RRRRRRR
06-28-2010, 06:34 PM
Có lẽ ai cũng thấy vui khi nhận được một tấm thiệp cảm ơn. John Johnson cũng vậy. Ông nhận được tấm thiệp cảm ơn đầu tiên từ Elsie Dawe khoảng 10 năm trước. Bởi vì ông đã gửi một tấm séc 10 đôla tới Bệnh viện Nhi Buffalo.
Dawe phụ trách bộ phận nhận quyên góp của bệnh viện đã cẩn thận gửi tới ông một tấm thiệp cảm ơn viết tay, lời lẽ chân thành. Rất xúc động, ông Johnson gửi séc đều đặn, khoảng hai lần mỗi năm. Và lần nào cô Dawe cũng gửi thư hoặc thiệp cảm ơn, cô làm thế với tất cả những người quyên góp cho bệnh viện.
"Chúng tôi biết ơn những người quyên góp hàng ngàn đôla" - Cô nói - "Nhưng hàng ngàn người đang tặng từng khoản nhỏ cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong chi phí hằng ngày".
Có một năm, kèm theo tấm séc của ông Johnson gửi là một yêu cầu. Ông muốn nhắc đến bệnh viện trong di chúc của mình, và hỏi liệu cô Dawe có thể đến nhà ông để bàn thêm không.
Cô Dawe đã một mình lái xe tới tận một thị trấn nhỏ tên là Castile, nơi ông John Johnson sống cùng vợ mình. Họ đã già, sống đơn giản trong một căn nhà giữa trang trại với những đồ dùng cũ kỹ. "Nhưng họ sống rất hạnh phúc" - cô Dawe kể.
Gia đình Johnson dẫn Dawe đi tham quan khắp vùng. Trước khi cô về, họ còn đăng ký làm "người quyên góp thường xuyên" cho bệnh viện. Dù khoản quyên góp thường xuyên này khá nhỏ bé, nhưng Dawe vẫn chân thành cảm ơn, hứa sẽ quay lại chơi.
Và cô đến thăm ông bà Johnson một, hai lần mỗi năm. Mỗi lần như vậy, cô luôn mang theo quà, như bánh quy tự làm hoặc khăn len. Ban đầu, Dawe đến thăm ông bà Johnson vì họ mời, sau đó là vì tình bạn, và sau đó nữa là vì lo lắng cho họ. Họ sống cô đơn, không có con cái, mà người vợ còn bị tiểu đường.
- Tôi phải đến đó xem họ có ổn không - Thỉnh thoảng Dawe lại nói với đồng nghiệp như vậy.
Khi vợ mất, ông Johnson rất buồn và mặc dù cô Dawe ghé thăm thường xuyên hơn, nhưng 6 tháng sau đó, ông cũng ra đi. Sau đó một thời gian ngắn, ông Parker bạn cũ và cũng là luật sư của gia đình Johnson đến gặp cô Dawe. Ông nói ông Johnson đã ghi tên Bệnh viện Nhi Buffalo trong di chúc của mình, và hỏi cô Dawe có biết bệnh viện sẽ nhận được bao nhiêu tiền không.
Tất nhiên là Dawe không biết. Nhớ lại những tấm séc 10 đôla của ông Johnson, cô đoán rằng số tiền ông để lại cũng không bao nhiêu. Ông Parker nói rằng, sau khi mọi thủ tục
hoàn thành xong, bệnh viện sẽ nhận được ít nhất… 5 triệu đôla! Dawe kinh ngạc đến mức không thốt nên lời.
Có một điều mà ông Johnson chưa bao giờ kể với cô. Ông rất… ghét phải dùng giấy than để tạo ra những bản copy khi ông tính toán chi phí cho trang trại. Cho nên nhiều năm trước, khi một công ty nhỏ tên là Haloid xuất hiện với "loại máy có thể tạo ra các bản copy", ông Johnson cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời và đã đầu tư vào đó. Sau đó, công ty Haloid đổi tên thành… Xerox, và nhanh chóng trở thành công ty sản xuất máy photocopy hàng đầu thế giới.
Tài sản của ông Johnson trị giá khoảng 11 triệu đôla. Ông đã để lại 5 triệu đôla cho Bệnh viện Nhi, 5 triệu đôla cho một bệnh viện ung thư ở Memphis. Đó là khoản quyên góp lớn nhất mà Bệnh viện Nhi Buffalo từng nhận được. Tất cả bắt đầu với một tấm séc 10 đôla. Và một tấm thiệp cảm ơn.
(Trích từ "Chicken Soup For The Soul")
Dawe phụ trách bộ phận nhận quyên góp của bệnh viện đã cẩn thận gửi tới ông một tấm thiệp cảm ơn viết tay, lời lẽ chân thành. Rất xúc động, ông Johnson gửi séc đều đặn, khoảng hai lần mỗi năm. Và lần nào cô Dawe cũng gửi thư hoặc thiệp cảm ơn, cô làm thế với tất cả những người quyên góp cho bệnh viện.
"Chúng tôi biết ơn những người quyên góp hàng ngàn đôla" - Cô nói - "Nhưng hàng ngàn người đang tặng từng khoản nhỏ cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong chi phí hằng ngày".
Có một năm, kèm theo tấm séc của ông Johnson gửi là một yêu cầu. Ông muốn nhắc đến bệnh viện trong di chúc của mình, và hỏi liệu cô Dawe có thể đến nhà ông để bàn thêm không.
Cô Dawe đã một mình lái xe tới tận một thị trấn nhỏ tên là Castile, nơi ông John Johnson sống cùng vợ mình. Họ đã già, sống đơn giản trong một căn nhà giữa trang trại với những đồ dùng cũ kỹ. "Nhưng họ sống rất hạnh phúc" - cô Dawe kể.
Gia đình Johnson dẫn Dawe đi tham quan khắp vùng. Trước khi cô về, họ còn đăng ký làm "người quyên góp thường xuyên" cho bệnh viện. Dù khoản quyên góp thường xuyên này khá nhỏ bé, nhưng Dawe vẫn chân thành cảm ơn, hứa sẽ quay lại chơi.
Và cô đến thăm ông bà Johnson một, hai lần mỗi năm. Mỗi lần như vậy, cô luôn mang theo quà, như bánh quy tự làm hoặc khăn len. Ban đầu, Dawe đến thăm ông bà Johnson vì họ mời, sau đó là vì tình bạn, và sau đó nữa là vì lo lắng cho họ. Họ sống cô đơn, không có con cái, mà người vợ còn bị tiểu đường.
- Tôi phải đến đó xem họ có ổn không - Thỉnh thoảng Dawe lại nói với đồng nghiệp như vậy.
Khi vợ mất, ông Johnson rất buồn và mặc dù cô Dawe ghé thăm thường xuyên hơn, nhưng 6 tháng sau đó, ông cũng ra đi. Sau đó một thời gian ngắn, ông Parker bạn cũ và cũng là luật sư của gia đình Johnson đến gặp cô Dawe. Ông nói ông Johnson đã ghi tên Bệnh viện Nhi Buffalo trong di chúc của mình, và hỏi cô Dawe có biết bệnh viện sẽ nhận được bao nhiêu tiền không.
Tất nhiên là Dawe không biết. Nhớ lại những tấm séc 10 đôla của ông Johnson, cô đoán rằng số tiền ông để lại cũng không bao nhiêu. Ông Parker nói rằng, sau khi mọi thủ tục
hoàn thành xong, bệnh viện sẽ nhận được ít nhất… 5 triệu đôla! Dawe kinh ngạc đến mức không thốt nên lời.
Có một điều mà ông Johnson chưa bao giờ kể với cô. Ông rất… ghét phải dùng giấy than để tạo ra những bản copy khi ông tính toán chi phí cho trang trại. Cho nên nhiều năm trước, khi một công ty nhỏ tên là Haloid xuất hiện với "loại máy có thể tạo ra các bản copy", ông Johnson cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời và đã đầu tư vào đó. Sau đó, công ty Haloid đổi tên thành… Xerox, và nhanh chóng trở thành công ty sản xuất máy photocopy hàng đầu thế giới.
Tài sản của ông Johnson trị giá khoảng 11 triệu đôla. Ông đã để lại 5 triệu đôla cho Bệnh viện Nhi, 5 triệu đôla cho một bệnh viện ung thư ở Memphis. Đó là khoản quyên góp lớn nhất mà Bệnh viện Nhi Buffalo từng nhận được. Tất cả bắt đầu với một tấm séc 10 đôla. Và một tấm thiệp cảm ơn.
(Trích từ "Chicken Soup For The Soul")