PDA

View Full Version : Bài thuốc cho bệnh nhân rối loạn thần kinh


Sand
05-01-2010, 11:52 AM
Khi bệnh nhân bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng dễ hưng phấn hoặc dễ mệt mỏi, suy kiệt, buồn rầu, chán nản, ngủ kém... Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thần kinh bị kích thích mãnh liệt cao độ kéo dài, thông thường là tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài vượt quá sức chịu đựng có thể làm bệnh phát sinh.

Tùy theo thể chất và kiểu rối loạn thần kinh khác nhau của mỗi người bệnh, có thể hỗ trợ điều trị bằng các món ăn bài thuốc sau:

Bài 1: Cùi long nhãn 30g, đường phèn 3g, sinh sái sâm (hoặc nhân sâm) 3g. Nấu thật nhừ sinh sái sâm hoặc nhân sâm để lấy nước, cho vào bát con cùng với cùi long nhãn và đường phèn, ăn với một thìa nước ấm, liên tục trong mấy ngày vào lúc sáng sớm. Bài thuốc này được sử dụng cho những người lẩn thẩn, thẫn thờ, nói linh tinh, thể chất hư nhược, kém ăn... lâu ngày không khỏi (không dùng cho người có đàm hỏa).

Bài 2: Củ cải 200g rửa sạch, thái thành sợi nhỏ, xào qua với dầu vừng, trộn thêm các gia vị như tỏi, vừng, hành, chanh... rồi chia ra ăn hết trong ngày; thích hợp với những bệnh nhân hay nổi cơn bực tức, điên khùng, có kèm táo bón.

Bài 3: Nước ép quả lê 200ml, uống lúc bụng đói vào sáng sớm và tối, thích hợp với những bệnh nhân thần kinh dạng điên dại.

Bài 4: Trứng gà 3 quả luộc chín, bóc vỏ, nấu cùng với tiểu hồi hương 9g, vỏ quýt 12g, trà xanh 15g, mỗi ngày ăn 1 quả. Món ăn này thích hợp với những bệnh nhân thờ thẫn, lẩn thẩn, nói năng linh tinh, bâng quơ không đâu ra đâu (không dùng cho người bị đàm nhiệt).

Bài 5: Hạt mì 100g, táo tàu 10 quả, cam thảo nướng 9g, nấu thành cháo để ăn vào 2 bữa sáng sớm và tối (lúc đói). Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày, dùng cho những nữ bệnh nhân thời kỳ tiền mãn kinh.

Bài 6: Mướp đắng 300g thái nhỏ thành sợi, nấu với chút nước, cho 150g thịt lợn nạc thái miếng vào nấu chín để ăn. Món này thích hợp với những bệnh nhân điên dại, đại tiện không thông thoát, có đàm hỏa.

Bài 7: Bách hợp 15 g (loại mập, màu trắng là tốt nhất) nấu chín, đập 1 quả trứng rồi cho ít đường phèn vào ăn. Món này thích hợp cho những bệnh nhân luôn trầm mặc, đứng ngồi không yên, tinh thần lo âu hoảng hốt, hoặc những nữ bệnh nhân thời kỳ tiền mãn kinh.

Bài 8: Tâm hạt sen 3g, nghiền thành bột, táo tàu 10 quả, nấu cùng nhau. Ăn mỗi ngày 1 lần sau bữa cơm, thích hợp với những nam bệnh nhân điên khùng liên miên kèm theo di tinh.

Bác sĩ Trần Văn Thuấn

Sand
05-01-2010, 12:39 PM
Thần kinh suy nhược thuộc loại bệnh thần kinh, biểu hiện chủ yếu là mất ngủ, đau đầu, chân tay rã rời, tâm thần kích động, tư tưởng phân tán, trầm cảm... người bệnh thấy sức khỏe suy giảm, bệnh xuất hiện thường có liên quan với làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng. Y học cổ truyền gọi là chứng "bất đắc ngọa" (không ngủ được).

Mướp đắng xào thịt.
Theo y học cổ truyền, căn nguyên gây thần kinh suy nhược là do:

Tinh thần thương tổn: Do ức chế, tức giận, buồn bực, uất khí khiến gan rối loạn chức năng, kiềm chế lâu hóa hỏa, làm cho gan hỏa bốc lên thành viêm, tâm thần không yên.

Ăn uống thất thường: Do ăn uống không điều độ, tổn thương tỳ vị, làm cho tiêu hóa bị đình trệ, gây ra viêm nhiệt, khiến gan hỏa thượng viêm, tâm thần bất yên.

Thận âm bất túc: Do tình dục quá sức, thận âm hao tổn, âm dịch bất túc, không thể chuyển lên tới tim, khiến nước không kịp với lửa, tâm dương độc kháng. Nếu tâm hỏa tích tụ ở trong, không thể dẫn xuống tới thận. Tức là tâm thận bất giao, tâm thần bất an.

Tâm tỳ suy tổn: Suy tư mệt mỏi, thương tổn tâm tỳ, tim bị tổn thương thì huyết dần hao tổn; tỳ bị tổn thương thì chuyển hóa không đủ và rối loạn khiến máu thiếu và yếu. Hoặc sau khi bị bệnh, sức yếu, tâm huyết bất túc, khiến tâm thiếu dinh dưỡng, thần không giữ được ổn định. Do huyết hư nên không thể dưỡng tâm, tâm hư thì không thể dưỡng thần. Cho nên tâm thần bất an, không ngủ được yên giấc.

Tùy thể bệnh mà dùng món ăn thích ứng:

Thể can trệ hóa hỏa: Nóng vội dễ tức giận, tâm phiền dễ mất ngủ, lo lắng bất an, mắt đỏ miệng đắng, khát nước, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi chất đỏ mốc vàng, mạch huyền nhanh.

Trứng xào mướp đắng: Mướp đắng 250g, gừng 1 miếng, hành 1 cây, trứng gà 2 quả, dầu ăn 25ml.

Hành, gừng cạo rửa sạch, thái nhỏ, mướp đắng rửa sạch, thái sợi nhỏ, cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho mướp vào xào, cho gia vị vừa ăn, trứng đánh tơi, đổ vào xào cùng tới chín. Ăn với cơm.

Tim dê, hoa hồng nướng: Tim dê 1 quả, hoa hồng tươi 7g (khô 15g). Hoa hồng rửa sạch, tim dê thái nhỏ, dùng đũa tre xâu lại, ướp nước hoa hồng vào nướng nhiều lần cho thịt chín. Ăn với cơm.

Óc lợn hầm thiên ma: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Thiên ma rửa sạch, óc lợn bỏ màng ngoài và tia máu, rửa sạch. Tất cả bỏ vào nồi hoặc tô, đổ vào chút nước sôi, hầm cách thủy khoảng 2 giờ, cho gia vị vừa ăn.

Thể viêm nhiệt nội nhiễu: Mệt mỏi, nặng nề, tức ngực, nhiều chỗ bị viêm, ruột gan bồn chồn, khó thở, viêm họng, tâm phiền khó ngủ, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch trượt nhanh.

Tim lợn hầm vỏ quýt: Tim lợn 1 quả, vỏ quýt 1 miếng. Vỏ quýt rửa sạch, tim lợn rửa sạch. Tất cả bỏ vào tô cho chút nước sôi vào, hầm cách thủy 2 giờ. Cho gia vị vừa ăn.

Cháo bạch chỉ, phục linh, ý dĩ nhân: Bạch chỉ 10g, phục linh 30g, ý dĩ nhân 50g. Vỏ quýt 1 miếng.

Ý dĩ nhân ngâm nước nửa giờ, các vị khác bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi 30 phút, gạn nước bỏ bã cho ý dĩ nhân vào nấu cháo. Ăn nhạt hoặc cho chút muối đều được.

Chè đậu xanh, hải đới: Hải đới 60g, đậu xanh 120g, đường kính 50g. Hải đới ngâm nước, rửa sạch, thái sợi nhỏ, đậu xanh rửa sạch. Tất cả bỏ vào nồi, đổ vừa nước, hầm cho đậu nhừ; cho đường vào quậy đều, rồi đun sôi lên là ăn được.

Óc lợn hầm thiên ma.
Thể âm hư hỏa vượng: Tâm phiền mất ngủ, đầu váng tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô họng khan, hoặc miệng lưỡi bị lở, lưng đau, đùi mềm; đàn ông liệt dương, di tinh; đàn bà kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ ít mốc, mạch nhỏ nhanh.

Nước tuyết lê, bách hợp: Tuyết lê 1 quả, bách hợp 10g, đường phèn vừa ngọt. Tuyết lê rửa sạch, để cả vỏ thái hạt lựu, bách hợp rửa sạch cho vào nồi cùng tuyết lê, đổ vừa nước, đun sôi rồi cho đường phèn, quậy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi bách hợp nhừ là được.

Dương sâm nấu tổ yến, tuyết nhĩ: Tổ yến 30g, tuyết nhĩ 15g, tây dương sâm 15g. Tổ yến ngâm nước lạnh, nhặt bỏ lông, tạp chất, rồi rửa sạch. Tuyết nhĩ ngâm nước rồi rửa sạch, tây dương sâm rửa sạch. Tất cả bỏ vào tô, cho nước sôi vào hầm cách thủy 2 giờ, gia vị vừa ăn.

Canh trứng gà, bách hợp: Trứng gà 2 quả, bách hợp 60g. Bách hợp rửa sạch, đổ nước vào nấu cho nhừ; lòng đỏ trứng gà cho vào, đun sôi lên là được.

Tâm tỳ huyết hư: Khó ngủ hay mộng mị, dễ thức giấc, tâm thần uể oải, sắc mặt thiếu thần, tim đập không đều, dễ quên, đổ mồ hôi nhiều, thở gấp, kém ăn, tiêu phân sống lỏng, lưỡi chất nhạt, lợi lở, mốc bạc trắng, mạch nhỏ yếu.

Cháo tim lợn: Tim lợn 1 quả, gạo 50g. Tim lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ, ướp xì dầu, mì chính, gạo vo sạch bỏ vào nước luộc tim, nấu thành cháo. Khi cháo nhừ cho tim đã chuẩn bị vào, ăn mỗi ngày 1 bữa, liền trong 7 ngày.

Tim lợn hầm nhân sâm, đương quy: Tim lợn 1 quả, nhân sâm 10g, đương quy 10g. Nhân sâm, đương quy rửa sạch, thái mỏng, tim rửa sạch, mở ra cho sâm, quy vào trong, đặt trong liễn xứ, đổ nước sôi vào, hầm cách thuỷ 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn, ăn với cơm.

Canh trứng chim câu, táo tàu, câu kỷ: Trứng chim câu trắng 3 quả, câu kỷ tử 15g, táo tàu 3 quả. Câu kỷ tử, táo tàu bỏ hột; trứng chim câu luộc chín, bóc vỏ, bỏ vào nồi đổ vừa nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm khoảng 20 phút. Cho đường kính vừa ngọt, nấu sôi lên là được.

Phòng bệnh: Bệnh thần kinh suy nhược là một loại bệnh chức năng, thường do trí óc lao lực quá sức, tinh thần bị kích thích mạnh... khiến cho hệ thống trung khu thần kinh rối loạn chức năng mà thành bệnh. Do đó, người bệnh cần phải kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, sắp xếp công việc hợp lý, kết hợp ăn uống điều độ để trị bệnh.


(Lương y Hoài Vũ)