kinhcan88
05-29-2010, 06:58 PM
Để làm bài đạt kết quả cao, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT cần phải nắm được một số kỹ năng cần thiết. Gợi ý của PGS, TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, kinh nghiệm của các kỳ thi tốt nghiệp kể từ khi tổ chức thi ba chung cho thấy, ngoài khối lượng kiến thức cần nắm vững, thí sinh cũng cần nắm bắt được thêm nhiều kỹ năng làm bài hiệu quả.
Kinh nghiệm từ bạn Lê Văn Huỳnh – thủ khoa khối A Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 chính là làm ngay và đầy đủ tất cả các bài học trên lớp và tự tìm những tài liệu khác để nắm kiến thức sâu sắc hơn. Huỳnh cho biết, viết ra giấy những kiến thức, những điều cần ghi nhớ giúp em nhớ nhanh và lâu hơn.
Còn lời khuyên từ ông Nghĩa, các em cần thận trọng khi sử dụng tài liệu hướng dẫn ôn thi trên thị trường bởi thực chất những bộ sách này chỉ là tóm tắt từ nội dung sách giáo khoa. Và để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, các em chỉ cần nắm vững nội dung kiến thức trong quá trình học, đồng thời tự ôn lại những nội dung trong sách giáo khoa, trong vở ghi chép là đủ.
Phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài
Mỗi môn thi tốt nghiệp đều có đặc điểm riêng, cần có nhưng lưu ý riêng trong khi làm bài thi. Và trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, các thầy giáo, cô giáo của từng môn cần có hướng dẫn và lưu ý các em làm bài thi sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh những sai sót không đáng có xảy ra.
Để ôn tập tốt, các em cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung câu trả lời. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ thiếu hoặc sai sót để học lại.
Ông Nghĩa cho biết, trên nguyên tắc, đề thi tốt nghiệp chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, có thể đến 80%; phần còn lại là phần mở rộng để tạo sự phân hóa đối với thí sinh.
Điều các em phải quan tâm đầu tiên là chú trọng phân phân bố thời gian hợp lý. Vì vậy, “mẹo vặt” đầu tiên là cần đọc lướt toàn bài để xác định xem phần nào mình nắm thật vững để làm nhanh trước, sau đó thực hiện những phần khó và đòi hỏi thời gian nhiều hơn nhưng vẫn còn nằm trong khả năng của em, còn những phần quá khó thì để lại sau cùng và chỉ thực hiện khi còn thời gian. Nếu chỉ làm tuần tự từ trên xuống dưới thì có thể rơi vào tình trạng mất quá nhiều thời gian vào câu khó và làm sai, và không có thời gian để làm câu dễ mà lẽ ra mình đã có thể làm đúng.
Lưu ý khi chọn phần riêng
Điểm mới của kỳ thi năm nay, ngoài môn ngoại ngữ chỉ có phần chung, còn các môn khác vẫn có hai phần chung và riêng như mọi năm.
Ông Nghĩa lưu ý thí sinh nên lựa chọn sẽ thi theo phần nào (phần theo chương trình chuẩn hay nâng cao) ngay từ khi ôn thi tốt nghiệp chứ không phải đến khi cầm đề thi mới xác định. Điều này sẽ giúp thí sinh có thêm thời gian, không bị phân tâm lựa chọn làm phần riêng nào. Bộ phận ra đề sẽ cho hai đề khá tương đồng nhau, việc xác định đề khó hay dễ ngay tại phòng thi là rất khó khăn, mất nhiều thời gian.
Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề, không trả lời thừa cũng không trả lời thiếu...
Cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh sa đà vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.
Phương pháp làm bài trắc nghiệm Anh văn
Hiện nay, thời gian dành cho bài thi tiếng Anh cả ở kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh Đại học đều nằm trong khoảng hơn 1 phút cho một câu. Khoảng thời gian này là khá dư dả cho thí sinh nếu nắm vững bài học và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi, nhưng sẽ là không đủ nếu thí sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của bài thi.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, đối với bài thi tiếng Anh, kiến thức ngữ âm và kiến thức từ vựng đều là những kiến thức cơ bản mà tất cả mọi thí sinh phải nắm để có thể làm tốt bài thi trắc nghiệm.
Về kiến thức ngữ âm, tìm trọng âm là một trong hai nội dung kiểm tra trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh ở cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Để ôn tập tốt cho phần này, ngoài việc chú trọng phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu bằng cách lập đi lập lại nhiều lần theo mẫu, em cần hệ thống hóa các quy luật dấu nhấn của các từ đa âm tiết, tức các từ có từ hai âm tiết trở lên.
Các từ trong tiếng Anh có thể chia làm hai loại, một loại có dấu nhấn không có quy luật, cần phải thuộc lòng, và không có phương pháp nào khác cho loại này. Tuy nhiên, rất may mắn là trong tiếng Anh có một số quy luật nhấn phổ biến liên quan đến các hậu tiếp tố, vì vậy cách ôn tập tốt nhất cho phần này là kết hợp với việc ôn tập từ vựng. Các quy luật này không nhiều và có tính lập đi lập lại rất cao. Vì vậy chỉ cần nắm vững được các quy luật phổ biến này thì các em sẽ dễ dàng giải quyết được phần ngữ âm của bài thi.
Bí quyết làm bài thi Sử, Địa
Trong các môn thi tốt nghiệp THPT thì học sinh nên chú ý rèn luyện kỹ năng làm bài đối với môn Lịch sử và Địa lý. Việc Bộ GD&ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp có cả hai môn này đã gây tâm lý bất an cho các em khối A. Hơn nữa, trong quá trình học, học sinh chỉ làm bài kiểm tra 45 phút, còn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian làm bài là 90 phút. Do đó, kỹ năng làm bài cũng sẽ rất khác.
Tư vấn từ các giáo viên dạy Sử, Địa là học sinh cũng không nên chăm chăm học thuộc lòng bởi đối với các môn khoa học xã hội cũng vẫn cần biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Khi ôn tập môn Lịch sử, học sinh phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản: "Như thế nào?" (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt); "Tại sao?" (giải thích); "Phân tích" (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán).
Nguồn http://sch.vn
Chúc mọi người đạt kết quả cao trong tất cả các kì thi nhé
Kinh nghiệm từ bạn Lê Văn Huỳnh – thủ khoa khối A Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 chính là làm ngay và đầy đủ tất cả các bài học trên lớp và tự tìm những tài liệu khác để nắm kiến thức sâu sắc hơn. Huỳnh cho biết, viết ra giấy những kiến thức, những điều cần ghi nhớ giúp em nhớ nhanh và lâu hơn.
Còn lời khuyên từ ông Nghĩa, các em cần thận trọng khi sử dụng tài liệu hướng dẫn ôn thi trên thị trường bởi thực chất những bộ sách này chỉ là tóm tắt từ nội dung sách giáo khoa. Và để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, các em chỉ cần nắm vững nội dung kiến thức trong quá trình học, đồng thời tự ôn lại những nội dung trong sách giáo khoa, trong vở ghi chép là đủ.
Phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài
Mỗi môn thi tốt nghiệp đều có đặc điểm riêng, cần có nhưng lưu ý riêng trong khi làm bài thi. Và trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, các thầy giáo, cô giáo của từng môn cần có hướng dẫn và lưu ý các em làm bài thi sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh những sai sót không đáng có xảy ra.
Để ôn tập tốt, các em cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung câu trả lời. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ thiếu hoặc sai sót để học lại.
Ông Nghĩa cho biết, trên nguyên tắc, đề thi tốt nghiệp chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, có thể đến 80%; phần còn lại là phần mở rộng để tạo sự phân hóa đối với thí sinh.
Điều các em phải quan tâm đầu tiên là chú trọng phân phân bố thời gian hợp lý. Vì vậy, “mẹo vặt” đầu tiên là cần đọc lướt toàn bài để xác định xem phần nào mình nắm thật vững để làm nhanh trước, sau đó thực hiện những phần khó và đòi hỏi thời gian nhiều hơn nhưng vẫn còn nằm trong khả năng của em, còn những phần quá khó thì để lại sau cùng và chỉ thực hiện khi còn thời gian. Nếu chỉ làm tuần tự từ trên xuống dưới thì có thể rơi vào tình trạng mất quá nhiều thời gian vào câu khó và làm sai, và không có thời gian để làm câu dễ mà lẽ ra mình đã có thể làm đúng.
Lưu ý khi chọn phần riêng
Điểm mới của kỳ thi năm nay, ngoài môn ngoại ngữ chỉ có phần chung, còn các môn khác vẫn có hai phần chung và riêng như mọi năm.
Ông Nghĩa lưu ý thí sinh nên lựa chọn sẽ thi theo phần nào (phần theo chương trình chuẩn hay nâng cao) ngay từ khi ôn thi tốt nghiệp chứ không phải đến khi cầm đề thi mới xác định. Điều này sẽ giúp thí sinh có thêm thời gian, không bị phân tâm lựa chọn làm phần riêng nào. Bộ phận ra đề sẽ cho hai đề khá tương đồng nhau, việc xác định đề khó hay dễ ngay tại phòng thi là rất khó khăn, mất nhiều thời gian.
Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề, không trả lời thừa cũng không trả lời thiếu...
Cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh sa đà vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.
Phương pháp làm bài trắc nghiệm Anh văn
Hiện nay, thời gian dành cho bài thi tiếng Anh cả ở kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh Đại học đều nằm trong khoảng hơn 1 phút cho một câu. Khoảng thời gian này là khá dư dả cho thí sinh nếu nắm vững bài học và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi, nhưng sẽ là không đủ nếu thí sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của bài thi.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, đối với bài thi tiếng Anh, kiến thức ngữ âm và kiến thức từ vựng đều là những kiến thức cơ bản mà tất cả mọi thí sinh phải nắm để có thể làm tốt bài thi trắc nghiệm.
Về kiến thức ngữ âm, tìm trọng âm là một trong hai nội dung kiểm tra trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh ở cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Để ôn tập tốt cho phần này, ngoài việc chú trọng phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu bằng cách lập đi lập lại nhiều lần theo mẫu, em cần hệ thống hóa các quy luật dấu nhấn của các từ đa âm tiết, tức các từ có từ hai âm tiết trở lên.
Các từ trong tiếng Anh có thể chia làm hai loại, một loại có dấu nhấn không có quy luật, cần phải thuộc lòng, và không có phương pháp nào khác cho loại này. Tuy nhiên, rất may mắn là trong tiếng Anh có một số quy luật nhấn phổ biến liên quan đến các hậu tiếp tố, vì vậy cách ôn tập tốt nhất cho phần này là kết hợp với việc ôn tập từ vựng. Các quy luật này không nhiều và có tính lập đi lập lại rất cao. Vì vậy chỉ cần nắm vững được các quy luật phổ biến này thì các em sẽ dễ dàng giải quyết được phần ngữ âm của bài thi.
Bí quyết làm bài thi Sử, Địa
Trong các môn thi tốt nghiệp THPT thì học sinh nên chú ý rèn luyện kỹ năng làm bài đối với môn Lịch sử và Địa lý. Việc Bộ GD&ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp có cả hai môn này đã gây tâm lý bất an cho các em khối A. Hơn nữa, trong quá trình học, học sinh chỉ làm bài kiểm tra 45 phút, còn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian làm bài là 90 phút. Do đó, kỹ năng làm bài cũng sẽ rất khác.
Tư vấn từ các giáo viên dạy Sử, Địa là học sinh cũng không nên chăm chăm học thuộc lòng bởi đối với các môn khoa học xã hội cũng vẫn cần biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Khi ôn tập môn Lịch sử, học sinh phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản: "Như thế nào?" (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt); "Tại sao?" (giải thích); "Phân tích" (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán).
Nguồn http://sch.vn
Chúc mọi người đạt kết quả cao trong tất cả các kì thi nhé