Sand
04-27-2010, 04:19 PM
===== > Thức uống:
- Sữa bắp:
Trái bắp có thể chế biến thành nhiều món như bắp hấp, bắp nướng, tách hạt làm bắp xào, bào mỏng nấu súp… Tuy nhiên, trong những ngày nóng bức này, có lẽ chế biến món sữa bắp thơm ngọt, mát lạnh là thú vị nhất.
Bào mỏng hạt 2 trái bắp sống, (không dùng bắp quá già, bắp Mỹ sẽ ngọt và có màu đẹp hơn Sữa bắp có thể uống nóng, rất thơm ngon; hoặc cho vào tủ lạnh, giữ được khoảng 3-4 ngày
Bào mỏng hạt 2 trái bắp sống, (không dùng bắp quá già, bắp Mỹ sẽ ngọt và có màu đẹp hơn). Cho bắp đã bào vào máy xay sinh tố với khỏang 400ml nước, xay nhuyễn. Lược qua rây, bỏ xác. Cho vào nồi nấu nhỏ lửa.
Khi sôi cho thêm 200ml sữa tươi có đường vào. (Có thể dùng sữa đặc có đường thay vì sữa tươi nhưng món sữa bắp của bạn sẽ không thể thơm ngon bằng dùng sữa tươi). Sôi lại, tắt bếp ngay. Nếu muốn uống ngọt, cho thêm chút đường tùy khẩu vị.
Sữa bắp có thể uống nóng, rất thơm ngon; hoặc cho vào tủ lạnh, giữ được khoảng 3-4 ngày.
Theo các tài liệu khoa học về dinh dưỡng, trong bắp có các vitamin C, A, chất xơ, carbohydrates, protein, đường, các chất chống oxy hóa và một số dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe.
- Chanh muối hòa thêm chút đường không chỉ là thức uống giải nhiệt ngon miệng mà còn có tác dụng chữa ho, viêm họng rất tốt cho sức khỏe của cả nhà bạn nữa đấy.
Nguyên liệu:
1kg chanh, chọn trái vừa, vỏ xanh tươi, 1,5 lít nước, 500 g muối hột
Dụng cụ :1 lọ thủy tinh lớn, 1 miếng gài giữ chanh
Thực hiện:
Cách sơ chế 1: chanh rửa sạch, phơi thật khô hay lau khô, không được để nước dính vào vì còn nước chanh dễ bị hỏng.
Cách sơ chế 2: khứa quả chanh hình chữ thập (xem ảnh) chanh chà vào rổ cho ra bớt vị đắng và the hoặc trần qua nước sôi, rửa lại nước lạnh, phơi khô.
- Nấu nước muối hột cho tan (không nấu trong nồi nhôm sẽ bị đen nồi), để nước muối nguội, sau đó lọc bỏ cặn.
- Cho chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối vào cho ngập chanh, dùng miếng gài không cho chanh nổi lên, đậy kín lại đem phơi nắng (để ở chỗ không bị nước mưa vào, nếu không dễ bị hỏng). Để 1 tháng sau thấy chanh chìm là được.
Cách pha nước chanh muối:
¼ miếng chanh muối, 1 muỗng cà phê nước của chanh muối, 3 muỗng café đường, 1/3 ly nước lọc, hòa lại cho tan sau đó cho đá lạnh vào. Trang trí bằng 1 miếng chanh tươi gài miệng ly. Lưu ý: Dùng muỗng sạch và khô để múc chanh muối.
-------------------------------------------------
Dưa gang (miền Bắc gọi là dưa bở) tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Trái dưa non làm rau ăn sống, nấu canh, muối, ngâm giấm...; dưa chín ăn với đường hoặc dưa gang chín ướp đá và sinh tố dưa gang.
Dưa gang ướp đá:
Món này làm rất dễ. Dưa gang chọn những trái già, to tròn, cầm nặng tay (cơm dầy), vỏ trái dưa nứt nhiều (dưa sáp, thịt dẻo ngon). Dùng tay ấn nhẹ, thấy dưa mềm và có mùi thơm thoang thoảng là được.
Gọt vỏ, bỏ hạt, xắt dưa thành từng viên cỡ con cờ, cho vào dĩa. Cho đường cát + sữa đặc vào (ngọt ít nhiều tùy khẩu vị).
Bào nước đá bỏ lên. Có thể thêm một ít si-rô cho có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn.
Sinh tố dưa gang:
Dưa gang gọt vỏ, bỏ hạt, xắt từng miếng nhỏ cho vào cối xay sinh tố với một ít nước, xay nhuyễn. Cho đường + sữa tươi (hay sữa đặc) vào. Cuối cùng là cho đá bào vào, đổ ra ly.
Trong những ngày hè nóng nực, còn gì thú vị bằng ăn một dĩa dưa gang ướp đá hay uống một ly sinh tố dưa gang. Mùi thơm đặc trưng của dưa, chất bột mịn, bở tan trong miệng hòa lẫn vị ngọt, béo của sữa xua tan mọi cảm giác khó chịu của tiết trời oi bức.
Mách bạn: Theo Đông y, dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu. Trong những ngày hè, ăn dưa có thể phòng ngừa được cảm nắng. Theo các nhà khoa học, trong dưa gang có: 95% nước, 0,60% protid, 0,11% lipid, 3,72% glucid, 0,33% cellulose…, một số vitamin (A,B,C…) và các khoáng chất khác.
--------------------------
Chè củ năng giả hột lựu
Nguyên liệu và cách làm:
- Nấu tan một lít nước/350g đường. Giữ lửa nhỏ cho sôi nhẹ.
- 200g bột năng khô, rây lưới, vá lưới, vài múi mít chín cắt sợi.
- Màu thực phẩm tùy chọn xanh đỏ, pha loãng vài giọt với 1/3 chén nước hoặc ít hơn cho đậm màu.
- 300g củ năng gọt vỏ, cắt hột lựu lớn, chia ra vài phần theo số màu muốn làm, thả ngâm mỗi phần trong mỗi chén nước màu cho thấm, trước khi chế biến, vớt ra làm ngay, không để ráo nước màu.
- Cho riêng mỗi phần củ năng nhuộm màu vào rây, rắc từng ít bột năng vào rồi lắc nhẹ cho củ năng bám đều bột.
- Thả từ từ một ít củ năng đã tẩm bột vào nước đường đang sôi, vừa thả vào vừa khuấy nhẹ tay, thấy phần bột áo viên củ năn trở trong thì dùng vá lưới vớt ra liền, không luộc lâu, để riêng rồi mới thả đợt khác vào.
- Làm hết phần củ năng, thả mít cắt sợi vào nước đường, ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp, để nguội, chia ra chén, thả củ năng vào.
- Sau khi luộc củ năng, nếu thấy nước đường dây màu không đẹp thì tùy ý lọc lược lại qua một túi vải hoặc nấu mẻ nước đường mới, thả củ năng, mít chín... vào, món chè sẽ đẹp mắt hơn.
- Tùy thích thay nước đường bằng cách pha sữa đặc có đường với nước sôi, để nguội, thêm ít nạc sầu riêng đánh nhuyễn.
===========================================
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể khó chịu. Với thời tiết này, việc ăn uống cần chú trọng về: thanh nhiệt tiêu thử (làm mát, chống say nóng); và kiện tỳ ích khí...
Cần chọn những món ăn có vị nhạt, tính mát, ít béo, có tính năng trợ giúp tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể như các món dưới đây:
1. Khổ qua dồn thịt
Nguyên liệu:
2 trái khổ qua, 200g thịt nạc heo, 2 quả trứng gà, gừng băm nhuyễn, nước bột năng, gia vị.
Cách làm:
Khổ qua rửa sạch, cắt thành 4 khúc, móc bỏ ruột. Thịt nạc rửa sạch, cho vào máy xay, đập vào trứng gà, gia vị, gừng nhuyễn, nước bột năng nhào trộn đều. Đưa hỗn hợp nhân này vào lòng khổ qua, rồi nấu (hay hấp) chín.
Món này có công hiệu: giúp thanh mát giải nhiệt, thanh tâm sáng mắt. Thích hợp dùng cho các chứng choáng váng hoa mắt, mắt đỏ, ung nhọt do thời tiết nóng nhiệt gây ra.
2. Vịt nấu dưa leo
+ Nguyên liệu: Dưa leo 0,5 kg, thịt vịt 0,5 kg, sung 8 quả, vị thuốc khiếm thực 30g, dầu ăn, gia vị...
+ Cách làm: Khiếm thực, sung rửa sạch. Dưa leo rửa sạch, bổ làm đôi, bỏ ruột và vỏ, cắt lát to. Vịt làm sạch, trụng qua nước sôi.
Cho nồi lên bếp, đổ vào 3 lít nước, nấu sôi với lửa mạnh. Rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, nấu với lửa mạnh nửa giờ, rồi chuyển hạ nhỏ lửa nấu tiếp 1 giờ nữa.
Nêm nếm gia vị vừa dùng.
Món này có công hiệu: tư âm nhuận phổi, thanh nhiệt trừ thấp, kiện tỳ dưỡng vị, nhuận da dưỡng nhan.
Thích hợp dùng khi nắng nóng, người tỳ vị hư nhược, cơ da mất dưỡng, da khô, kém ăn, họng khô, hồi hộp mất ngủ, táo bón, mệt mỏi yếu sức, sắc mặt không sáng... Không dùng chung với ba ba; người đang cảm mạo phát sốt, tiêu chảy cũng không dùng.
3. Canh mướp nấu hạt sen
Nguyên liệu: 400g mướp, 40g hạt sen, cùng gừng, hành, dầu ăn, gia vị.
Cách làm:
Hạt sen bỏ lõi rửa sạch; mướp gọt vỏ, cắt lát; gừng băm nhuyễn; hành rửa sạch cắt đoạn. Cho chảo lên bếp với lửa mạnh, đổ dầu ăn vào, thêm gừng, hành phi thơm, rồi đổ nước vừa đủ, đun sôi, thêm hạt sen, chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 1 giờ, khi hạt sen mềm, thì cho mướp vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Món này có công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tư bổ tỳ vị, dưỡng nhan làm đẹp. Thích hợp dùng khi nắng nóng viêm nhiệt, tỳ vị bất ổn, dẫn đến lông tóc, cơ da mất dưỡng.
4. Cật heo xào mè đen, quả óc chó
Nguyên liệu: 25g quả óc chó, 25g mè đen, một cái cật heo, cùng gừng, hành, rượu, dầu ăn, gia vị...
Cách làm:
Lấy dầu chiên quả óc chó; cật heo bổ ra, lạng bỏ màng gân, thái khía; gừng rửa sạch gọt vỏ; hành rửa sạch, cắt đoạn; mè đen rang thơm bằng lửa nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn, cho gừng, hành phi thơm, cho cật heo, rượu vào xào chín, thêm quả óc chó, mè, gia vị.
Món này có công hiệu: bổ thận ôn phế, an thần kiện thân, làm đẹp dưỡng nhan. Thích hợp dùng cho người choáng váng, hay quên, mất ngủ, lông tóc vàng, thô trong lúc tiết trời nắng nóng.
- Sữa bắp:
Trái bắp có thể chế biến thành nhiều món như bắp hấp, bắp nướng, tách hạt làm bắp xào, bào mỏng nấu súp… Tuy nhiên, trong những ngày nóng bức này, có lẽ chế biến món sữa bắp thơm ngọt, mát lạnh là thú vị nhất.
Bào mỏng hạt 2 trái bắp sống, (không dùng bắp quá già, bắp Mỹ sẽ ngọt và có màu đẹp hơn Sữa bắp có thể uống nóng, rất thơm ngon; hoặc cho vào tủ lạnh, giữ được khoảng 3-4 ngày
Bào mỏng hạt 2 trái bắp sống, (không dùng bắp quá già, bắp Mỹ sẽ ngọt và có màu đẹp hơn). Cho bắp đã bào vào máy xay sinh tố với khỏang 400ml nước, xay nhuyễn. Lược qua rây, bỏ xác. Cho vào nồi nấu nhỏ lửa.
Khi sôi cho thêm 200ml sữa tươi có đường vào. (Có thể dùng sữa đặc có đường thay vì sữa tươi nhưng món sữa bắp của bạn sẽ không thể thơm ngon bằng dùng sữa tươi). Sôi lại, tắt bếp ngay. Nếu muốn uống ngọt, cho thêm chút đường tùy khẩu vị.
Sữa bắp có thể uống nóng, rất thơm ngon; hoặc cho vào tủ lạnh, giữ được khoảng 3-4 ngày.
Theo các tài liệu khoa học về dinh dưỡng, trong bắp có các vitamin C, A, chất xơ, carbohydrates, protein, đường, các chất chống oxy hóa và một số dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe.
- Chanh muối hòa thêm chút đường không chỉ là thức uống giải nhiệt ngon miệng mà còn có tác dụng chữa ho, viêm họng rất tốt cho sức khỏe của cả nhà bạn nữa đấy.
Nguyên liệu:
1kg chanh, chọn trái vừa, vỏ xanh tươi, 1,5 lít nước, 500 g muối hột
Dụng cụ :1 lọ thủy tinh lớn, 1 miếng gài giữ chanh
Thực hiện:
Cách sơ chế 1: chanh rửa sạch, phơi thật khô hay lau khô, không được để nước dính vào vì còn nước chanh dễ bị hỏng.
Cách sơ chế 2: khứa quả chanh hình chữ thập (xem ảnh) chanh chà vào rổ cho ra bớt vị đắng và the hoặc trần qua nước sôi, rửa lại nước lạnh, phơi khô.
- Nấu nước muối hột cho tan (không nấu trong nồi nhôm sẽ bị đen nồi), để nước muối nguội, sau đó lọc bỏ cặn.
- Cho chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối vào cho ngập chanh, dùng miếng gài không cho chanh nổi lên, đậy kín lại đem phơi nắng (để ở chỗ không bị nước mưa vào, nếu không dễ bị hỏng). Để 1 tháng sau thấy chanh chìm là được.
Cách pha nước chanh muối:
¼ miếng chanh muối, 1 muỗng cà phê nước của chanh muối, 3 muỗng café đường, 1/3 ly nước lọc, hòa lại cho tan sau đó cho đá lạnh vào. Trang trí bằng 1 miếng chanh tươi gài miệng ly. Lưu ý: Dùng muỗng sạch và khô để múc chanh muối.
-------------------------------------------------
Dưa gang (miền Bắc gọi là dưa bở) tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Trái dưa non làm rau ăn sống, nấu canh, muối, ngâm giấm...; dưa chín ăn với đường hoặc dưa gang chín ướp đá và sinh tố dưa gang.
Dưa gang ướp đá:
Món này làm rất dễ. Dưa gang chọn những trái già, to tròn, cầm nặng tay (cơm dầy), vỏ trái dưa nứt nhiều (dưa sáp, thịt dẻo ngon). Dùng tay ấn nhẹ, thấy dưa mềm và có mùi thơm thoang thoảng là được.
Gọt vỏ, bỏ hạt, xắt dưa thành từng viên cỡ con cờ, cho vào dĩa. Cho đường cát + sữa đặc vào (ngọt ít nhiều tùy khẩu vị).
Bào nước đá bỏ lên. Có thể thêm một ít si-rô cho có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn.
Sinh tố dưa gang:
Dưa gang gọt vỏ, bỏ hạt, xắt từng miếng nhỏ cho vào cối xay sinh tố với một ít nước, xay nhuyễn. Cho đường + sữa tươi (hay sữa đặc) vào. Cuối cùng là cho đá bào vào, đổ ra ly.
Trong những ngày hè nóng nực, còn gì thú vị bằng ăn một dĩa dưa gang ướp đá hay uống một ly sinh tố dưa gang. Mùi thơm đặc trưng của dưa, chất bột mịn, bở tan trong miệng hòa lẫn vị ngọt, béo của sữa xua tan mọi cảm giác khó chịu của tiết trời oi bức.
Mách bạn: Theo Đông y, dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu. Trong những ngày hè, ăn dưa có thể phòng ngừa được cảm nắng. Theo các nhà khoa học, trong dưa gang có: 95% nước, 0,60% protid, 0,11% lipid, 3,72% glucid, 0,33% cellulose…, một số vitamin (A,B,C…) và các khoáng chất khác.
--------------------------
Chè củ năng giả hột lựu
Nguyên liệu và cách làm:
- Nấu tan một lít nước/350g đường. Giữ lửa nhỏ cho sôi nhẹ.
- 200g bột năng khô, rây lưới, vá lưới, vài múi mít chín cắt sợi.
- Màu thực phẩm tùy chọn xanh đỏ, pha loãng vài giọt với 1/3 chén nước hoặc ít hơn cho đậm màu.
- 300g củ năng gọt vỏ, cắt hột lựu lớn, chia ra vài phần theo số màu muốn làm, thả ngâm mỗi phần trong mỗi chén nước màu cho thấm, trước khi chế biến, vớt ra làm ngay, không để ráo nước màu.
- Cho riêng mỗi phần củ năng nhuộm màu vào rây, rắc từng ít bột năng vào rồi lắc nhẹ cho củ năng bám đều bột.
- Thả từ từ một ít củ năng đã tẩm bột vào nước đường đang sôi, vừa thả vào vừa khuấy nhẹ tay, thấy phần bột áo viên củ năn trở trong thì dùng vá lưới vớt ra liền, không luộc lâu, để riêng rồi mới thả đợt khác vào.
- Làm hết phần củ năng, thả mít cắt sợi vào nước đường, ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp, để nguội, chia ra chén, thả củ năng vào.
- Sau khi luộc củ năng, nếu thấy nước đường dây màu không đẹp thì tùy ý lọc lược lại qua một túi vải hoặc nấu mẻ nước đường mới, thả củ năng, mít chín... vào, món chè sẽ đẹp mắt hơn.
- Tùy thích thay nước đường bằng cách pha sữa đặc có đường với nước sôi, để nguội, thêm ít nạc sầu riêng đánh nhuyễn.
===========================================
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể khó chịu. Với thời tiết này, việc ăn uống cần chú trọng về: thanh nhiệt tiêu thử (làm mát, chống say nóng); và kiện tỳ ích khí...
Cần chọn những món ăn có vị nhạt, tính mát, ít béo, có tính năng trợ giúp tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể như các món dưới đây:
1. Khổ qua dồn thịt
Nguyên liệu:
2 trái khổ qua, 200g thịt nạc heo, 2 quả trứng gà, gừng băm nhuyễn, nước bột năng, gia vị.
Cách làm:
Khổ qua rửa sạch, cắt thành 4 khúc, móc bỏ ruột. Thịt nạc rửa sạch, cho vào máy xay, đập vào trứng gà, gia vị, gừng nhuyễn, nước bột năng nhào trộn đều. Đưa hỗn hợp nhân này vào lòng khổ qua, rồi nấu (hay hấp) chín.
Món này có công hiệu: giúp thanh mát giải nhiệt, thanh tâm sáng mắt. Thích hợp dùng cho các chứng choáng váng hoa mắt, mắt đỏ, ung nhọt do thời tiết nóng nhiệt gây ra.
2. Vịt nấu dưa leo
+ Nguyên liệu: Dưa leo 0,5 kg, thịt vịt 0,5 kg, sung 8 quả, vị thuốc khiếm thực 30g, dầu ăn, gia vị...
+ Cách làm: Khiếm thực, sung rửa sạch. Dưa leo rửa sạch, bổ làm đôi, bỏ ruột và vỏ, cắt lát to. Vịt làm sạch, trụng qua nước sôi.
Cho nồi lên bếp, đổ vào 3 lít nước, nấu sôi với lửa mạnh. Rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, nấu với lửa mạnh nửa giờ, rồi chuyển hạ nhỏ lửa nấu tiếp 1 giờ nữa.
Nêm nếm gia vị vừa dùng.
Món này có công hiệu: tư âm nhuận phổi, thanh nhiệt trừ thấp, kiện tỳ dưỡng vị, nhuận da dưỡng nhan.
Thích hợp dùng khi nắng nóng, người tỳ vị hư nhược, cơ da mất dưỡng, da khô, kém ăn, họng khô, hồi hộp mất ngủ, táo bón, mệt mỏi yếu sức, sắc mặt không sáng... Không dùng chung với ba ba; người đang cảm mạo phát sốt, tiêu chảy cũng không dùng.
3. Canh mướp nấu hạt sen
Nguyên liệu: 400g mướp, 40g hạt sen, cùng gừng, hành, dầu ăn, gia vị.
Cách làm:
Hạt sen bỏ lõi rửa sạch; mướp gọt vỏ, cắt lát; gừng băm nhuyễn; hành rửa sạch cắt đoạn. Cho chảo lên bếp với lửa mạnh, đổ dầu ăn vào, thêm gừng, hành phi thơm, rồi đổ nước vừa đủ, đun sôi, thêm hạt sen, chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 1 giờ, khi hạt sen mềm, thì cho mướp vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Món này có công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tư bổ tỳ vị, dưỡng nhan làm đẹp. Thích hợp dùng khi nắng nóng viêm nhiệt, tỳ vị bất ổn, dẫn đến lông tóc, cơ da mất dưỡng.
4. Cật heo xào mè đen, quả óc chó
Nguyên liệu: 25g quả óc chó, 25g mè đen, một cái cật heo, cùng gừng, hành, rượu, dầu ăn, gia vị...
Cách làm:
Lấy dầu chiên quả óc chó; cật heo bổ ra, lạng bỏ màng gân, thái khía; gừng rửa sạch gọt vỏ; hành rửa sạch, cắt đoạn; mè đen rang thơm bằng lửa nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn, cho gừng, hành phi thơm, cho cật heo, rượu vào xào chín, thêm quả óc chó, mè, gia vị.
Món này có công hiệu: bổ thận ôn phế, an thần kiện thân, làm đẹp dưỡng nhan. Thích hợp dùng cho người choáng váng, hay quên, mất ngủ, lông tóc vàng, thô trong lúc tiết trời nắng nóng.