girlvampire
10-03-2009, 05:36 PM
Trên 70% học sinh lớp 12 thú nhận: "Học để vào đại học, vào đại học để... vừa lòng bố mẹ!"
Ngoài áp lực, học sinh còn phải chịu những cơn đau tinh thần khi ba mẹ rầy la vì điểm thấp. Đôi khi phụ huynh không thông cảm cho con mình mà còn trách: "Học cho lắm vào mà chẳng có kết quả gì cả! Chắc là chơi nhiều chứ gì!". Thỉnh thoảng, dân 12 cảm thấy như đang "rơi tự do" vì không biết mình sống vì điều gì, khi việc học trượt dốc, thầy cô đốc thúc và gia đình càm ràm...
Thời điểm cuối cấp là lúc học nhiều, ít có thời gian dành cho gia đình, nên họ rất muốn có sự động viên, chia sẻ từ ba mẹ. Vậy mà có không ít bậc phụ huynh chỉ thấy kết quả kém và trách móc, không hiểu rằng con mình đang chịu sức ép quá lớn.
Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh hiện nay muốn con mình vào đại học cốt yếu để... nở mặt nở mày với láng giềng, hàng xóm, chứ họ cũng biết "Đại học không phải con đường duy nhất"...
Xã hội: "Bằng cấp là thước đo giá trị!"
Nếu muốn bớt áp lực, đôi khi chúng tôi buộc phải "học lệch" vì không còn cách nào khác.
Chính vì "học lệch" mà một số môn có điểm không cao.
Chính vì điểm không cao nên bằng tốt nghiệp cũng "không đẹp", dù thật sự, sức học cũng chưa đến nỗi...
Nhưng buồn thay, người ta chỉ nhìn vào danh hiệu, bằng cấp và điểm số để đánh giá về một học trò?
Chúng tôi tự thông cảm lẫn nhau
Đôi khi, chúng tôi có những bất công, oan ức trong học tập, nhưng không thể giãi bài cho ai cả, thế là tâm sự với bạn bè. Chúng tôi động viên nhau: "Cố lên, chỉ năm nay thôi, thời gian trôi qua nhanh mà".
Chúng tôi quả quyết một điều rằng, khi xưa, ba mẹ và thầy cô không mang nặng áp lực như chúng tôi hiện tại, và học cũng không nhiều như chúng tôi bây giờ.
Nhưng ai thông cảm cho chúng tôi? Trong khi chờ câu trả lời thì chúng tôi tự thông cảm cho chính mình.
Bởi chỉ có dân 12 mới thấu...
Trích " kenh14 "
Ngoài áp lực, học sinh còn phải chịu những cơn đau tinh thần khi ba mẹ rầy la vì điểm thấp. Đôi khi phụ huynh không thông cảm cho con mình mà còn trách: "Học cho lắm vào mà chẳng có kết quả gì cả! Chắc là chơi nhiều chứ gì!". Thỉnh thoảng, dân 12 cảm thấy như đang "rơi tự do" vì không biết mình sống vì điều gì, khi việc học trượt dốc, thầy cô đốc thúc và gia đình càm ràm...
Thời điểm cuối cấp là lúc học nhiều, ít có thời gian dành cho gia đình, nên họ rất muốn có sự động viên, chia sẻ từ ba mẹ. Vậy mà có không ít bậc phụ huynh chỉ thấy kết quả kém và trách móc, không hiểu rằng con mình đang chịu sức ép quá lớn.
Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh hiện nay muốn con mình vào đại học cốt yếu để... nở mặt nở mày với láng giềng, hàng xóm, chứ họ cũng biết "Đại học không phải con đường duy nhất"...
Xã hội: "Bằng cấp là thước đo giá trị!"
Nếu muốn bớt áp lực, đôi khi chúng tôi buộc phải "học lệch" vì không còn cách nào khác.
Chính vì "học lệch" mà một số môn có điểm không cao.
Chính vì điểm không cao nên bằng tốt nghiệp cũng "không đẹp", dù thật sự, sức học cũng chưa đến nỗi...
Nhưng buồn thay, người ta chỉ nhìn vào danh hiệu, bằng cấp và điểm số để đánh giá về một học trò?
Chúng tôi tự thông cảm lẫn nhau
Đôi khi, chúng tôi có những bất công, oan ức trong học tập, nhưng không thể giãi bài cho ai cả, thế là tâm sự với bạn bè. Chúng tôi động viên nhau: "Cố lên, chỉ năm nay thôi, thời gian trôi qua nhanh mà".
Chúng tôi quả quyết một điều rằng, khi xưa, ba mẹ và thầy cô không mang nặng áp lực như chúng tôi hiện tại, và học cũng không nhiều như chúng tôi bây giờ.
Nhưng ai thông cảm cho chúng tôi? Trong khi chờ câu trả lời thì chúng tôi tự thông cảm cho chính mình.
Bởi chỉ có dân 12 mới thấu...
Trích " kenh14 "