11111
06-04-2010, 01:28 PM
Các sinh viên quê ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang bức xúc vì Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hương Khê chậm giải ngân. Các bạn đặt câu hỏi, liệu đó có phải là dấu hiệu tiêu cực của cán bộ ngân hàng?
Nguyễn Thị Hoa (Lớp CDTC08, khoa Xã hội học, trường ĐH Mở TP. HCM) là con út trong gia đình có 9 anh chị em. Mẹ thường xuyên đau ốm. Gia đình Hoa là một trong những hộ nghèo nhất nhì xã Hương Bình. Học hết lớp 9, Hoa nghỉ học vào Bình Dương làm công nhân.
Sau khi có quyết định cho sinh viên vay vốn đi học, Hoa đăng ký học bổ túc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thủ Đức (TP. HCM). Ba năm vừa làm công nhân vừa đi học, Hoa trúng tuyển vào trường ĐH Mở TP. HCM. Hoa làm thủ tục vay vốn học tập tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hương Khê.
Thế nhưng, năm học 2008 – 2009, Hoa vay được 7 triệu đồng. Năm học 2009 – 2010, Hoa chỉ nhận được 4 triệu đồng vào tháng 4/2010. Cô mang thắc mắc hỏi ngân hàng huyện, họ ậm ờ cho qua chuyện. Để có tiền đóng học phí, Hoa phải vừa đi học vừa đi làm thêm: phục vụ bàn, trực điện thoại, bán hàng…
Trần Văn Hữu (Lớp Tin 2B, khoa Tin, trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) cho biết: “Năm học 2008 – 2009, mình vay được 7 triệu đồng. Năm học 2009 – 2010, mình chỉ vay được 3,5 triệu đồng. Mình hỏi lý do, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hương Khê nói rằng, mình học Sư phạm nên chỉ được vay 7 triệu đồng/năm. Gia đình mình phải vay mượn bà con, hàng xóm để cho tiền mình đóng học phí”.
Kỳ lạ hơn, T. Bình (Lớp 063B, khoa Xây dựng cầu đường, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng), mỗi năm học chỉ được vay không quá 4 triệu đồng. Bình bức xúc: “Năm học trước, mình vay được 3,5 triệu đồng. Năm 2009 – 2010, mình vay được 4 triệu đồng. Mình không hiểu tại sao lại như vậy. Mình rất mong Sinh Viên Việt Nam làm sáng tỏ vấn đề này để sinh viên nghèo ở huyện Hương Khê đỡ vất vả hơn”
Nguồn ngoinhachung.net
Nguyễn Thị Hoa (Lớp CDTC08, khoa Xã hội học, trường ĐH Mở TP. HCM) là con út trong gia đình có 9 anh chị em. Mẹ thường xuyên đau ốm. Gia đình Hoa là một trong những hộ nghèo nhất nhì xã Hương Bình. Học hết lớp 9, Hoa nghỉ học vào Bình Dương làm công nhân.
Sau khi có quyết định cho sinh viên vay vốn đi học, Hoa đăng ký học bổ túc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thủ Đức (TP. HCM). Ba năm vừa làm công nhân vừa đi học, Hoa trúng tuyển vào trường ĐH Mở TP. HCM. Hoa làm thủ tục vay vốn học tập tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hương Khê.
Thế nhưng, năm học 2008 – 2009, Hoa vay được 7 triệu đồng. Năm học 2009 – 2010, Hoa chỉ nhận được 4 triệu đồng vào tháng 4/2010. Cô mang thắc mắc hỏi ngân hàng huyện, họ ậm ờ cho qua chuyện. Để có tiền đóng học phí, Hoa phải vừa đi học vừa đi làm thêm: phục vụ bàn, trực điện thoại, bán hàng…
Trần Văn Hữu (Lớp Tin 2B, khoa Tin, trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) cho biết: “Năm học 2008 – 2009, mình vay được 7 triệu đồng. Năm học 2009 – 2010, mình chỉ vay được 3,5 triệu đồng. Mình hỏi lý do, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hương Khê nói rằng, mình học Sư phạm nên chỉ được vay 7 triệu đồng/năm. Gia đình mình phải vay mượn bà con, hàng xóm để cho tiền mình đóng học phí”.
Kỳ lạ hơn, T. Bình (Lớp 063B, khoa Xây dựng cầu đường, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng), mỗi năm học chỉ được vay không quá 4 triệu đồng. Bình bức xúc: “Năm học trước, mình vay được 3,5 triệu đồng. Năm 2009 – 2010, mình vay được 4 triệu đồng. Mình không hiểu tại sao lại như vậy. Mình rất mong Sinh Viên Việt Nam làm sáng tỏ vấn đề này để sinh viên nghèo ở huyện Hương Khê đỡ vất vả hơn”
Nguồn ngoinhachung.net