phonglinhtim
05-04-2010, 09:47 PM
Nếu bạn tin rằng những loại quả hoàn toàn sạch thì ngại gì mà không sử dụng cả vỏ? Những loại vỏ trái cây, vỏ hạt dưới đây đều có tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp.
Vỏ quýt
Trong vỏ có hai loại dầu là dầu cam 0,5% và dầu cam rụng 0,5%. Thành phần chính trong dầu cam là d và dl-limonen 78,5%, còn trong dầu cam rụng d và dl-limonene chỉ có 2,5%, thêm linalool 15,4%. Ngoài ra chúng chứa một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.
Để trị chứng hôi miệng, hãy nhai và ngậm một lát vỏ quýt tươi nhỏ nhiều lần trong ngày, khoảng mười phút mỗi lần. Để chữa ho và chứng mất tiếng, lấy 12g vỏ quýt chín sắc với 200ml nước đến khi còn 100ml rồi thêm đường vừa ngọt để uống dần trong ngày.
Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam tươi nấu với nước sạch trong một giờ, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Vắt thêm tinh dầu từ vỏ quýt tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần sẽ tạo được cảm giác sảng khoái và giấc ngủ ngon.
Ngoài công dụng trên, vỏ quýt còn có công dụng trị nứt nẻ da. Cách làm rất đơn giản là sao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.
Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ. Dầu quýt cùng dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.
Vỏ chanh
Trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường. PMF là chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids.
Để trị tóc có gàu, hãy nghiền nát vỏ chanh, cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện hai đến ba lần mỗi tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe, đẹp. Khi dùng vỏ chanh để thoa lên da đầu, tinh dầu của vỏ giúp giảm hiện tượng rụng tóc, tránh được tình trạng hói đầu.
Ngoài ra, vỏ chanh kích thích tiêu hóa, trung hòa bớt vị béo của thức ăn và tăng cường chuyển hóa để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Vỏ nho tím
Vỏ và hạt của quả nho tím có chứa nhiều chất kháng khuẩn, đặc biệt là chất resveratrol có khả năng chống oxy hóa gấp bảy lần vitamin E, có khả năng chống lão hóa, chống hiện tượng máu dồn cục và làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn trên khuôn mặt.
Ngoài ra nó còn chứa chất quercetin, giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol. Nên dùng thường xuyên loại trái cây này để tăng sức đề kháng, giải trừ độc tố cho cơ thể.
Vỏ bưởi
Vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, không độc, có tác dụng thông lợi, trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, trị tràng phong, đau ruột... Phần vỏ xanh bên ngoài với chất tinh dầu nhiều còn có tác dụng trong việc làm đẹp tóc. Dùng vỏ bưởi đun nước gội đầu, hoặc sau khi gội bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bóng, chắc, mượt. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.
Vỏ táo
Vỏ táo là phần tập trung cao hàm lượng vitamin B, C của quả táo, vì thế khi ăn táo không nên bỏ đi phần vỏ. Đó là chưa kể vỏ táo còn có tác dụng giảm béo, trị mồ hôi dầu.
Vỏ ổi
Vỏ ổi chứa nhiều vitamin C hơn một quả cam. Cách đơn giản để bổ sung vitamin C làm đẹp da là khi ăn ổi hãy ăn cả vỏ. Ngoài ra, ổi cũng cung cấp một hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt trong quả ổi có chứa chất lycopene chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt rất hiệu quả.
Vỏ dưa hấu
Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các chuyên gia Trung Quốc, vỏ dưa hấu là vị thuốc bổ dưỡng, hàm lượng đường thấp, có tác dụng thanh nhiệt, không gây cảm giác khô miệng hoặc khát nước sau khi ăn.
Có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu, hoặc xắt nhỏ vỏ rồi rang khô, sau đó sắc nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng khá hiệu quả.
Chính bởi tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm mát cơ thể nên vỏ dưa hấu cũng góp vai trò tích cực trong trị mụn trứng cá. Cho khoảng 100g đậu xanh vào 1.500ml nước, đun sôi trong khoảng mười phút. Sau đó, cho khoảng 500g vỏ dưa hấu đã bỏ lớp vỏ cứng ngoài cùng tiếp tục đun sôi rồi để nguội. Uống nước đó vài lần trong một ngày.
Đậu xanh có vị ngọt dịu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm tiêu tan các khí nóng trong người. Vỏ dưa hấu ngọt mát vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, xóa đi cảm giác khô miệng, háo nước.
Vỏ đậu xanh
Vỏ đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ sung nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc. Theo Nhật hoa từ bản thảo, vỏ đậu xanh dùng làm gối kê đầu trị được bệnh đầu phong, đầu thống, cao huyết áp, giúp sáng mắt, giảm bứt rứt...
Sắc vỏ đậu xanh thật đặc để uống trị được chứng trúng nắng rất công hiệu.
Vỏ đậu đỏ
Kinh nghiệm dân gian xem đậu đỏ là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh.
Cũng chính nhờ tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, phù thận… nên sử dụng đậu đỏ vì trong vỏ đậu đỏ rất giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch, giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, nhờ đó loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột.
Theo HOÀNG NGUYỄN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Vỏ quýt
Trong vỏ có hai loại dầu là dầu cam 0,5% và dầu cam rụng 0,5%. Thành phần chính trong dầu cam là d và dl-limonen 78,5%, còn trong dầu cam rụng d và dl-limonene chỉ có 2,5%, thêm linalool 15,4%. Ngoài ra chúng chứa một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.
Để trị chứng hôi miệng, hãy nhai và ngậm một lát vỏ quýt tươi nhỏ nhiều lần trong ngày, khoảng mười phút mỗi lần. Để chữa ho và chứng mất tiếng, lấy 12g vỏ quýt chín sắc với 200ml nước đến khi còn 100ml rồi thêm đường vừa ngọt để uống dần trong ngày.
Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam tươi nấu với nước sạch trong một giờ, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Vắt thêm tinh dầu từ vỏ quýt tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần sẽ tạo được cảm giác sảng khoái và giấc ngủ ngon.
Ngoài công dụng trên, vỏ quýt còn có công dụng trị nứt nẻ da. Cách làm rất đơn giản là sao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.
Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ. Dầu quýt cùng dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.
Vỏ chanh
Trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường. PMF là chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids.
Để trị tóc có gàu, hãy nghiền nát vỏ chanh, cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện hai đến ba lần mỗi tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe, đẹp. Khi dùng vỏ chanh để thoa lên da đầu, tinh dầu của vỏ giúp giảm hiện tượng rụng tóc, tránh được tình trạng hói đầu.
Ngoài ra, vỏ chanh kích thích tiêu hóa, trung hòa bớt vị béo của thức ăn và tăng cường chuyển hóa để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Vỏ nho tím
Vỏ và hạt của quả nho tím có chứa nhiều chất kháng khuẩn, đặc biệt là chất resveratrol có khả năng chống oxy hóa gấp bảy lần vitamin E, có khả năng chống lão hóa, chống hiện tượng máu dồn cục và làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn trên khuôn mặt.
Ngoài ra nó còn chứa chất quercetin, giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol. Nên dùng thường xuyên loại trái cây này để tăng sức đề kháng, giải trừ độc tố cho cơ thể.
Vỏ bưởi
Vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, không độc, có tác dụng thông lợi, trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, trị tràng phong, đau ruột... Phần vỏ xanh bên ngoài với chất tinh dầu nhiều còn có tác dụng trong việc làm đẹp tóc. Dùng vỏ bưởi đun nước gội đầu, hoặc sau khi gội bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bóng, chắc, mượt. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.
Vỏ táo
Vỏ táo là phần tập trung cao hàm lượng vitamin B, C của quả táo, vì thế khi ăn táo không nên bỏ đi phần vỏ. Đó là chưa kể vỏ táo còn có tác dụng giảm béo, trị mồ hôi dầu.
Vỏ ổi
Vỏ ổi chứa nhiều vitamin C hơn một quả cam. Cách đơn giản để bổ sung vitamin C làm đẹp da là khi ăn ổi hãy ăn cả vỏ. Ngoài ra, ổi cũng cung cấp một hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt trong quả ổi có chứa chất lycopene chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt rất hiệu quả.
Vỏ dưa hấu
Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các chuyên gia Trung Quốc, vỏ dưa hấu là vị thuốc bổ dưỡng, hàm lượng đường thấp, có tác dụng thanh nhiệt, không gây cảm giác khô miệng hoặc khát nước sau khi ăn.
Có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu, hoặc xắt nhỏ vỏ rồi rang khô, sau đó sắc nước uống để trị bệnh viêm, nhiệt, sưng miệng khá hiệu quả.
Chính bởi tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm mát cơ thể nên vỏ dưa hấu cũng góp vai trò tích cực trong trị mụn trứng cá. Cho khoảng 100g đậu xanh vào 1.500ml nước, đun sôi trong khoảng mười phút. Sau đó, cho khoảng 500g vỏ dưa hấu đã bỏ lớp vỏ cứng ngoài cùng tiếp tục đun sôi rồi để nguội. Uống nước đó vài lần trong một ngày.
Đậu xanh có vị ngọt dịu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm tiêu tan các khí nóng trong người. Vỏ dưa hấu ngọt mát vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, xóa đi cảm giác khô miệng, háo nước.
Vỏ đậu xanh
Vỏ đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ sung nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc. Theo Nhật hoa từ bản thảo, vỏ đậu xanh dùng làm gối kê đầu trị được bệnh đầu phong, đầu thống, cao huyết áp, giúp sáng mắt, giảm bứt rứt...
Sắc vỏ đậu xanh thật đặc để uống trị được chứng trúng nắng rất công hiệu.
Vỏ đậu đỏ
Kinh nghiệm dân gian xem đậu đỏ là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh.
Cũng chính nhờ tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, phù thận… nên sử dụng đậu đỏ vì trong vỏ đậu đỏ rất giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch, giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, nhờ đó loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột.
Theo HOÀNG NGUYỄN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần