càng lấn lướt, coi thường bạn đấy. Vì vậy, bạn càn phải lấy sự kiêu ngạo để đối phương hiểu, tôn trọng và nhân nhượng bạn hơn.
“Mình sẽ khiêm tốn ngay với một chị quét rác khi chị ấy dạy cho mình bài học về môi trường nhưng chẳng đáng để cúi đầu trước một kẻ không tài cán gì nhưng luôn ngạo mạn, phách lối”.
Khi trò chuyện với những người thuộc những nền văn hoá khác nhau
Thông thường, văn hoá phương Đông trọng sự kín đáo, khiếm tốn, hàm súc và khả năng tự kiềm chế mình. Ngược lại, văn hoá phương Tây coi trọng sự chân thực, thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình. Khi một người phương Tây khen bạn xinh đẹp, tài giỏi thì bạn hãy tiếp nhận lời khen một cách thoải mái và nói cảm ơn. Nếu bạn tỏ ra khiêm tốn và phủ nhận lời khen, đối phương sẽ cảm thấy bạn không thành thật và thiếu sự thẳng thắn.
Q.Đông, một du học sinh ở Đức nói: “Lúc mới sang bên này, có một người bạn Đức đã khen tớ chơi violon rất cừ. Nhưng giữ thói quen ở nước mình, tớ không những tỏ ra khiêm tốn mà còn phủ nhận: “Đâu có. Tớ cũng chỉ là loại bình thường thôi”. Không ngờ người bạn ấy phật lòng: “Vậy không lẽ mình nói sai? Tai nghe của mình kém thế cơ à?”. Mất bao nhiêu công giải thích, người ấy mới hiểu cho”.
Khi bạn là người đại diện cho người hoặc một tập thể
Trước một sự việc, bạn không nên có thái độ qua loa, đại khái và tỏ ra khiêm tốn mà phải khẳng định vị thế của người (hoặc tấp thể) mà bạn đại diện, qua đó cũng khẳng định thêm vị trí, tư cách của mình (nhưng không quá quyền hạn cho phép).
Nếu chú ý xem các gameshow trên truyền hình, khi một hay một nhóm học sinh đại diện cho một trường, một lớp, một tập thể, bên cạnh việc giới thiệu về bản thân mình, họ hầu hết đều không quên đề cao ngôi trường, tập thể mà họ đang sinh sống, học tập. Ví dụ trong chương trình “Rung chuông vàng”, những đại diện của trường Ngoại Thương có thể nói: “Chúng tôi là sinh viên, đến từ một ngôi trường là cái nôi của những nhà ngoại giao kiệt suất, của những nhà chính trị năng động, thông minh, dí dỏm, Chúng tôi là những sinh viên của trường Ngoại Thương!”. Rõ ràng, bằng cách đề cao những ưu điểm của ngôi trường, những người sinh viên này đã đồng thời nâng cao và khẳng định vị thế của mình.
Khi nói đến thành tích của mình
Bạn không nên tỏ ra khiêm tốn. Khi bạn đã đạt được một thành tích nào đó trong công việc, trong học tập, hay trên lĩnh vực văn hoá thể thao...nếu có người nào đó khen ngợi, bạn cần biết đón nhận với lòng biết ơn chứ không nên khiêm tốn chối từ. Hầu hết mọi người đều có thói quen không hay là khi nói về thành tích của mình thì phải kèm theo lời khiêm tốn, rào đón. Điều này lắm lúc gây nên sự khó chịu cho người khác. VD: “Thực ra chắc chắn sẽ có những người còn giỏi giang hơn tôi, nhưng có lẽ tôi may mắn hơn một chút nên đã có những kết quả khả quan hơn mọi người"...
Chúng ta phải biết là khi nộp đơn xin việc vào một vị trí nào đó, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao qua CV (đơn xin việc). Và khi đi phỏng vấn, bạn càng thể hiện được khả năng của mình, bạn càng có cơ hội được tuyển cao. Nhiều khi, nếu bạn tỏ ra khiêm tốn, bạn sẽ bị cho là thiếu cá tính, năng động hoặc không bộc lộ được bản thân.
Bạn thấy đấy, khiêm tốn là điều rất tốt nhưng nhiều khi cũng nên biết kiêu ngạo một chút, vì bạn xứng đáng với sự ngưỡng mộ của người khác.
nguồn:ngoinhachung.net
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với một số người, khiêm tốn chưa chắc bao giờ cũng tốt.
Không nên khiêm tốn với kẻ ngạo mạn
Khi bạn trò chuyện với một người giỏi giang, uyên bác, tinh thông mọi lĩnh vực thì bạn nên tỏ ra khiêm tốn, lắng nghe, học hỏi và dĩ nhiên, bạn sẽ thu thập được nhiều điều bổ ích từ phía họ. Nhưng nếu người đối diện với bạn là một kẻ ngạo mạn, luôn đặt mình cao hơn mọi người thì nhất thiết bạn phải khẳng định được ưu thế vốn có của mình. Ở trường hợp này, bạn càng tỏ ra khiêm tốn, cung kính thì họ càng lấn lướt, coi thường bạn đấy. Vì vậy, bạn càn phải lấy sự kiêu ngạo để đối phương hiểu, tôn trọng và nhân nhượng bạn hơn.
“Mình sẽ khiêm tốn ngay với một chị quét rác khi chị ấy dạy cho mình bài học về môi trường nhưng chẳng đáng để cúi đầu trước một kẻ không tài cán gì nhưng luôn ngạo mạn, phách lối”.
Khi trò chuyện với những người thuộc những nền văn hoá khác nhau
Thông thường, văn hoá phương Đông trọng sự kín đáo, khiếm tốn, hàm súc và khả năng tự kiềm chế mình. Ngược lại, văn hoá phương Tây coi trọng sự chân thực, thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình. Khi một người phương Tây khen bạn xinh đẹp, tài giỏi thì bạn hãy tiếp nhận lời khen một cách thoải mái và nói cảm ơn. Nếu bạn tỏ ra khiêm tốn và phủ nhận lời khen, đối phương sẽ cảm thấy bạn không thành thật và thiếu sự thẳng thắn.
Q.Đông, một du học sinh ở Đức nói: “Lúc mới sang bên này, có một người bạn Đức đã khen tớ chơi violon rất cừ. Nhưng giữ thói quen ở nước mình, tớ không những tỏ ra khiêm tốn mà còn phủ nhận: “Đâu có. Tớ cũng chỉ là loại bình thường thôi”. Không ngờ người bạn ấy phật lòng: “Vậy không lẽ mình nói sai? Tai nghe của mình kém thế cơ à?”. Mất bao nhiêu công giải thích, người ấy mới hiểu cho”.
Khi bạn là người đại diện cho người hoặc một tập thể
Trước một sự việc, bạn không nên có thái độ qua loa, đại khái và tỏ ra khiêm tốn mà phải khẳng định vị thế của người (hoặc tấp thể) mà bạn đại diện, qua đó cũng khẳng định thêm vị trí, tư cách của mình (nhưng không quá quyền hạn cho phép).
Nếu chú ý xem các gameshow trên truyền hình, khi một hay một nhóm học sinh đại diện cho một trường, một lớp, một tập thể, bên cạnh việc giới thiệu về bản thân mình, họ hầu hết đều không quên đề cao ngôi trường, tập thể mà họ đang sinh sống, học tập. Ví dụ trong chương trình “Rung chuông vàng”, những đại diện của trường Ngoại Thương có thể nói: “Chúng tôi là sinh viên, đến từ một ngôi trường là cái nôi của những nhà ngoại giao kiệt suất, của những nhà chính trị năng động, thông minh, dí dỏm, Chúng tôi là những sinh viên của trường Ngoại Thương!”. Rõ ràng, bằng cách đề cao những ưu điểm của ngôi trường, những người sinh viên này đã đồng thời nâng cao và khẳng định vị thế của mình.
Khi nói đến thành tích của mình
Bạn không nên tỏ ra khiêm tốn. Khi bạn đã đạt được một thành tích nào đó trong công việc, trong học tập, hay trên lĩnh vực văn hoá thể thao...nếu có người nào đó khen ngợi, bạn cần biết đón nhận với lòng biết ơn chứ không nên khiêm tốn chối từ. Hầu hết mọi người đều có thói quen không hay là khi nói về thành tích của mình thì phải kèm theo lời khiêm tốn, rào đón. Điều này lắm lúc gây nên sự khó chịu cho người khác. VD: “Thực ra chắc chắn sẽ có những người còn giỏi giang hơn tôi, nhưng có lẽ tôi may mắn hơn một chút nên đã có những kết quả khả quan hơn mọi người"...
Chúng ta phải biết là khi nộp đơn xin việc vào một vị trí nào đó, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao qua CV (đơn xin việc). Và khi đi phỏng vấn, bạn càng thể hiện được khả năng của mình, bạn càng có cơ hội được tuyển cao. Nhiều khi, nếu bạn tỏ ra khiêm tốn, bạn sẽ bị cho là thiếu cá tính, năng động hoặc không bộc lộ được bản thân.
Bạn thấy đấy, khiêm tốn là điều rất tốt nhưng nhiều khi cũng nên biết kiêu ngạo một chút, vì bạn xứng đáng với sự ngưỡng mộ của người khác.
nguồn:ngoinhachung.net