Sand
06-03-2010, 05:01 PM
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công nhận tình yêu có khi cũng là một căn bệnh và trở thành thứ bệnh dai dẳng.
Mỗi người bị “nhiễm” theo những cách khác nhau và tác động của nó đối với từng cá nhân cũng không giống nhau. Nó có thể làm tăng hoặc giảm sức khỏe, tùy theo tư chất của từng người. Có những tình yêu mà người trong cuộc vì mù quáng không nhận ra như yêu ngộ nhận, yêu ghen tuông, yêu nghi ngờ, yêu tính toán, yêu nhục dục…
Yêu kiểu Tào Tháo
Thanh là một cô gái đa cảm, sống nương nhờ anh chị ruột. Do mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên khi gặp gỡ và tìm hiểu Hùng, thấy anh có tính cách mạnh mẽ, biết lo toan và sống hoàn toàn tự lập, cô quyết định kết hôn.
Thế nhưng, Thanh không ngờ, ngay sau ngày cưới cô không còn được phép có một mối quan hệ nào hết. Thanh sống như bị cầm tù. Đến cơ quan làm việc, thỉnh thoảng chồng cô gọi điện kiểm tra. Nếu không gặp thì chiều về sẽ bị tra hỏi. Ngày Thanh được nghỉ ở nhà, Hùng đi làm thỉnh thoảng gọi điện về, nếu không gặp thì cô phải giải trình được tại sao không nghe máy, nếu không sẽ không thể yên ổn.
Chiếc điện thoại bàn vô tội cũng gây cho Thanh không ít sóng gió. Thỉnh thoảng ai đó gọi nhầm thì bị chồng chửi đổng: “Thằng nào gọi đến đây, chắc không gặp được người cần gặp nên không lên tiếng”. Hùng bắt vợ phải truy tìm “thằng nào” đã gọi điện đến.
Dạng tình yêu này luôn khao khát tình yêu, nhưng không vượt được sự e ngại và sợ hãi của mình, họ không tin ai nên luôn muốn giám sát người khác. Họ sống cô đơn, nhưng đau khổ vì cô đơn. Nếu bạn lỡ yêu người này, rất khó có thể làm họ bớt đa nghi, khó dùng tình yêu của bạn để trấn an họ, đem lại hạnh phúc cho họ.
Yêu chính mình
An và Bảo gặp nhau tại một buổi văn nghệ liên hoan tất niên. Hai người mới gặp đã có cảm tình ngay. Bảo hào hoa, làm việc dễ dàng với tất cả mọi người, từ ban nhạc cho đến các ca sĩ với vẻ điềm tĩnh và quyết đoán chính xác. An xinh tươi và thùy mị, lại tình cờ hát bài hát mà Bảo vốn rất yêu thích. Mối tình bắt đầu khi anh mời cô về nhà và sau đó hai người hò hẹn, gặp gỡ để tìm hiểu.
Khi hai người đã gần nhau hơn, An bắt đầu thấy những sinh hoạt cộng đồng của Bảo làm mất thì giờ, nhất là qua những sinh hoạt này mà có nhiều cô gái khác cũng có cảm tình và muốn tiến đến với anh. Cô cảm thấy ghen tức và không muốn anh tham gia những sinh hoạt này nữa. Cô bắt đầu cằn nhằn và tỏ ý không vui, đôi khi còn ra mặt phản đối.
Bảo cũng cảm thấy An cản trở những ý thích và tự do của anh, và bắt đầu khó chịu khi cô khóc lóc hay hờn dỗi. Cứ thế những cuộc cãi vã, giận hờn xuất hiện ngày mỗi nhiều và sau một thời gian căng thẳng, hai người chia tay vì không thể chấp nhận nhau.
Đây là một loại rối loạn nhân cách phiền hà nhất. Bề ngoài, họ làm cho bạn tưởng là họ có thể chết vì bạn, chết vì tình, nhưng tất cả những sự nồng nàn ấy không xuất phát từ sự chân thành quan tâm đến hạnh phúc của bạn. Ðúng như tên gọi, người này không biết yêu ai khác. Họ chỉ yêu chính họ mà thôi.
Yêu kiểu Sở Khanh
Chị Uyên tìm đến tổng đài tư vấn tâm lý 1080 kể: “Tôi chỉ xem anh là bạn. Anh đã tâm sự với tôi việc người yêu đi lấy chồng mà không lời từ biệt. Tôi cảm thấy mình nên làm một điều gì đó để anh vơi đi phần nào nỗi buồn. Tôi luôn cố lắng nghe anh giãi bày và lấy hết tấm lòng của một người bạn để chia sẻ với anh, nhưng tôi không ngờ rằng anh đã dùng những thủ đoạn tinh vi, gian xảo để lấy đi tiền bạc, tài sản của tôi. Tôi thật sự hụt hẫng, đau khổ, tại sao anh lại làm vậy trong khi tôi muốn tốt cho anh? Anh không hề quan tâm tôi dù một tin nhắn hay một cuộc điện thoại ngắn. Tại sao là một người tốt mà phải chịu nhiều đau đớn như vậy...?”.
Dưới góc độ tâm lý học, đây là dạng tình yêu chống đối nhân cách xã hội. Nhóm người này có “máu gian”, rất lão luyện trong “nghề” lừa tình và tiền. Ðiều nguy hiểm là dạng người này rất duyên dáng và khả ái, họ nói chuyện rất hay, rất êm tai. Họ đón ý rất tài tình, biết cách săn sóc và quan tâm, cho nên thời gian đầu rất dễ lầm lẫn với tình yêu chân thật. Khi bị mất cả tình lẫn tiền mới nhận ra thì đã muộn. Muốn nhận diện người này tương đối khó, thường phải dựa vào sự điều tra, tìm hiểu quá khứ và “thành tích” qua những nạn nhân cũ của họ.
Theo Th.S Kiều Thanh Hà
Mỗi người bị “nhiễm” theo những cách khác nhau và tác động của nó đối với từng cá nhân cũng không giống nhau. Nó có thể làm tăng hoặc giảm sức khỏe, tùy theo tư chất của từng người. Có những tình yêu mà người trong cuộc vì mù quáng không nhận ra như yêu ngộ nhận, yêu ghen tuông, yêu nghi ngờ, yêu tính toán, yêu nhục dục…
Yêu kiểu Tào Tháo
Thanh là một cô gái đa cảm, sống nương nhờ anh chị ruột. Do mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên khi gặp gỡ và tìm hiểu Hùng, thấy anh có tính cách mạnh mẽ, biết lo toan và sống hoàn toàn tự lập, cô quyết định kết hôn.
Thế nhưng, Thanh không ngờ, ngay sau ngày cưới cô không còn được phép có một mối quan hệ nào hết. Thanh sống như bị cầm tù. Đến cơ quan làm việc, thỉnh thoảng chồng cô gọi điện kiểm tra. Nếu không gặp thì chiều về sẽ bị tra hỏi. Ngày Thanh được nghỉ ở nhà, Hùng đi làm thỉnh thoảng gọi điện về, nếu không gặp thì cô phải giải trình được tại sao không nghe máy, nếu không sẽ không thể yên ổn.
Chiếc điện thoại bàn vô tội cũng gây cho Thanh không ít sóng gió. Thỉnh thoảng ai đó gọi nhầm thì bị chồng chửi đổng: “Thằng nào gọi đến đây, chắc không gặp được người cần gặp nên không lên tiếng”. Hùng bắt vợ phải truy tìm “thằng nào” đã gọi điện đến.
Dạng tình yêu này luôn khao khát tình yêu, nhưng không vượt được sự e ngại và sợ hãi của mình, họ không tin ai nên luôn muốn giám sát người khác. Họ sống cô đơn, nhưng đau khổ vì cô đơn. Nếu bạn lỡ yêu người này, rất khó có thể làm họ bớt đa nghi, khó dùng tình yêu của bạn để trấn an họ, đem lại hạnh phúc cho họ.
Yêu chính mình
An và Bảo gặp nhau tại một buổi văn nghệ liên hoan tất niên. Hai người mới gặp đã có cảm tình ngay. Bảo hào hoa, làm việc dễ dàng với tất cả mọi người, từ ban nhạc cho đến các ca sĩ với vẻ điềm tĩnh và quyết đoán chính xác. An xinh tươi và thùy mị, lại tình cờ hát bài hát mà Bảo vốn rất yêu thích. Mối tình bắt đầu khi anh mời cô về nhà và sau đó hai người hò hẹn, gặp gỡ để tìm hiểu.
Khi hai người đã gần nhau hơn, An bắt đầu thấy những sinh hoạt cộng đồng của Bảo làm mất thì giờ, nhất là qua những sinh hoạt này mà có nhiều cô gái khác cũng có cảm tình và muốn tiến đến với anh. Cô cảm thấy ghen tức và không muốn anh tham gia những sinh hoạt này nữa. Cô bắt đầu cằn nhằn và tỏ ý không vui, đôi khi còn ra mặt phản đối.
Bảo cũng cảm thấy An cản trở những ý thích và tự do của anh, và bắt đầu khó chịu khi cô khóc lóc hay hờn dỗi. Cứ thế những cuộc cãi vã, giận hờn xuất hiện ngày mỗi nhiều và sau một thời gian căng thẳng, hai người chia tay vì không thể chấp nhận nhau.
Đây là một loại rối loạn nhân cách phiền hà nhất. Bề ngoài, họ làm cho bạn tưởng là họ có thể chết vì bạn, chết vì tình, nhưng tất cả những sự nồng nàn ấy không xuất phát từ sự chân thành quan tâm đến hạnh phúc của bạn. Ðúng như tên gọi, người này không biết yêu ai khác. Họ chỉ yêu chính họ mà thôi.
Yêu kiểu Sở Khanh
Chị Uyên tìm đến tổng đài tư vấn tâm lý 1080 kể: “Tôi chỉ xem anh là bạn. Anh đã tâm sự với tôi việc người yêu đi lấy chồng mà không lời từ biệt. Tôi cảm thấy mình nên làm một điều gì đó để anh vơi đi phần nào nỗi buồn. Tôi luôn cố lắng nghe anh giãi bày và lấy hết tấm lòng của một người bạn để chia sẻ với anh, nhưng tôi không ngờ rằng anh đã dùng những thủ đoạn tinh vi, gian xảo để lấy đi tiền bạc, tài sản của tôi. Tôi thật sự hụt hẫng, đau khổ, tại sao anh lại làm vậy trong khi tôi muốn tốt cho anh? Anh không hề quan tâm tôi dù một tin nhắn hay một cuộc điện thoại ngắn. Tại sao là một người tốt mà phải chịu nhiều đau đớn như vậy...?”.
Dưới góc độ tâm lý học, đây là dạng tình yêu chống đối nhân cách xã hội. Nhóm người này có “máu gian”, rất lão luyện trong “nghề” lừa tình và tiền. Ðiều nguy hiểm là dạng người này rất duyên dáng và khả ái, họ nói chuyện rất hay, rất êm tai. Họ đón ý rất tài tình, biết cách săn sóc và quan tâm, cho nên thời gian đầu rất dễ lầm lẫn với tình yêu chân thật. Khi bị mất cả tình lẫn tiền mới nhận ra thì đã muộn. Muốn nhận diện người này tương đối khó, thường phải dựa vào sự điều tra, tìm hiểu quá khứ và “thành tích” qua những nạn nhân cũ của họ.
Theo Th.S Kiều Thanh Hà