11111
06-25-2010, 09:53 AM
Tròn 4 tuần kể từ khi vụ giết người man rợ tại chung cư G4 Trung Yên, Hà Nội được làm rõ, được sự đồng ý của lãnh đạo Công an TP Hà Nội, sáng 16/6, phóng viên đã có một cuộc trò chuyện kéo dài đúng 1 giờ đồng hồ với hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại trại giam Công an Hà Nội.
VietBao.vn
Nguyễn Đức Nghĩa trong trại giam
Trong cuộc trò chuyện này, dù có lúc, nước mắt đã rơi trên khuôn mặt của kẻ giết người nhưng những khi nói về động cơ gây án, Nghĩa vẫn tìm mọi cách, vận dụng mọi tri thức đã được học để biện bạch, che đậy… Những lý giải vòng vo của Nghĩa, những lời nại ra thiếu logic đã cho thấy thêm một bộ mặt khác của kẻ tội phạm ghê rợn, mất nhân tính này…
Nghĩa gầy hơn so với hôm mới bị bắt tạm giam. Gương mặt bây giờ cũng không thản nhiên như những ngày đầu nữa. Nhưng cách nói chuyện thì vẫn vậy: từ tốn, nhỏ nhẹ, khúc chiết. Không như những kẻ giang hồ vào tù ra khám như cơm bữa, cuộc sống tù tội đối với một thanh niên trí thức như Nghĩa bây giờ là cả một biến động cay đắng mà ngày xưa, khi còn ngồi trên giảng đường đại học, không bao giờ Nghĩa nghĩ có một ngày lại ra nông nỗi này. Hà Nội đang trong những ngày nóng khủng khiếp nhất từ đầu hè đến nay. Ở trong buồng giam, cũng vì thế mà Nghĩa không ngủ được. Buổi sáng, trời dịu đi chút ít, Nghĩa đang vùi mình trong giấc ngủ bù mệt nhọc thì có tiếng quản giáo gọi đi cung. Nghĩa bảo, không ngờ lại gặp nhà báo thế nên chả chuẩn bị gì.
- Sao lại phải chuẩn bị khi gặp nhà báo kia chứ, một cuộc trò chuyện thôi mà?
- Thì có quay phim, chụp ảnh, ít ra hình thức cũng phải tươm tất chút. Đằng này, chỉ khoác vội vào người bộ quần áo trại, đầu chưa chải, mặt còn chưa rửa nữa…
Nói rồi Nghĩa cười, gương mặt bỗng trở nên rạng rỡ, khôi ngô. Nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc nụ cười vụt tắt. Trong phúc chốc gương mặt Nghĩa trở nên tối lại. Nghĩa cúi đầu như cố thu mình lại trước ống kính máy ảnh.
- Anh chắc phải biệt giam ở buồng giam riêng nhỉ?
- Không, tôi không phải giam riêng mà ở chung buồng với 2 người nữa. Cũng toàn thanh niên nên dễ trò chuyện. Một người là bị can trong vụ bắn nhau ở đường Láng – Hoà Lạc. Lúc tôi chưa bị bắt, ở ngoài tôi cũng đọc báo về vụ này rồi nên vào buồng là nhận ra người đó ngay. Một người nữa là bị can phạm tội giết người.
- Các bạn tù cùng buồng đối với anh tốt không?
- Tốt chị ạ. Các chú quản giáo cũng đối xử tốt với tôi.
- Anh vẫn nhận được quà thăm nuôi của gia đình đều chứ?
- Tuần nào cũng có quà chị ạ, đầy đủ mọi thứ vật dụng thiết yếu.
Giọng Nghĩa bắt đầu nghẹn lại. Mười ngón tay trên bàn cứ thế đan ghì vào nhau. Nghĩa bặm môi lại, im lặng một hồi, cố kìm nén để khỏi bật ra tiếng khóc.
- Bố mẹ tôi thật khổ, chắt chiu từng đồng bạc nuôi tôi khôn lớn, ăn học đàng hoàng. Thế mà, tôi chưa trả nghĩa được gì thì bây giờ ông bà lại phải lặn từ Hải Phòng lên gửi quà cáp, thăm nuôi tôi. Chắc mẹ tôi khóc nhiều lắm đấy…
- Ở trong này, anh nhớ mẹ nhiều không?
- Nhiều lắm chịi ạ. Cả ngày ngồi bó gối trong buồng giam, ký ức tuổi thơ cứ thế hiện về như một cuốn phim quay chậm mà tất cả mọi khuôn hình đều làm tôi đau đớn. Nhớ từ khi còn học tiểu học, ngày ngày mẹ dắt đi học, sợ tôi cận thị nặng, qua đường nhỡ va quệt vào người đi xe máy. Tôi phải đeo kính từ năm học lớp 1. Số kính cứ tăng vùn vụt. Bây giờ đã phải đeo kính tới 9,5 điốp. Hồi học THPT, ra mãi Trường Ngô Quyền học, cách nhà cả chục cây số. Chiều chiều tan học cứ thấy tôi về muộn là bố tôi lo. Tôi nhớ nhất là dáng bố ngồi chờ tôi ngoài cửa và hình ảnh mẹ tất bật vào bếp chuẩn bị cơm mỗi chiều thứ Bảy khi đón tôi từ Hà Nội trở về. Bây giờ mọi thứ đã vĩnh viễn là quá khứ không bao giờ trở lại được nữa. Tôi không bao giờ còn cơ hội được trở về với cha mẹ, với ngôi nhà nhỏ ở Hải Phòng nữa rồi.
Nghĩa lắc đầu, hai bàn tay bấu chặt lấy mặt bàn, mặc cho nước mắt cứ thế tuôn rơi.
- Tôi đã làm đơn xin được lĩnh án tử hình rồi. Tôi biết, dù tôi có chết nghìn lần cũng đáng, cũng không thể nào bù đắp được những tội ác quá ghê sợ mà mình đã gây ra với gia đình Linh, với gia đình tôi và những người có liên quan khác. Tội ác của tôi gây ra là quá lớn, không một ai kể cả bản thân tôi, tôi cũng không thể tha thứ được cho mình. Ngay từ cái khoảnh khắc cầm dao đâm Linh là tôi biết, tôi đã tự tước đi cuộc sống của mình rồi…
- Biết vậy mà sao anh lại còn cố tình xoá bỏ dấu vết, che đậy tội ác của mình man rợ đến mất nhân tính thế?
Nghĩa im lặng, cúi đầu cố lảng tránh câu hỏi của tôi bằng cách vòng vo hiếm thấy ở một người mà ở trong những lần khai báo đều tỏ ra rất khúc chiết, rành mạch. Các cán bộ của Đội điều tra trọng án kể lại rằng, trong lần hỏi cung đầu tiên ngay sau khi Nghĩa bị bắt kéo dài khoảng 4h đồng hồ, tất cả đều tỏ ra kinh ngạc bởi Nghĩa nhớ rành rẽ đến từng chi tiết nhỏ. Một câu chuyện giết người hoàn hảo, man rợ, được Nghĩa thuật lại một cách rành mạch đã khiến tất cả các cán bộ điều tra tham gia cuộc hỏi cung ấy đều bị ám ảnh, hãi hùng đến mức mất ngủ mấy đêm ròng.
- Tôi đã xem rất nhiều bộ phim trinh thám của nước ngoài và tôi hiểu, tội ác dù có nguỵ trang, che giấu khéo đến mấy thì cuối cùng cũng sẽ bị phát hiện. Lúc đó, tôi nảy ra ý định phải dọn dẹp hiện trường nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật hoặc chí ít là có thể kéo dài thời gian để tôi có thể làm một số việc cuối cùng của mình trước khi ra đầu thú hoặc trước khi kết liễu cuộc sống của mình như là về thú tội với cha mẹ, với tổ tiên…
- Nhưng trong tất cả những cái được gọi là “việc cuối cùng” đó hình như anh không làm gì cả, ngoài việc bỏ trốn?
- Trong khoảng thời gian từ khi gây án đến khi bị bắt, tôi có về nhà hai lần. Thấy tôi có vẻ buồn bã, bồn chồn, mẹ tôi hỏi có gì bất an không nhưng tôi không dám thú nhận. Tôi cũng đi lễ nhà thờ hai lần: một lần ở Toà thánh trên đường Hoàng Văn Thụ cách nhà tôi khoảng gần chục cây số và một lần ở nhà thờ Nam Hà ngay gần nhà, nhưng tôi cũng không dám xưng tội trước Chúa. Tôi cũng nghĩ đến chuyện ra đầu thú hoặc tự vẫn bằng thuốc ngủ cho nhẹ nhàng và được toàn thây khi về với cát bụi. Nhưng rồi tôi đã không làm được gì cả. Đó là những ngày khủng khiếp nhất đối với tôi. Tôi hầu như không ăn, không ngủ được. Lúc nào cũng có cảm giác đang có một tảng đá rất nặng đè lên ngực, ép tim tôi đến nghẹt thở. Và rồi, tôi bỏ lên Thái Nguyên…
- Với hy vọng là mình sẽ trốn được?
- Không, tôi biết rằng trước sau gì rồi cũng sẽ bị bắt. Bị bắt như thế này có khi lại còn hơn, chứ trốn mãi rồi cũng có ngày sẽ phải chết đường chết chợ thôi…
- Vậy sao khi Yến gọi điện khuyên anh về đầu thú để Cơ quan điều tra đỡ mất công sức truy tìm và cũng là để anh có cơ hội được hưởng khoan hồng nhưng anh vẫn nhất định không nghe mà lại còn mạt sát cô ấy rằng: “Thì ra em đang bán đứng anh cho công an à?”.
Trước câu hỏi của tôi, phải mất một hồi im lặng khá lâu, Nghĩa mới tìm ra câu trả lời:
- Vì tôi biết Yến đang ngồi ở Cơ quan Công an nên mới nói thế, không phải nói với Yến mà là nói với Cơ quan điều tra.
- Một cách khẳng định rằng anh sẽ nhất định không chịu đầu thú phải không?
Nghĩa lặng thinh, gật đầu. Nước mắt lại tiếp tục tuôn trào.
- Tôi thương Yến rất nhiều chị ạ. Tôi yêu cô ấy nhưng không làm được gì cho cô ấy mà trái lại chỉ mang đến những điều phiền luỵ. Vì tôi mà cô ấy bị khởi tố. Ở trong này, ngày nào tôi cũng nghĩ đến cô ấy.
- Yêu thương Yến vậy mà sao anh lại phản bội cô ấy một cách tệ hại đến vậy. Sao lại nỡ đưa người yêu cũ đến nhà người yêu mới trong lúc cô ấy vắng nhà, mà lại không chỉ có một lần…
- Vâng, lần Linh đến và bị giết đã là lần thứ ba. Trước đó, tranh thủ lúc Yến về quê, tôi đã rủ Linh đến căn hộ của Yến hai lần. Tôi đúng là thằng đàn ông đốn mạt đến bẩn thỉu. Tôi biết điều đó từ ngay lần đầu tiên tôi rủ Linh chứ không phải bây giờ mới nhận ra đâu…
- Đã tìm thấy phần đầu của Linh rồi, anh có biết không?
- Từ khi bị bắt, tôi mơ thấy Linh hai lần. Một lần khi tôi ở nhà tạm giữ. Tôi thấy cô ấy hiện về, mặc váy trắng toát, đến bên tôi, gần lắm nhưng không hiểu sao gương mặt lại rất mờ. Lần thứ hai là khi tôi bị đưa vào giam trong Hoả Lò. Lần này, cô ấy cũng mặc váy trắng toát. Cô ấy cứ đứng nhìn tôi nhưng không nói gì cả. Tôi cũng nhìn cô ấy, thấy rõ mồn một. Chả hiểu có linh ứng gì không mà hai ngày sau giấc mơ này tôi nhận được thông báo của Cơ quan điều tra rằng đã tìm được phần còn lại của thi thể cô ấy rồi, đang đưa đi giám định ADN.
- Một ngày trong buồng giam của anh diễn ra như thế nào?
- Ngày ở trong này với tôi bây giờ dài vô tận. Tôi ngủ rất ít. Hôm nào cũng phải đến gần sáng tôi mới ngủ đến tầm 9h thì dậy ăn cơm. Xong xuôi rồi lại nằm, nghĩ ngợi đến giờ cơm chiều. Nhất là từ khi tìm thấy phần đầu của Linh, tôi lại càng dằn vặt nhiều hơn… Tôi có chết cũng không hết tội với cô ấy, với cha mẹ cô ấy. Cầu cho vong hồn cô ấy siêu thoát ở nơi chín suối. Tôi muốn được gửi tới gia đình Linh, tới Yến và tới cha mẹ tôi lời tạ lỗi…
Nguyễn Đức Nghĩa chào từ biệt tôi để trở lại buồng giam mà nước mắt vẫn lưng tròng. Nghĩa biết được rằng mình đang sống những ngày cuối cùng, biết được rằng với Nghĩa, đường tới pháp trường cũng chẳng còn bao xa. Kẻ thù ác thì sẽ phải đền tội nhưng tấm thảm kịch do Nghĩa gây nên đã, sẽ và mãi còn làm đớn đau gia đình Linh lẫn gia đình Nghĩa. Và đó mới là cái giá không trả được của tội ác.
nguồn:vietbao.vn
VietBao.vn
Nguyễn Đức Nghĩa trong trại giam
Trong cuộc trò chuyện này, dù có lúc, nước mắt đã rơi trên khuôn mặt của kẻ giết người nhưng những khi nói về động cơ gây án, Nghĩa vẫn tìm mọi cách, vận dụng mọi tri thức đã được học để biện bạch, che đậy… Những lý giải vòng vo của Nghĩa, những lời nại ra thiếu logic đã cho thấy thêm một bộ mặt khác của kẻ tội phạm ghê rợn, mất nhân tính này…
Nghĩa gầy hơn so với hôm mới bị bắt tạm giam. Gương mặt bây giờ cũng không thản nhiên như những ngày đầu nữa. Nhưng cách nói chuyện thì vẫn vậy: từ tốn, nhỏ nhẹ, khúc chiết. Không như những kẻ giang hồ vào tù ra khám như cơm bữa, cuộc sống tù tội đối với một thanh niên trí thức như Nghĩa bây giờ là cả một biến động cay đắng mà ngày xưa, khi còn ngồi trên giảng đường đại học, không bao giờ Nghĩa nghĩ có một ngày lại ra nông nỗi này. Hà Nội đang trong những ngày nóng khủng khiếp nhất từ đầu hè đến nay. Ở trong buồng giam, cũng vì thế mà Nghĩa không ngủ được. Buổi sáng, trời dịu đi chút ít, Nghĩa đang vùi mình trong giấc ngủ bù mệt nhọc thì có tiếng quản giáo gọi đi cung. Nghĩa bảo, không ngờ lại gặp nhà báo thế nên chả chuẩn bị gì.
- Sao lại phải chuẩn bị khi gặp nhà báo kia chứ, một cuộc trò chuyện thôi mà?
- Thì có quay phim, chụp ảnh, ít ra hình thức cũng phải tươm tất chút. Đằng này, chỉ khoác vội vào người bộ quần áo trại, đầu chưa chải, mặt còn chưa rửa nữa…
Nói rồi Nghĩa cười, gương mặt bỗng trở nên rạng rỡ, khôi ngô. Nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc nụ cười vụt tắt. Trong phúc chốc gương mặt Nghĩa trở nên tối lại. Nghĩa cúi đầu như cố thu mình lại trước ống kính máy ảnh.
- Anh chắc phải biệt giam ở buồng giam riêng nhỉ?
- Không, tôi không phải giam riêng mà ở chung buồng với 2 người nữa. Cũng toàn thanh niên nên dễ trò chuyện. Một người là bị can trong vụ bắn nhau ở đường Láng – Hoà Lạc. Lúc tôi chưa bị bắt, ở ngoài tôi cũng đọc báo về vụ này rồi nên vào buồng là nhận ra người đó ngay. Một người nữa là bị can phạm tội giết người.
- Các bạn tù cùng buồng đối với anh tốt không?
- Tốt chị ạ. Các chú quản giáo cũng đối xử tốt với tôi.
- Anh vẫn nhận được quà thăm nuôi của gia đình đều chứ?
- Tuần nào cũng có quà chị ạ, đầy đủ mọi thứ vật dụng thiết yếu.
Giọng Nghĩa bắt đầu nghẹn lại. Mười ngón tay trên bàn cứ thế đan ghì vào nhau. Nghĩa bặm môi lại, im lặng một hồi, cố kìm nén để khỏi bật ra tiếng khóc.
- Bố mẹ tôi thật khổ, chắt chiu từng đồng bạc nuôi tôi khôn lớn, ăn học đàng hoàng. Thế mà, tôi chưa trả nghĩa được gì thì bây giờ ông bà lại phải lặn từ Hải Phòng lên gửi quà cáp, thăm nuôi tôi. Chắc mẹ tôi khóc nhiều lắm đấy…
- Ở trong này, anh nhớ mẹ nhiều không?
- Nhiều lắm chịi ạ. Cả ngày ngồi bó gối trong buồng giam, ký ức tuổi thơ cứ thế hiện về như một cuốn phim quay chậm mà tất cả mọi khuôn hình đều làm tôi đau đớn. Nhớ từ khi còn học tiểu học, ngày ngày mẹ dắt đi học, sợ tôi cận thị nặng, qua đường nhỡ va quệt vào người đi xe máy. Tôi phải đeo kính từ năm học lớp 1. Số kính cứ tăng vùn vụt. Bây giờ đã phải đeo kính tới 9,5 điốp. Hồi học THPT, ra mãi Trường Ngô Quyền học, cách nhà cả chục cây số. Chiều chiều tan học cứ thấy tôi về muộn là bố tôi lo. Tôi nhớ nhất là dáng bố ngồi chờ tôi ngoài cửa và hình ảnh mẹ tất bật vào bếp chuẩn bị cơm mỗi chiều thứ Bảy khi đón tôi từ Hà Nội trở về. Bây giờ mọi thứ đã vĩnh viễn là quá khứ không bao giờ trở lại được nữa. Tôi không bao giờ còn cơ hội được trở về với cha mẹ, với ngôi nhà nhỏ ở Hải Phòng nữa rồi.
Nghĩa lắc đầu, hai bàn tay bấu chặt lấy mặt bàn, mặc cho nước mắt cứ thế tuôn rơi.
- Tôi đã làm đơn xin được lĩnh án tử hình rồi. Tôi biết, dù tôi có chết nghìn lần cũng đáng, cũng không thể nào bù đắp được những tội ác quá ghê sợ mà mình đã gây ra với gia đình Linh, với gia đình tôi và những người có liên quan khác. Tội ác của tôi gây ra là quá lớn, không một ai kể cả bản thân tôi, tôi cũng không thể tha thứ được cho mình. Ngay từ cái khoảnh khắc cầm dao đâm Linh là tôi biết, tôi đã tự tước đi cuộc sống của mình rồi…
- Biết vậy mà sao anh lại còn cố tình xoá bỏ dấu vết, che đậy tội ác của mình man rợ đến mất nhân tính thế?
Nghĩa im lặng, cúi đầu cố lảng tránh câu hỏi của tôi bằng cách vòng vo hiếm thấy ở một người mà ở trong những lần khai báo đều tỏ ra rất khúc chiết, rành mạch. Các cán bộ của Đội điều tra trọng án kể lại rằng, trong lần hỏi cung đầu tiên ngay sau khi Nghĩa bị bắt kéo dài khoảng 4h đồng hồ, tất cả đều tỏ ra kinh ngạc bởi Nghĩa nhớ rành rẽ đến từng chi tiết nhỏ. Một câu chuyện giết người hoàn hảo, man rợ, được Nghĩa thuật lại một cách rành mạch đã khiến tất cả các cán bộ điều tra tham gia cuộc hỏi cung ấy đều bị ám ảnh, hãi hùng đến mức mất ngủ mấy đêm ròng.
- Tôi đã xem rất nhiều bộ phim trinh thám của nước ngoài và tôi hiểu, tội ác dù có nguỵ trang, che giấu khéo đến mấy thì cuối cùng cũng sẽ bị phát hiện. Lúc đó, tôi nảy ra ý định phải dọn dẹp hiện trường nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật hoặc chí ít là có thể kéo dài thời gian để tôi có thể làm một số việc cuối cùng của mình trước khi ra đầu thú hoặc trước khi kết liễu cuộc sống của mình như là về thú tội với cha mẹ, với tổ tiên…
- Nhưng trong tất cả những cái được gọi là “việc cuối cùng” đó hình như anh không làm gì cả, ngoài việc bỏ trốn?
- Trong khoảng thời gian từ khi gây án đến khi bị bắt, tôi có về nhà hai lần. Thấy tôi có vẻ buồn bã, bồn chồn, mẹ tôi hỏi có gì bất an không nhưng tôi không dám thú nhận. Tôi cũng đi lễ nhà thờ hai lần: một lần ở Toà thánh trên đường Hoàng Văn Thụ cách nhà tôi khoảng gần chục cây số và một lần ở nhà thờ Nam Hà ngay gần nhà, nhưng tôi cũng không dám xưng tội trước Chúa. Tôi cũng nghĩ đến chuyện ra đầu thú hoặc tự vẫn bằng thuốc ngủ cho nhẹ nhàng và được toàn thây khi về với cát bụi. Nhưng rồi tôi đã không làm được gì cả. Đó là những ngày khủng khiếp nhất đối với tôi. Tôi hầu như không ăn, không ngủ được. Lúc nào cũng có cảm giác đang có một tảng đá rất nặng đè lên ngực, ép tim tôi đến nghẹt thở. Và rồi, tôi bỏ lên Thái Nguyên…
- Với hy vọng là mình sẽ trốn được?
- Không, tôi biết rằng trước sau gì rồi cũng sẽ bị bắt. Bị bắt như thế này có khi lại còn hơn, chứ trốn mãi rồi cũng có ngày sẽ phải chết đường chết chợ thôi…
- Vậy sao khi Yến gọi điện khuyên anh về đầu thú để Cơ quan điều tra đỡ mất công sức truy tìm và cũng là để anh có cơ hội được hưởng khoan hồng nhưng anh vẫn nhất định không nghe mà lại còn mạt sát cô ấy rằng: “Thì ra em đang bán đứng anh cho công an à?”.
Trước câu hỏi của tôi, phải mất một hồi im lặng khá lâu, Nghĩa mới tìm ra câu trả lời:
- Vì tôi biết Yến đang ngồi ở Cơ quan Công an nên mới nói thế, không phải nói với Yến mà là nói với Cơ quan điều tra.
- Một cách khẳng định rằng anh sẽ nhất định không chịu đầu thú phải không?
Nghĩa lặng thinh, gật đầu. Nước mắt lại tiếp tục tuôn trào.
- Tôi thương Yến rất nhiều chị ạ. Tôi yêu cô ấy nhưng không làm được gì cho cô ấy mà trái lại chỉ mang đến những điều phiền luỵ. Vì tôi mà cô ấy bị khởi tố. Ở trong này, ngày nào tôi cũng nghĩ đến cô ấy.
- Yêu thương Yến vậy mà sao anh lại phản bội cô ấy một cách tệ hại đến vậy. Sao lại nỡ đưa người yêu cũ đến nhà người yêu mới trong lúc cô ấy vắng nhà, mà lại không chỉ có một lần…
- Vâng, lần Linh đến và bị giết đã là lần thứ ba. Trước đó, tranh thủ lúc Yến về quê, tôi đã rủ Linh đến căn hộ của Yến hai lần. Tôi đúng là thằng đàn ông đốn mạt đến bẩn thỉu. Tôi biết điều đó từ ngay lần đầu tiên tôi rủ Linh chứ không phải bây giờ mới nhận ra đâu…
- Đã tìm thấy phần đầu của Linh rồi, anh có biết không?
- Từ khi bị bắt, tôi mơ thấy Linh hai lần. Một lần khi tôi ở nhà tạm giữ. Tôi thấy cô ấy hiện về, mặc váy trắng toát, đến bên tôi, gần lắm nhưng không hiểu sao gương mặt lại rất mờ. Lần thứ hai là khi tôi bị đưa vào giam trong Hoả Lò. Lần này, cô ấy cũng mặc váy trắng toát. Cô ấy cứ đứng nhìn tôi nhưng không nói gì cả. Tôi cũng nhìn cô ấy, thấy rõ mồn một. Chả hiểu có linh ứng gì không mà hai ngày sau giấc mơ này tôi nhận được thông báo của Cơ quan điều tra rằng đã tìm được phần còn lại của thi thể cô ấy rồi, đang đưa đi giám định ADN.
- Một ngày trong buồng giam của anh diễn ra như thế nào?
- Ngày ở trong này với tôi bây giờ dài vô tận. Tôi ngủ rất ít. Hôm nào cũng phải đến gần sáng tôi mới ngủ đến tầm 9h thì dậy ăn cơm. Xong xuôi rồi lại nằm, nghĩ ngợi đến giờ cơm chiều. Nhất là từ khi tìm thấy phần đầu của Linh, tôi lại càng dằn vặt nhiều hơn… Tôi có chết cũng không hết tội với cô ấy, với cha mẹ cô ấy. Cầu cho vong hồn cô ấy siêu thoát ở nơi chín suối. Tôi muốn được gửi tới gia đình Linh, tới Yến và tới cha mẹ tôi lời tạ lỗi…
Nguyễn Đức Nghĩa chào từ biệt tôi để trở lại buồng giam mà nước mắt vẫn lưng tròng. Nghĩa biết được rằng mình đang sống những ngày cuối cùng, biết được rằng với Nghĩa, đường tới pháp trường cũng chẳng còn bao xa. Kẻ thù ác thì sẽ phải đền tội nhưng tấm thảm kịch do Nghĩa gây nên đã, sẽ và mãi còn làm đớn đau gia đình Linh lẫn gia đình Nghĩa. Và đó mới là cái giá không trả được của tội ác.
nguồn:vietbao.vn