11111
04-20-2010, 08:22 PM
Vai trò người đàn ông trong gia đình thời nay đã khác xưa rất nhiều, bởi phụ nữ đã được trọng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Làm chồng thời @
(Ảnh minh họa)
Hơn thế, phụ nữ dễ kiếm việc làm hơn và với sự cần mẫn sẵn có, họ khó thất nghiệp hơn. Công việc thì bình đẳng, không phân biệt giới tính, nên họ cũng làm ca, cũng họp, cũng đi đêm về hôm. Và thế là con cái, nhà cửa giao lại cho... bạn đời.
Chị Hà làm theo ca: sáng từ 7 giờ đến 17 giờ, hoặc chiều từ 15 giờ đến 22 giờ, làm cả thứ bảy, chủ nhật, nên từ ngày chị đi làm, việc bếp núc trở nên bê trễ. Chồng chị, anh Tâm kể: "Những bữa canh nóng cơm dẻo của gia đình tôi nay đã thành ăn tạm cho qua bữa, thức ăn đóng hộp trở thành "quân chủ lực". Mỗi lần thấy vợ nhờ mở đồ hộp là "ốc ác nổi đầy mình". Để có chút "tươi tắn", anh Tâm đành tự giác đi chợ mỗi khi vợ làm ca sáng. Giờ anh mới hiểu, để có một bữa cơm, phải mất bao mồ hôi và cả chất xám!
Sáng sớm, anh phóng xe ra chợ mua thực phẩm, về nhà sơ chế, bỏ vô tủ lạnh rồi chạy lên công ty, trưa về hì hụi nấu cho hai cha con ăn. Chiều anh cũng nấu nấu nướng nướng, nhưng có khi đứa con lắc đầu nguầy nguậy, miệng nói "hông nhon!". Làm riết, trăm hay không bằng tay quen, rồi thằng bé con cũng khen "nhon". Anh kể: "Công việc bếp núc tôi phụ trách khoảng 50%. Tôi phải luôn kết hợp theo kiểu hai-ba trong một. Ví dụ đi công tác Kiên Giang thì tôi mua mực khô, tôm khô, nước mắm, cá tươi về. Khi nào bí quá, tôi điện thoại nhờ... mẹ chỉ cách chế biến. Tôi chỉ được nghỉ "dưỡng sức" khi vợ làm ca chiều, lúc ấy thì có thể ngồi đọc báo, xem phim như trước".
Nếu như anh Tâm trở thành "Tâm can cook" vì không nuốt nổi đồ hộp thì anh Thanh lại tự nguyện đứng bếp. Anh tâm sự: "Lan, vợ tôi, không thích đi làm nhưng ở nhà cũng không xong. Cô ấy "ôm" phim bộ dành cho các bà nội trợ nên hết khóc lóc lại mơ mộng, rồi đầu óc mụ mị, ghen bóng ghen gió. Từ khi đi làm, cô ấy trở nên tự tin, lo cho gia đình rất chu đáo. Thu nhập của cô ấy chẳng đáng là bao, nhưng chuyện cô ấy đi làm là một cách "giải áp" không khí gia đình tuyệt vời. Còn tôi, giữ lời hứa giúp vợ làm việc nhà nên cũng trở nên gắn bó với gia đình hơn. Chia sẻ công việc với vợ mới thấy sao nhiều việc không tên quá, hai từ nội trợ đúng là ẩn chứa nhiều cơ cực"
"Thời này làm đàn ông chua lắm" - anh Sơn, kiến trúc sư - phàn nàn. Anh vừa lo việc cơ quan vừa chịu trách nhiệm đưa đón hai cô con gái. Chuyện bắt đầu vào một buổi anh đang "chén thù, chén tạc" cùng đồng nghiệp thì: "Alô! Anh đón con giùm em. Em tưởng họp ngắn thôi không ngờ kéo dài đến giờ này chưa xong. Mãi lo báo cáo, ghi biên bản em quên mất con"... Tiếp theo là khóc rấm rứt của vợ. Chỉ nghe vậy là hồn vía lên mây, anh vội chạy đi đón con. "Đến nơi thấy con mình thật tội: Cô giáo dạy thêm đã về từ hồi nào, con bé đứng xớ rớ trước cửa nhà mà cô giáo mướn để dạy. Thấy cô con gái yêu mới 9 tuổi phải "chịu trận" mấy tiếng đồng hồ lo lắng sợ sệt, bụng đói meo, tôi xót con quá! Cũng từ đó, tôi bắt đầu để ý đến gia đình hơn, phụ vợ phơi quần áo buổi sáng, gấp quần áo buổi chiều... Biết vợ ít có thời gian giải trí, mỗi lần ti vi có phim tình cảm hay hay là tôi khéo léo giới thiệu để vợ "bắt nhịp" vào phim cho dễ. Trong lúc vợ xem phim, tôi xuống rửa chén bát. Kể cũng lạ, việc nhà là việc chung mà mình làm việc gì cũng mang tiếng là "làm giùm vợ". Thế mới thấy phe ta ăn hiếp vợ hết chỗ chê nhưng vẫn hô hào: Nhất vợ nhì trời".
Mái ấm ngày nay đã có sự góp tay của quý ông, tuy chưa phổ biến nhưng cũng khá nhiều. Bạn cứ nhìn trên đường phố hoặc trường học, sẽ thấy hình ảnh nhiều quý ông đưa đón con, chờ con, đẩy xe mua hàng trong siêu thị, bế con cho vợ thong thả mua sắm...
Theo Phụ nữ TP HCM
Làm chồng thời @
(Ảnh minh họa)
Hơn thế, phụ nữ dễ kiếm việc làm hơn và với sự cần mẫn sẵn có, họ khó thất nghiệp hơn. Công việc thì bình đẳng, không phân biệt giới tính, nên họ cũng làm ca, cũng họp, cũng đi đêm về hôm. Và thế là con cái, nhà cửa giao lại cho... bạn đời.
Chị Hà làm theo ca: sáng từ 7 giờ đến 17 giờ, hoặc chiều từ 15 giờ đến 22 giờ, làm cả thứ bảy, chủ nhật, nên từ ngày chị đi làm, việc bếp núc trở nên bê trễ. Chồng chị, anh Tâm kể: "Những bữa canh nóng cơm dẻo của gia đình tôi nay đã thành ăn tạm cho qua bữa, thức ăn đóng hộp trở thành "quân chủ lực". Mỗi lần thấy vợ nhờ mở đồ hộp là "ốc ác nổi đầy mình". Để có chút "tươi tắn", anh Tâm đành tự giác đi chợ mỗi khi vợ làm ca sáng. Giờ anh mới hiểu, để có một bữa cơm, phải mất bao mồ hôi và cả chất xám!
Sáng sớm, anh phóng xe ra chợ mua thực phẩm, về nhà sơ chế, bỏ vô tủ lạnh rồi chạy lên công ty, trưa về hì hụi nấu cho hai cha con ăn. Chiều anh cũng nấu nấu nướng nướng, nhưng có khi đứa con lắc đầu nguầy nguậy, miệng nói "hông nhon!". Làm riết, trăm hay không bằng tay quen, rồi thằng bé con cũng khen "nhon". Anh kể: "Công việc bếp núc tôi phụ trách khoảng 50%. Tôi phải luôn kết hợp theo kiểu hai-ba trong một. Ví dụ đi công tác Kiên Giang thì tôi mua mực khô, tôm khô, nước mắm, cá tươi về. Khi nào bí quá, tôi điện thoại nhờ... mẹ chỉ cách chế biến. Tôi chỉ được nghỉ "dưỡng sức" khi vợ làm ca chiều, lúc ấy thì có thể ngồi đọc báo, xem phim như trước".
Nếu như anh Tâm trở thành "Tâm can cook" vì không nuốt nổi đồ hộp thì anh Thanh lại tự nguyện đứng bếp. Anh tâm sự: "Lan, vợ tôi, không thích đi làm nhưng ở nhà cũng không xong. Cô ấy "ôm" phim bộ dành cho các bà nội trợ nên hết khóc lóc lại mơ mộng, rồi đầu óc mụ mị, ghen bóng ghen gió. Từ khi đi làm, cô ấy trở nên tự tin, lo cho gia đình rất chu đáo. Thu nhập của cô ấy chẳng đáng là bao, nhưng chuyện cô ấy đi làm là một cách "giải áp" không khí gia đình tuyệt vời. Còn tôi, giữ lời hứa giúp vợ làm việc nhà nên cũng trở nên gắn bó với gia đình hơn. Chia sẻ công việc với vợ mới thấy sao nhiều việc không tên quá, hai từ nội trợ đúng là ẩn chứa nhiều cơ cực"
"Thời này làm đàn ông chua lắm" - anh Sơn, kiến trúc sư - phàn nàn. Anh vừa lo việc cơ quan vừa chịu trách nhiệm đưa đón hai cô con gái. Chuyện bắt đầu vào một buổi anh đang "chén thù, chén tạc" cùng đồng nghiệp thì: "Alô! Anh đón con giùm em. Em tưởng họp ngắn thôi không ngờ kéo dài đến giờ này chưa xong. Mãi lo báo cáo, ghi biên bản em quên mất con"... Tiếp theo là khóc rấm rứt của vợ. Chỉ nghe vậy là hồn vía lên mây, anh vội chạy đi đón con. "Đến nơi thấy con mình thật tội: Cô giáo dạy thêm đã về từ hồi nào, con bé đứng xớ rớ trước cửa nhà mà cô giáo mướn để dạy. Thấy cô con gái yêu mới 9 tuổi phải "chịu trận" mấy tiếng đồng hồ lo lắng sợ sệt, bụng đói meo, tôi xót con quá! Cũng từ đó, tôi bắt đầu để ý đến gia đình hơn, phụ vợ phơi quần áo buổi sáng, gấp quần áo buổi chiều... Biết vợ ít có thời gian giải trí, mỗi lần ti vi có phim tình cảm hay hay là tôi khéo léo giới thiệu để vợ "bắt nhịp" vào phim cho dễ. Trong lúc vợ xem phim, tôi xuống rửa chén bát. Kể cũng lạ, việc nhà là việc chung mà mình làm việc gì cũng mang tiếng là "làm giùm vợ". Thế mới thấy phe ta ăn hiếp vợ hết chỗ chê nhưng vẫn hô hào: Nhất vợ nhì trời".
Mái ấm ngày nay đã có sự góp tay của quý ông, tuy chưa phổ biến nhưng cũng khá nhiều. Bạn cứ nhìn trên đường phố hoặc trường học, sẽ thấy hình ảnh nhiều quý ông đưa đón con, chờ con, đẩy xe mua hàng trong siêu thị, bế con cho vợ thong thả mua sắm...
Theo Phụ nữ TP HCM