View Full Version : Hán tự - Chiết tự - Kanji - Ý nghĩa tượng hình của chữ Hán
Ai thích chữ tượng hình thì nhào vô nhé:
Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.
Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như:
Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ hình tròn và dấu chấm ở giữa ⊙ (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ ☽ (Ai Cập vẽ hình móc đơn ) với 1 dấu tròn ở giữa), sau thành chữ 月;
Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ 3 nét song song , Xuyên/ Sông 川;
Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ 1 thửa đất hình vuông và 4 thửa ruộng nằm ở 4 góc, sau thành chữ điền 田;
Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ thành chữ 木;
Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ hình thang ngược (Ai Cập cũng vẽ ᄋ), sau thành chữ 口.
Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như
- ⊙ nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;
-☽nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao:☪
Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như chỉ cái miệng ᄋ), nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là (ra hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,...
Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).
Nguồn: wikipedia, có chỉnh sửa chút ít.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n
Font (để đọc được những ký tự Hán trong bài): http://www.mediafire.com/?mj89gw7b6jinn26 (http://www.mediafire.com/file/mj89gw7b6jinn26/ARIALUNI.zip)
Ví dụ tên là Anh Khuê
Chữ Khuê viết 奎 nghĩa là: sao khuê, là ngôi sao chủ về sự học hành, thông minh
Chữ anh viết 英 nghĩa là: tinh anh, tinh hoa, là phần tốt đẹp nhất
Còn chữ anh viết 瑛 nghĩa là: ánh ngọc, ngọc đẹp, đá đẹp
vậy chữ Anh khuê nếu viết là:
英奎: thông minh
瑛奎: ngôi sao tỏa sáng như ánh ngọc
Đại khái như vậy.
dohuong
07-21-2010, 12:50 PM
bạn ơi ! phần dưới thì hay nhưng phía trên hem có đọc được:(
ủa, chắc tại lỗi font chữ rồi
bạn có font Arial Ms Unicode ko
Nếu ko có thì liên hệ với mình hoặc admin nhé
Mình sẽ share font đấy cho bạn
Trung Quốc
Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại
Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện(Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)
Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)
Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字).
Ở bán đảo Triều Tiên
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Chosŏn'gŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán (Hancha) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.
Nhật Bản
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và Katakana カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự:
1.Chữ Hán (hay Kanji 漢字)
2.Chữ mềm (hay Hiragana ひらがな)
3.Chữ cứng (hay Katakana カタカナ)
4.Chữ La Tinh (hay Romaji ローマ字).
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Nhật: 音読 (音讀) (Âm Độc), ?) và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Nhật: 訓読 (訓讀) (Huấn Độc), ?). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là Kokuji (Nhật: 国字 (國字) (Quốc Tự), ?), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo, 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu).
Việt Nam
Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.
Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán chuẩn trong văn thư để tỏa lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông. [3]
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n
RRRRRRR
07-23-2010, 08:30 AM
Chị a up cái font để đọc những ký tự Hán lên luôn đi. Tiện cho thành viên vào đọc bài khỏi phải hỏi. Edit thêm file đính kèm trong bài đầu tiên ấy chị. :)
Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.
Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:
1. Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
2. Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
3. Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
4. Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
5. Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Lạc (樂) cũng có nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).
6. Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).
kinhcan88
07-23-2010, 03:40 PM
em không hiểu cái này cho lắm.hihi
Chắc là em không thích chữ tượng hình lắm.
Nó rắc rối, khó học mà lại không phổ biến lắm...
kinhcan88
07-23-2010, 05:31 PM
thực ra là vì chưa có thời gian nghiên cứu chứ em nghĩ bỏ thời gian ra và cộng niềm đam mê thì ok hết
Trung Quốc có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ. dựa theo số nét, các bộ thủ bao gồm:
1.一 丨 丶 丿 乙 亅
2.二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又
3.口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳
4.心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬
5.玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立
6.竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾
7.見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里
8.金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非
9.面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香
10.馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼
11.魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻
12.黄 黍 黑 黹
13.黽 鼎 鼓 鼠
14.鼻 齊
15.齒
16.龍 龜
17.龠
Sau đây mình sẽ đăng dần cuốn TAM THIÊN TỰ, Tên sách nghĩa đen là "ba ngàn chữ", xếp 3.000 chữ nho và nghĩa tiếng Việt của chúng, như một bài vè cực dài mỗi câu hai âm, khi đọc lên thì có vần dễ nhớ.
Tam thiên tự 三千字
soạn giả Đoàn Trung Còn
天thiên: trời.
地điạ: đất.
舉cử : cất.
存tồn: còn.
子tử : con.
孫tôn: cháu.
六lục: sáu.
三tam: ba
家gia: nhà
國quốc : nước
前tiền: trước
後hậu: sau
牛ngưu: trâu
馬mã: ngựa
距cự : cựa
牙nha: răng
無vô : chăng
有hữu: có
犬khuyển: chó
羊dương: dê
歸qui: về
走tẩu: chạy
拜bái: lạy
跪quỵ: quỳ
去khứ: đi
來lai: lại
女nữ: gái
男nam: trai
帶đái: đai (thắt lưng)
冠quan: mũ
足túc: đủ
多đa : nhiều
愛ái: yêu
憎tăng: ghét
識thức: biết
知tri: hay
木mộc: cây
根căn: rễ
易dị: dễ
難nan: khôn
旨chỉ: ngon
甘cam: ngọt
柱trụ: cột
樑lương: rường
床sàng:giường
席tịch: chiếu
欠khiếm: thiếu
餘dư: thừa
鋤sừ: bừa
鞠cúc: cuốc
燭chúc: đuốc
燈đăng: đèn
升thăng: lên
降giáng: xuống
田điền: ruộng
宅trạch: nhà
老lão: già
童đồng: trẻ
雀tước: sẻ
鷄雞kê: gà
我ngã: ta
他tha: khác
伯bá: bác
姨di: dì
(64 chữ)
Thiên 天 Trời:
dưới là một người đang dang rộng tay ra (chữ đại 大), trên là chữ nhất 一, thể hiện một cái gì bao trùm. Gọi là Trời.
Địa 地 Đất:
bộ Thổ 土 là đất, đivới chữ Dã 也 lấy làm âm (theo lục thư)
Cử 舉 Cất:
lấy chữ Dữ 與 làm âm, bên dưới là chữ Thủ 手 bớt nét làm nghĩa (sách viết), nghĩa là Cất lên, giơ lên, ngẩng lên...
Lý Bạch có câu: Cử đầu khán Minh nguyệt - Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu thấy trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương).
Tồn 存 Còn: là chữ Tài 才 đi với bộ Tử 子.
Tạm hiểu là: người con có tài thì để ra được của cải ( tồn = còn), nếu bất tài thì chẳng để Tồn ra cái gì hết,chỉ tổ làm phiền cha mẹ. :D
Tử 子con:
Tử là 1 chữ trong bộ thủ (214 chữ cái này bắt buộc phải học thuộc), có 3 nét, thuộc bộ tử 39
Tôn 孫 cháu:
bộ Tử 子, ghép với chữ Hệ 系, chỉ quan hệ gia đình, nòi giống.
Nay trong Giản thể, chữ Hệ thay bằng chữ Tiểu, ý là " giống Con, nhưng Bé thì gọi là Tôn- cháu??? 孙: chữ này cũng là Tôn)
Lục 六 sáu:
Lục thuộc bộ bát 八
Tam 三 ba:
Tam là 1 chữ trong bộ thủ (214 chữ cái này bắt buộc phải học thuộc), có 3 nét, thuộc bộ nhất
Gia 家 nhà:
Bộ Miên 宀 là mái nhà, theo sách thì chữ Thỉ 豕 (nghĩa là lợn, heo cũng như chữ trư 豬)
Trên là mái nhà, dưới có con lợn (chắc ngày trước nhà nào cũng nuôi lợn - sao không có con gà là kê nhỉ hê hê). Gọi là Gia - Nhà.
Quốc 國 nước:
thuộc bộ Vi 囗, ta hiểu là bờ cõi.
Theo sách thì bên trong là chữ Hoặc 或 chỉ thanh.
Ta có thể hiểu theo cách khác là: Để giữ Nước 國, ta cần hô (khẩu 囗), tất cả một 一 lòng, cầm vũ khí戈 (qua), để bảo vệ bờ cõi (Vi 囗).
Tiền 前trước:
Theo sách: thuộc bộ đao 刀. Là một người dừng bước 止 (chỉ)trên thuyền 舟 (chu), sau lưng giắt một con dao 刀.
Tôi đoán ý muốn nói đến người Đứng mũi chịu sào - người phía trước - Tiền 前. (cái này hơi khó hiểu)
Hậu 後 sau:
thuộc bộ Xích 彳. có chữ Yêu 幺, là bé (trong 214 bộ thủ- từ nay tôi xin gõ 214)- tiểu yêu, với xích彳- bước ngắn - và tri 夂( 214)- theo sau mà đến (khó nhọc).
Đã Bé, bước ngắn, lại còn Đi theo sau thì tất nhiên phải đi sau (Hậu) thôi!
Nguồn: Cái bài này em xin lại của bác Tiểu Đại bên forum viethoc.org
thang
02-05-2013, 02:46 PM
Có những Hán tự tượng hình thật dễ hiểu:
Lồi: 凸
Lõm: 凹
thang
06-17-2013, 07:37 PM
Các bạn có biết chữ "Đức" được các Cụ nhà mình mô tả thế nào không:
"Chim sẻ vắt vẻo cành tre,
THẬP trên, TỨ dưới, NHẤT đè chữ TÂM"
là đây: 徳
Đúng là bộ 彳 ở bên trái, trông như chú chim sẻ đậu trên cây tre, rất dân dã, làng quê, rồi bên phải có chữ THẬP 十 ở trên, chữ TỨ 四 ở dưới, chữ NHẤT 一 rồi cuối cùng chính là chữ TÂM 心...
Còn được nghe một bậc tiền bối, thích tìm hiểu chữ Hán giải nghĩa cho rằng: Chữ Đức sở dĩ được ghép như trên là vì chữ này thể hiện cách ứng xử của 2 con người, với bộ 彳 là do 2 chữ NHÂN 人 mà ra, rồi THẬP là mười phương, TỨ là 4 hướng, ở đâu cũng đều phải có chữ TÂM!
Xin bái phục các Cụ!
thang
07-04-2013, 05:04 AM
Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự. Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán.
Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc. Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ.
Những câu chiết tự kiểu như: Cô kia đội nón chờ ai Hay cô yên phận đứng hoài thế cô. (Chữ an 安) đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ).
Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ. Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa.
Chẳng hạn: - Đấm một đấm, hai tay ôm quàng Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ? - Lại đây anh nói nhỏ em nì Ấy là chữ mật một khi rõ ràng. thuyền chèo là Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).
Hay như: Hai người đứng giữa cội cây, Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao. Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm. Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là "tiếng động của nhiều xe cùng chạy". (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Tây quốc hữu nhân danh viết Phật, Đông môn vô thảo bất thành "lan". Câu trên có thể dịch là: "Nước phương Tây có người tên là Phật". Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải...) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.
Câu dưới có nghĩa: "Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như: Con gái mà đứng éo le, Chồng con chưa có kè kè mang thai. Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始. Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa. Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như: Anh kia tay ngón xuyên tâm. (Chữ tất 必) Mặt trời đã xế về chùa. (Chữ thời 時) Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị. Chẳng hạn: Dưới đây là một số ví dụ: - Có tú mà chẳng có tài, Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲) - Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập. (Chữ chương 章) - Đất thì là đất bùn ao, Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay. Con ai mà đứng ở đây, Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝) - Một vại mà kê hai chân, Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則) - Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu, Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井) - Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨) - Đêm tàn nguyệt xế về Tây, Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然) - Con dê ăn cỏ đầu non, Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi. (Chữ mỹ 美) - Thương em, anh muốn nên duyên, Sợ e em có chữ thiên trồi đầu (Chữ phu 夫) - Khen cho thằng nhỏ có tài, Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm. (Chữ dũng 勇) - Thiếp là con gái còn son, Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề. (Chữ hảo 好) - Ruộng kia ai cất lên cao, Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Chữ tư 思) - Đất cứng mà cắm sào sâu, Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào. (Chữ giáo 教) - Em là con gái đồng trinh Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em. (Chữ uy 威) - Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者) - Đất sao khéo ở trong cung, Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ. (Chữ cương 疆) - Muốn cho nhị mộc thành lâm Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày. (Chữ tự 字) - Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê, Thập trên nhất dưới bẻ què lê. (Chữ pháp 法)
Nhìn chung, các câu đố liên quan đến chiết tự chữ Hán đều dựa vào ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán để "chiết" và "đố" chữ. Chúng tôi đã thống kê được 44 chữ chiết tự về mặt hình thể, 28 chữ chiết tự về mặt ý nghĩa, và chỉ có một trường hợp được chiết tự về mặt âm đọc (chữ thủy 始) trên tổng số 73 chữ được sưu tập. Như thế, chiết tự về hình thể chiếm số lượng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là việc nhận biết và nhớ hình thể chữ Hán luôn là yêu cầu đầu tiên đối với người học chữ Hán. Hai bảng thống kê 72 chữ chiết tự về mặt hình thể và ý nghĩa sẽ được chúng tôi để ở phần Phụ lục. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt hình thể chiếm khá cao, 60% (44 chữ trong tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong khi đó, tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa là 38% (28 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Chỉ có 2% còn lại là số chữ được chiết tự về mặt âm đọc. Điều này chứng tỏ khi đem các chữ Hán ra chiết tự, người ta thường chú trọng đến hình thể chữ. Bằng cách chú ý đến hình thể, chiết tự sẽ giúp cho người mới học dễ dàng tưởng tượng và hình dung ra các chữ Hán cồng kềnh, nhiều nét mà họ đã học. Tất nhiên, không ít trường hợp chiết tự đã áp dụng vào tục tự, biệt tự. Phép phân tích chữ Hán được áp dụng chủ yếu trên cơ sở phân tích các thiên bàng tổ hợp nên hợp thể tự. Các thiên bàng này cũng là những độc thể tự. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp chiết tự, phép phân tích này còn được tiến hành trên cả độc thể tự qua phương thức mô tả từng bộ phận của chữ. Điều đó rất phù hợp với điều kiện truyền thống, khi chiết tự được thực hiện trên cơ sở phân tích hình thể chữ Hán. Tỉ lệ chữ độc thể và hợp thể được đưa ra chiết tự trong các câu đó cũng không giống nhau. Trong đó, chữ độc thể được đưa ra chiết tự chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 29% (21 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong 70% còn lại là chữ hợp thể thì chữ hội ý chiếm đa số. So sánh hai bảng thống kê, chúng tôi còn thu được những kết quả rất khác nhau về tỉ lệ chữ độc thể. Tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 1 cao gấp 2 lần tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 2 (36% so với 18%). Kết quả ấy chứng tỏ khi chiết tự, những chữ độc thể chủ yếu áp dụng phương thức tả chữ.
Cũng qua hai bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy các chữ Hán được chiết tự đều là những chữ thông dụng, thường dùng trong đời sống hàng ngày qua hệ thống tiếng Hán - Việt của chúng ta. Ví dụ như các chữ thánh 聖, vương 王, thủy 始, tử 子, an 安, điền 田, pháp 法... Vì vậy, tìm hiểu chiết tự còn rất tiện ích cho việc phổ cập tri thức về chữ Hán trong trường phổ thông, giúp người Việt thông hiểu hơn tiếng nói của mình. Như vậy, từ những ưu điểm đã phân tích ở trên của chiết tự, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa: chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán.
Tạp chí Hán Nôm số 5/2002
TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.