phonglinhtim
06-23-2010, 07:16 PM
- Một buổi trưa nóng hầm hập, ngột ngạt đến mức khó thở của cái tiết đầu hè giữa lòng Hà Nội.
Tôi nghỉ trưa muộn, chọn luôn một quán cơm bình dân ngay đầu đường gần cơ quan cho tiện.
Cả sáng chưa ăn gì nên bụng tôi đói cồn cào. Tôi lên cơn tham lam, gọi một đĩa cơm đầy tú ụ thức ăn. Nào là thịt rán, trứng rán, khoai tây xào, nhộng rang, lạc chao muối. Tôi hào hứng ngồi xuống ăn.
Trong lúc tôi đang hớn hở ăn uống, một người đàn ông ngồi xuống trước mặt tôi. Tóc ông đã bạc gần hết cả đầu, khuôn mặt rám nắng nhăn nheo. Đôi mắt ông hầu như không nhìn lên, đượm vẻ u buồn, khắc khổ. Ông đáng tuổi một người bác lớn của tôi, hẳn cũng đã lao động cả đời nhưng mang trên mình bộ quần áo xộc xệch, bạc phếch. Đĩa của ông đầy ụ cơm nấu bằng thứ gạo rẻ tiền và lèo tèo vài miếng thịt luộc nhiều mỡ. Chỉ thế thôi.
Tôi len lén nhìn ông rồi nhìn xuống đĩa cơm của mình, trong lòng dấy lên cảm giác gần như là tội lỗi ngây thơ, giống như một đứa trẻ nghịch ngợm bị bắt quả tang lấy trộm mấy cái kẹo trong lọ của bà. Gần như là thế.
Ngày xưa nhà tôi có kiểu bố tôi mắng tôi là “Ai cho mày dùng đồ xịn hơn bố?”.
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi mới tự kiếm được tiền, có tiền là mua đồ theo ý thích thôi.
Bố bảo: “Người ta xứng đáng được hưởng thụ phù hợp với công sức lao động mà người ta bỏ ra. Bố lao động trước mày đến mấy chục năm, nên đương nhiên mày không đáng được hưởng thụ nhiều hơn bố rồi, đúng không?”.
Bố cùn đến thế là cùng. Nhưng tôi chẳng biết cãi thế nào.
“Nói như bố thế thì làm gì còn người giàu và người nghèo?” - tôi lý sự.
“Đương nhiên, vì đó là cuộc sống. Những người được hưởng nhiều hơn công sức lao động của mình là những người may mắn. Còn những người được hưởng kém hơn là những người thiếu may mắn” - bố nói.
“Thì con may mắn là con của bố mẹ, nên con là người may mắn được hưởng hơn một chút xíu, có được không? Chả lẽ bố không muốn con là người may mắn?” - tôi nói giọng nịnh nọt.
“Đương nhiên bố muốn con là người may mắn. Nhưng phải là may mắn bằng chính sức của mình. Và để con có thể được may mắn như vậy, bố muốn con trước hết phải hiểu rõ giá trị của từng thứ mà con có trong tay. Có như thế con mới không bao giờ phí phạm sự may mắn của mình”.
Rắc rối thế hả bố?
Nhưng buổi trưa hôm nay, tôi cảm thấy một chút tội lỗi, vì một cách vô tình tôi đặt sự may mắn của mình ngay trước mặt một sự không may mắn, và tự thấy mình chướng kinh khủng.
Giá như tôi đã không để lộ sự may mắn của mình giữa chốn bình dân đông người...
Tôi cắm cúi cố gắng ăn bằng hết đĩa cơm đầy ụ của mình, dù đã no cứng hết cả bụng khi mới ăn được hơn nửa đĩa.
***
Bạn có biết có bao nhiêu người còn đang chết đói trên thế giới này?
NICK D.
Theo Tuoitre.vn
Tôi nghỉ trưa muộn, chọn luôn một quán cơm bình dân ngay đầu đường gần cơ quan cho tiện.
Cả sáng chưa ăn gì nên bụng tôi đói cồn cào. Tôi lên cơn tham lam, gọi một đĩa cơm đầy tú ụ thức ăn. Nào là thịt rán, trứng rán, khoai tây xào, nhộng rang, lạc chao muối. Tôi hào hứng ngồi xuống ăn.
Trong lúc tôi đang hớn hở ăn uống, một người đàn ông ngồi xuống trước mặt tôi. Tóc ông đã bạc gần hết cả đầu, khuôn mặt rám nắng nhăn nheo. Đôi mắt ông hầu như không nhìn lên, đượm vẻ u buồn, khắc khổ. Ông đáng tuổi một người bác lớn của tôi, hẳn cũng đã lao động cả đời nhưng mang trên mình bộ quần áo xộc xệch, bạc phếch. Đĩa của ông đầy ụ cơm nấu bằng thứ gạo rẻ tiền và lèo tèo vài miếng thịt luộc nhiều mỡ. Chỉ thế thôi.
Tôi len lén nhìn ông rồi nhìn xuống đĩa cơm của mình, trong lòng dấy lên cảm giác gần như là tội lỗi ngây thơ, giống như một đứa trẻ nghịch ngợm bị bắt quả tang lấy trộm mấy cái kẹo trong lọ của bà. Gần như là thế.
Ngày xưa nhà tôi có kiểu bố tôi mắng tôi là “Ai cho mày dùng đồ xịn hơn bố?”.
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi mới tự kiếm được tiền, có tiền là mua đồ theo ý thích thôi.
Bố bảo: “Người ta xứng đáng được hưởng thụ phù hợp với công sức lao động mà người ta bỏ ra. Bố lao động trước mày đến mấy chục năm, nên đương nhiên mày không đáng được hưởng thụ nhiều hơn bố rồi, đúng không?”.
Bố cùn đến thế là cùng. Nhưng tôi chẳng biết cãi thế nào.
“Nói như bố thế thì làm gì còn người giàu và người nghèo?” - tôi lý sự.
“Đương nhiên, vì đó là cuộc sống. Những người được hưởng nhiều hơn công sức lao động của mình là những người may mắn. Còn những người được hưởng kém hơn là những người thiếu may mắn” - bố nói.
“Thì con may mắn là con của bố mẹ, nên con là người may mắn được hưởng hơn một chút xíu, có được không? Chả lẽ bố không muốn con là người may mắn?” - tôi nói giọng nịnh nọt.
“Đương nhiên bố muốn con là người may mắn. Nhưng phải là may mắn bằng chính sức của mình. Và để con có thể được may mắn như vậy, bố muốn con trước hết phải hiểu rõ giá trị của từng thứ mà con có trong tay. Có như thế con mới không bao giờ phí phạm sự may mắn của mình”.
Rắc rối thế hả bố?
Nhưng buổi trưa hôm nay, tôi cảm thấy một chút tội lỗi, vì một cách vô tình tôi đặt sự may mắn của mình ngay trước mặt một sự không may mắn, và tự thấy mình chướng kinh khủng.
Giá như tôi đã không để lộ sự may mắn của mình giữa chốn bình dân đông người...
Tôi cắm cúi cố gắng ăn bằng hết đĩa cơm đầy ụ của mình, dù đã no cứng hết cả bụng khi mới ăn được hơn nửa đĩa.
***
Bạn có biết có bao nhiêu người còn đang chết đói trên thế giới này?
NICK D.
Theo Tuoitre.vn